vermouth
Thanh viên kỳ cựu
Muốn làm ông chủ, đừng sợ thất bại! Dưới đây là bài chia sẻ kinh nghiệm của Robert Kiyosaki, tác giả của hàng loạt cuốn sách mang tên “Rich Dad”, ông hiện là nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và nhà giáo dục. Những tầm nhìn ra trông rộng của ông đã góp phần làm thay đổi lối suy nghĩ về tiền bạc và đầu tư của không ít người.
Thất bại nhiều khi lại có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng
Đầu những năm 80, khi công việc kinh doanh lớn đầu tiên của tôi thất bại, tôi nghĩ rằng tôi là người ngu ngốc nhất quả đất này. Nhưng chính từ sự thất bại và các cuộc gọi của các chủ nợ đã làm tôi nung nấu ý chí buộc phải trở thành chủ doanh nghiệp. Ngay cả khi tôi muốn quay lại công việc cũ.
Nhưng thay vì trách cứ tôi vì thất bại, ông bố giàu có của tôi đã dành tặng tôi một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời: “Con thật may mắn vì đã thất bại. Bây giờ con có cơ hội để học cách biến vận rủi thành vận may. Nếu con có thể làm được điều đó, con sẽ có một cuộc sống ngày càng may mắn hơn.”
Dưới đây là ba điều then chốt để biến vận rủi thành vận may mà ông đã truyền đạt lại cho tôi:
1. Đừng đổ lỗi
Khi bố tôi hỏi tôi: “Con có biết, con đã làm sai điều gì?”, điều đầu tiên tôi làm đó là đổ lỗi cho các đối tác và nền kinh tế. Ngay lập tức, ông ấy nói: “Đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai vì sự thất bại của mình.”
Tôi đáp lại: “Nhưng đó là lỗi của họ.”
Bố tôi lắc đầu nói tiếp: “Nếu con đổ lỗi cho ai đó, con sẽ không bao giờ học hỏi được từ những sai lầm của mình. Nếu con đổ lỗi cho họ tức là con đang để tuột mất sức mạnh của chính mình.” Và bạn cũng hãy nhớ rằng, trong đấu trường kinh doanh này, không có ai là nạn nhân, mà chỉ có người tự nguyện. Và bạn chính là người tự nguyện trở thành một chủ doanh nghiệp.
2.Gặp gỡ đối tác mới
Bố tôi từng nói: “Trong mọi công việc kinh doanh không suôn sẻ, bố đã luôn gặp những người tốt. Một số trong số họ đã trở thành đối tác mới.” Và hiện giờ thì tôi ghét hai trong số những đối tác làm ăn của mình, với tôi để hiểu được câu nói này của ông không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, tôi vẫn khắc ghi lời khuyên của ông và bắt đầu xem xét, sàng lọc mọi thứ từ sự thất bại trước.
Cho đến giờ, một trong những người bạn tốt nhất của tôi có được cũng từ sự thất bại trong kinh doanh đó. Trong đống đổ nát của những thất bại kinh doanh khác, tôi đã gặp đối tác hiện nay trong lĩnh vực bất động sản và một đối tác nữa trong công việc kinh doanh chuyển nhượng. Nếu không có những thất bại này, tôi sẽ không thể gặp được những chủ doanh nghiệp có thể làm bạn và tiếp tục cùng nhau kiếm hàng triệu đô la với họ.
3. Nghiên cứu sai lầm
Bố tôi từng dạy: “Sai lầm là vô giá, hãy nghiên cứu chúng, học hỏi và tận dụng chúng.”
Một lần nữa, lời dạy này lại không dễ với tôi chút nào. Những lúc nổi cáu và cùng đường, tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi những lỗi lầm của bản thân. Nhưng thay vì chạy trốn khỏi nó, tôi đã quay lại nhà máy của mình, nghiên cứu sai lầm của chính tôi và “cải tử hoàn sinh” cho doanh nghiệp.
Đây chính là bí kíp làm thế nào để biến vận rủi của mình thành vận may. Hãy nhớ rằng, mắc sai lầm và trở nên thông minh hơn là công việc của một chủ doanh nghiệp, còn không mắc lỗi lầm chỉ là công việc của một nhân viên.
Thất bại nhiều khi lại có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng
Đầu những năm 80, khi công việc kinh doanh lớn đầu tiên của tôi thất bại, tôi nghĩ rằng tôi là người ngu ngốc nhất quả đất này. Nhưng chính từ sự thất bại và các cuộc gọi của các chủ nợ đã làm tôi nung nấu ý chí buộc phải trở thành chủ doanh nghiệp. Ngay cả khi tôi muốn quay lại công việc cũ.
Nhưng thay vì trách cứ tôi vì thất bại, ông bố giàu có của tôi đã dành tặng tôi một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời: “Con thật may mắn vì đã thất bại. Bây giờ con có cơ hội để học cách biến vận rủi thành vận may. Nếu con có thể làm được điều đó, con sẽ có một cuộc sống ngày càng may mắn hơn.”
Dưới đây là ba điều then chốt để biến vận rủi thành vận may mà ông đã truyền đạt lại cho tôi:
1. Đừng đổ lỗi
Khi bố tôi hỏi tôi: “Con có biết, con đã làm sai điều gì?”, điều đầu tiên tôi làm đó là đổ lỗi cho các đối tác và nền kinh tế. Ngay lập tức, ông ấy nói: “Đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai vì sự thất bại của mình.”
Tôi đáp lại: “Nhưng đó là lỗi của họ.”
Bố tôi lắc đầu nói tiếp: “Nếu con đổ lỗi cho ai đó, con sẽ không bao giờ học hỏi được từ những sai lầm của mình. Nếu con đổ lỗi cho họ tức là con đang để tuột mất sức mạnh của chính mình.” Và bạn cũng hãy nhớ rằng, trong đấu trường kinh doanh này, không có ai là nạn nhân, mà chỉ có người tự nguyện. Và bạn chính là người tự nguyện trở thành một chủ doanh nghiệp.
2.Gặp gỡ đối tác mới
Bố tôi từng nói: “Trong mọi công việc kinh doanh không suôn sẻ, bố đã luôn gặp những người tốt. Một số trong số họ đã trở thành đối tác mới.” Và hiện giờ thì tôi ghét hai trong số những đối tác làm ăn của mình, với tôi để hiểu được câu nói này của ông không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, tôi vẫn khắc ghi lời khuyên của ông và bắt đầu xem xét, sàng lọc mọi thứ từ sự thất bại trước.
Cho đến giờ, một trong những người bạn tốt nhất của tôi có được cũng từ sự thất bại trong kinh doanh đó. Trong đống đổ nát của những thất bại kinh doanh khác, tôi đã gặp đối tác hiện nay trong lĩnh vực bất động sản và một đối tác nữa trong công việc kinh doanh chuyển nhượng. Nếu không có những thất bại này, tôi sẽ không thể gặp được những chủ doanh nghiệp có thể làm bạn và tiếp tục cùng nhau kiếm hàng triệu đô la với họ.
3. Nghiên cứu sai lầm
Bố tôi từng dạy: “Sai lầm là vô giá, hãy nghiên cứu chúng, học hỏi và tận dụng chúng.”
Một lần nữa, lời dạy này lại không dễ với tôi chút nào. Những lúc nổi cáu và cùng đường, tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi những lỗi lầm của bản thân. Nhưng thay vì chạy trốn khỏi nó, tôi đã quay lại nhà máy của mình, nghiên cứu sai lầm của chính tôi và “cải tử hoàn sinh” cho doanh nghiệp.
Đây chính là bí kíp làm thế nào để biến vận rủi của mình thành vận may. Hãy nhớ rằng, mắc sai lầm và trở nên thông minh hơn là công việc của một chủ doanh nghiệp, còn không mắc lỗi lầm chỉ là công việc của một nhân viên.