5 câu cần hỏi bản thân trước khi bạn từ bỏ

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Câu ngạn ngữ nói với bạn rằng “những người chiến thắng không bao giờ từ bỏ và những người từ bỏ không bao giờ chiến thắng” nhưng sự thật là, tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, hầu hết chúng ta sẽ phải từ bỏ một mối quan hệ, một công việc, một người yêu hoặc một mục tiêu và đi tiếp. Những sự chuyển tiếp là một sự thật của cuộc sống. Chúng ta kiểm soát một sự chuyển tiếp tốt như thế nào và hành động làm mới lại bản thân phụ thuộc vào nhiều thứ - như những thói quen của tâm trí, tính cách và thái độ, như cuốn sách của tôi Mastering the Art of Quitting đã giải thích chi tiết—nhưng trước khi bạn thực hiện một sự chuyển dịch, bạn cần hỏi bản thân 5 câu sau. Hãy trả lời chúng trung thực và bạn sẽ có một quan điểm tốt hơn về thời kì chuyển tiếp này sẽ làm bạn cảm nhận như thế nào, và chúng sẽ đặt ra những vấn đề và cơ hội nào.

1. Tôi có giỏi trong việc dự đoán tôi sẽ cảm nhận và phản ứng như thế nào?

Hầu hết chúng ta thực sự khá tệ trong việc dự đoán về những hành vi và suy nghĩ của chúng ta vì vấn đề với ngày mai vẫn chưa xảy ra. Thêm nữa, nhiều thực nghiệm cho thấy con người tin là cái tôi tốt nhất và lý tưởng nhất của họ sẽ xuất hiện khi sự việc trở nên khó khăn. Các nhà tâm lý Julia Woodzicka và Marianne LaFrance yêu cầu những phụ nữ độ tuổi từ 18-21 dự đoán họ sẽ phản ứng như thế nào nếu họ bị quấy rối tình dục bởi một phóng viên nam thô lỗ khoảng 30 tuổi. Hầu hết người tham gia quả quyết rằng họ sẽ chủ động và chịu trách nhiệm – yêu cầu anh ta dừng lại hoặc thậm chí bỏ đi. Nhưng khi các nhà nghiên cứu yêu cầu những phụ nữ đó tham gia vào tình huống mà họ tin là một cuộc phỏng vấn thật cho một vị trí công việc với những tình huống tương tự đã được mô tả về mặt lý thuyết, thì họ đã hành động rất khác so với dự đoán của họ. Họ đã dễ bảo, ngoan ngoãn và chấp nhận hơn rất nhiều.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng nghĩ về tương lai theo một cách quá đơn giản, cả về những phản ứng của chúng ta và bản thân tình huống, cho dù chúng ta dự đoán việc đối phó với sếp, với bạn đời, với bạn bè, người quen hoặc người lạ. Chúng ta không tính đến việc chúng ta có thể cảm thấy mâu thuẫn trong tư tưởng vào lúc đó, hoặc tình huống có thể ít đơn giản như chúng ta tiên liệu.

Khi bạn nghĩ về việc bạn sẽ cảm nhận như thế nào khi bạn từ bỏ mối quan hệ đó, hãy vẽ một bức tranh bao gồm những cảm xúc đau buồn và tiếc nuối, không chỉ có niềm vui của sự tự do. Khi từ bỏ công việc mà bạn phát ốm, bạn có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm nhưng nó có thể trộn lẫn với sự lo lắng về bạn sẽ đi đâu tiếp theo và làm thế nào đến được đó. Suy nghĩ quá lạc quan sẽ khiến bạn không chuẩn bị cho sự khó khăn mà sự chuyển tiếp có thể đem lại.

2. Tôi bảo thủ như thế nào?

Bạn có tập trung hay không vào những gì mà bạn đã đầu tư vào – công việc của bạn, một mối quan hệ, một mục tiêu dài hạn. Dù chúng ta thích nghĩ bản thân mình như những người chấp nhận rủi ro sáng tạo thì sự thật là, như nghiên cứu của Daniel Kahneman và Amos Twersky cho thấy, con người ghét sự mất mát và có động lực muốn tránh né một sự mất mát hơn là họ bị dụ dỗ bởi khả năng kiếm được lợi lạc. Nếu bạn có xu hướng suy nghĩ theo quan điểm bạn đã đầu tư cái gì vào tình huống thì khả năng là bạn sẽ gặp nhiều rắc rối để từ bỏ nó và nếu bạn cố gắng để bỏ đi thì bạn sẽ nghiền ngẫm về cái mà bạn đã mất. Hiểu điều này về bản thân bạn để bắt đầu tập trung vào những khả năng trong tương lai mà bạn chưa từng gặp.


Igiveupkitty.jpg


3. Tôi định nghĩa về bản thân tôi như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy bất cứ thứ gì (mà bạn đang lên kế hoạch từ bỏ) càng quan trọng đối với cảm nhận về bản thân của bạn thì thời gian phục hồi và sự không chắc chắn càng lớn một khi bạn từ bỏ nó. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý Patricia Linville, những người xử lý với stress tốt nhất và thực hiện tốt hơn trong những khoảng thời gian chuyển tiếp là những người có nhiều định nghĩa về bản thân phúc tạp; họ giảm được cảm xúc tiêu cực khi họ phải từ bỏ một thứ gì đó vì họ có những định nghĩa khác tích cực về bản thân, giúp họ chống đỡ, chịu đựng được trong suốt những khoảng thời gian stress.

4. Tôi kiểm soát sự không chắc chắn như thế nào?

Bạn bị thúc đẩy bởi động cơ tiếp cận hay tránh né sẽ quyết định việc bạn sẽ cảm thấy lạc quan như thế nào và bạn sẽ làm tốt như thế nào khi bạn từ bỏ một thứ gì đó.

Bạn cần đánh giá trung thực về những động cơ của bạn. Nếu cung sự nghiệp hoặc đời sống tình cảm của bạn được xếp vào loại né tránh thất bại – bạn lựa chọn con đường đáng tin nhất, hoặc ít thách thức nhất, hoặc ít rủi ro nhất – thì việc bắt đầu lại sẽ khó khăn hơn cho bạn hơn là với một ai đó thoải mái với việc phạm phải sai lầm. Nghiên cứu của Andrew J. Elliott và Todd M. Thrash cho thấy “sự tiếp cận” và “tránh né” là những mặt quan trọng của tính cách. Ví dụ, việc né tránh thất bại sẽ khiến bạn kiên trì trong một công việc cuối cùng là thất bại, như một nghiên cứu của Heather C. Lench và Linda J. Levin chỉ ra. Sau khi kiểm tra động cơ tránh né và tiếp cận của những người tham gia, các nhà nghiên cứu cho họ làm ba bài đảo chữ cái; bài đầu tiên là không thể giải được. Những người bị thúc đẩy bởi sự tiếp cận từ bỏ nó khi họ nhận ra sự kiên trì sẽ không mang lại kết quả; những người bị thúc đẩy bởi động cơ tránh né thất bại thì tiếp tục làm, và họ đều bị mắc kẹt và bị kích động hơn.

Hãy đánh giá bản thân bạn trung thực: điều gì thúc đẩy bạn? Sợ thất bại hay là khả năng đạt được thành công. Khi bạn đụng phải một trở ngại thì bạn linh hoạt như thế nào? Bạn có thể chuyển hướng hay là bạn giữ nguyên?

5. Tôi kiểm soát stress như thế nào?

Một số người trong chúng ta đương đầu với stress và áp lực tốt hơn những người khác. Từ bỏ một thứ bạn biết và hướng năng lượng của bạn đến một tương lai chưa biết thì rất stress. Các nhà tâm lý đã xác định là có 2 kiểu đương đầu, một kiểu là “định hướng hành động” và kiểu kia là “định hướng trạng thái.” Những đặc điểm đó có thể giải thích tại sao 2 người với những mục tiêu, tài năng và năng lực giống nhau có thể trải nghiệm những kết quả rất khác nhau – với một người thất bại và người kia thì thành công trong việc vượt qua những khó khăn không tránh khỏi. Nếu cuộc sống là một quỹ đạo đi lên đơn giản thì con người sẽ không cần khả năng kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc của họ.

Người định hướng hành động kiểm soát hiệu quả những cảm xúc của họ, không dễ bị lạc hướng, không phụ thuộc vào những tín hiệu bên ngoài để có động cơ, và họ thể hành động dứt khoát. Nếu sự việc bắt đầu trở nên quá khó khăn, thì người định hướng loại bỏ những ý nghĩ về thất bại ra khỏi đầu họ và tập trung vào những gì họ có thể làm để đạt được mục tiêu của họ và vượt qua trở ngại. Người định hướng trạng thái cần cấu trúc và những giới hạn cuối để đi và họ nhạy cảm và cần những tín hiệu bên ngoài, có xu hướng trì hoãn và gặp vấn đề trong việc kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực.

Có nhiều cách để cải thiện việc kiểm soát những ý nghĩ và cảm xúc của bạn. Nhưng biết được bạn rơi vào loại nào sẽ giúp bạn chuẩn bị cho stress và những căng thẳng không tránh khỏi của sự chuyển tiếp. Hãy nhớ rằng tất cả cuộc sống chỉ là một chuỗi của những sự chuyển tiếp.



Kahneman, Daniel and Amos Twersky, “Prospect Theory: An Analysis of Decision Under Risk,” Econometrica. 45, no. 1 (March, 1979), 263-291.

Woodzicka, Julia and Marianne La France, “Real versus Imagined Gender Harassment,” Journal of Social Issues, 57, no.1 (2001):15-39.

Linville, Patricia, “Self-Complexity and Affective Extremity: Don’t Put All of Your Eggs in One Cognitive Basket,”” Social Cognition. 1, no.1. (1985): 94-120.

Bridges, William. Transitions: Making Sense of Life’s Changes. New York: Da Capo Press, 2004.

Eliott, Andrew and Todd M. Thrash, “ Approach and Avoidance Temperament as Basic Dimensions of Personality,” Journal of Personality, 78, no.2 (June 2010): 865-906.

Lench, Heather C. and Linda J. Levin, “Goals and Responses to Failure: Knowing When to Hold Them and When to Fold Them, “ Motivation and Emotion, 32 (2008), 129-140.

Jostmann, Nils B. and Sander l. Koole, “ When Persistence is Futile: A Functional Analysis of Action Orientation and Goal Disengagement,” in The Psychology of Goals, edited by Gordon B. Moskowitz and Heidi Grant. (New York: Guildford Press, 2009), 337-366.


Nguồn
Five Questions to Ask Yourself Before You Quit
How to prepare yourself for the stress of transition
Published on February 13, 2014 by Peg Streep in Tech Support
PsychologyToday
 

Bình luận bằng Facebook

Top