txtzeus
Thanh viên kỳ cựu
Giáo dục là quá trình bao gồm các hoạt động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực và phẩm chất của con người. Có thể hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì giáo dục là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm rèn luyện và truyền đạt những kinh nghiệm trong xã hội loài người.
Đào tạo là một dạng đặc thù của giáo dục, nó hướng về chuyên môn nghề nghiệp, phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo .v.v. Quá trình đào tạo cũng tuân theo những quy luật chung của giáo dục nhưng do có những đặc điểm riêng của nó nên trong thực tế người ta thường tách riêng giáo dục và đào tạo.
Đối tượng hướng tới của giáo dục chính là con người. Đây là vốn quý nhất, là nguồn lực cốt lõi đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đối với gia đình giáo dục là sự kế thừa cũng như là giải pháp gần nhất để ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà giáo dục luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người từ thường dân cho đến các cấp lãnh đạo quốc gia. Đặc biết là trong giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, lao động cơ bắp được giải phóng, chúng ta sống dựa nhiều vào lao động trí óc là chủ lực thì việc học và tự học lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy nước nào quan tâm đến giáo dục sớm hơn thì sẽ có thành công sớm hơn, quan tâm nhiều hơn thì có trình độ phát triển cao hơn. Tôi xin lấy một ví dụ tiêu biểu của một số quốc gia hàng đầu thế giới như :
Vậy tại sao chúng công tác giáo dục của chúng ta vẫn rất kém hiệu quả, chất lượng đào tạo thấp. Nguyên nhân kể ra thì rất nhiều, xin đơn cử một số nguyên nhân :
Vậy mỗi chúng ta phải làm gì ? Nên làm như thế nào ? Cũng rất mong sự đóng góp của mọi người trong diễn đàn.
Tôi cũng xin lấy một ví dụ :
Đây không phải là một bài trắc nghiệm hay một bài kiểm tra, tôi chỉ mong muốn trình bày một số điều mà tôi biết và suy ngẫm. Cũng rất mong nhiều ý kiến phản hồi để có cái nhìn đa chiều về một vấn đề mà tôi băn khoăn từ rất lâu rồi. Tôi là người rất thích học và thích đi học, nhưng sau bao nhiêu năm tôi chưa tốt nghiệp một trường đại học nào, tôi thích đi học các lớp ngắn hạn hơn. Hiện tại cũng vẫn đang đi học
Đào tạo là một dạng đặc thù của giáo dục, nó hướng về chuyên môn nghề nghiệp, phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo .v.v. Quá trình đào tạo cũng tuân theo những quy luật chung của giáo dục nhưng do có những đặc điểm riêng của nó nên trong thực tế người ta thường tách riêng giáo dục và đào tạo.
Đối tượng hướng tới của giáo dục chính là con người. Đây là vốn quý nhất, là nguồn lực cốt lõi đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đối với gia đình giáo dục là sự kế thừa cũng như là giải pháp gần nhất để ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà giáo dục luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người từ thường dân cho đến các cấp lãnh đạo quốc gia. Đặc biết là trong giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, lao động cơ bắp được giải phóng, chúng ta sống dựa nhiều vào lao động trí óc là chủ lực thì việc học và tự học lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy nước nào quan tâm đến giáo dục sớm hơn thì sẽ có thành công sớm hơn, quan tâm nhiều hơn thì có trình độ phát triển cao hơn. Tôi xin lấy một ví dụ tiêu biểu của một số quốc gia hàng đầu thế giới như :
- Nhật Bản : Nhật bản hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trước chúng ta 100 năm. Đây được coi là nguyên nhân quan trọng của hiện tượng thần kỳ Nhật Bản. Biến nhật bản trở thành nền kinh tế phát triển thứ hai trên thế giới sau hoang tàn của cuộc chiến tranh thế giới II.
- Mỹ : Có chính sách thu phục nhân tài bằng những ưu đãi về học bổng, chế độ tiền lương, ưu đãi trong công việc.
- Trung Quốc : Luôn coi việc du học tại nước ngoài là con đường ngắn nhất để tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới.
Vậy tại sao chúng công tác giáo dục của chúng ta vẫn rất kém hiệu quả, chất lượng đào tạo thấp. Nguyên nhân kể ra thì rất nhiều, xin đơn cử một số nguyên nhân :
- Đây thể hiện mặt trái của kinh tế thị trường. Khi mà con người ta chạy theo lợi nhuận mà giả vờ quên đi ý nghĩa đích thực của giáo dục vào đào tạo. Dẫn tới đào tạo tràn lan không có chiều sâu, cơ cấu đào tạo chạy theo thị hiếu chứ không phải theo nhu cầu của xã hội, dẫn tới mất cân đối trong ngành nghề làm nảy sinh tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
- Tâm lý coi trọng bằng cấp hơn năng lực thực tế cũng là một nguyên nhân. Người ta đi học vì để có cái bằng. Người đi dạy cũng có thể coi là bán bằng lấy tiền nên cũng không có sự quan tâm một cách đúng mực đến chất lượng dạy và học.
- Sợ dốt và giấu dốt, kể cả sinh viên và thày cô giáo dẫn đến tình trạng lười thay đổi, cập nhận cho phù hợp với tình hình thực tế và các trào lưu thế giới khiến cho sinh viên của ta khi ra trường luôn có cảm giác tụt hậu, tự ti khi giáo tiếp với các nền văn hóa phát triển hơn.
- Giáo dục vẫn mang nặng tính hàn lâm, học thì nhiều nhưng ít tính sáng tạo, nặng nề kiến thức mà lại thiếu thực tế, thiếu kỹ năng sống , kỹ năng thực hành khiến cho sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên vẫn phải trải qua quá trình đào tạo lại, gây một sự lãng phí rất lớn đối với xã hội.
- Tiêu cực trong ngành giáo dục thì quá nhiều, có thể thấy nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mà điều nghiêm trọng là ai cũng coi nó là chuyện bình thường, như thể nó là chuyện tất nhiên vậy.
Vậy mỗi chúng ta phải làm gì ? Nên làm như thế nào ? Cũng rất mong sự đóng góp của mọi người trong diễn đàn.
Tôi cũng xin lấy một ví dụ :
- Đối với đào tạo tiểu học cần phải khuyến khích phát triển toàn diện : Văn hóa, thể dục thể thao, âm nhạc, hội họa. Không gì là không quan trọng : Bởi vì không có sức khỏe người ta không thể học đuợc nhiều. Không có âm nhạc và hội họa thì con người sẽ không thể có cảm hứng sáng tạo. Nhìn mấy thằng nhóc bây giờ đi học mang cái cặp nặng chĩu sách vở nhìn mà thương.
- Đối với bản thân người đi học. Trong chúng ta ai đã nói không với tiêu cực trong giáo dục không ? Hay là thấy mọi người tham ra thì cũng tham ra. Bạn có dám đấu tranh với tiêu cực trong nói riêng và các tiêu cực ngoài xã hội nói chung không ? Tôi nghĩ phần nhiều là không.
Đây không phải là một bài trắc nghiệm hay một bài kiểm tra, tôi chỉ mong muốn trình bày một số điều mà tôi biết và suy ngẫm. Cũng rất mong nhiều ý kiến phản hồi để có cái nhìn đa chiều về một vấn đề mà tôi băn khoăn từ rất lâu rồi. Tôi là người rất thích học và thích đi học, nhưng sau bao nhiêu năm tôi chưa tốt nghiệp một trường đại học nào, tôi thích đi học các lớp ngắn hạn hơn. Hiện tại cũng vẫn đang đi học
Last edited by a moderator: