bluesea88
[♣]Thành Viên CLB
Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp.
Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything. com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, thế hệ học sinh, sinh viên cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức. Trong khi hiện nay đa số các trường vẫn chưa thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từ bây giờ của mỗi chúng ta.
Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything. com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, thế hệ học sinh, sinh viên cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức. Trong khi hiện nay đa số các trường vẫn chưa thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từ bây giờ của mỗi chúng ta.
(Nguồn giáo dục online.)
Vô tình đọc được bài báo này về kỹ năng mềm? Mình cũng nghĩ kỹ năng mềm là rất quan trọng. Nhưng chẳng lẽ nó lại quan trọng đến mức chiếm 85% thành công sao? Còn bạn, bạn nghĩ kỹ năng mềm quan trọng như thế nào?:nghivan:
Last edited by a moderator: