Ngô Loan
[♣]Thành Viên CLB
NGÔ THỊ LOAN
Số điện thoại : 0986916791
Mail :ngoloanw@gmail.com
Không ít lần khi vào viện (đặc biệt vào khu BHYT cho người nghèo) trái tim tôi lại như se lại
Tôi cảm nhận được nỗi đau cuả từng người bệnh, họ đang quằn quại trên giường bệnh, họ cố gắng từng giây, cố bám víu lấy sự sống dù cơ hội có nhiều hay ít.
Nhưng đâu chỉ những người đang nằm trên giường bệnh kia mới đau đớn?
Những người thân của họ có khi còn đau khổ hơn bội lần, Thiếu tiền viện phí, không ít người đã phải xin cho người thân của mình về nhà. Họ đành nhìn người thân của mình ngày một yếu đi. Họ bất lực nhìn thần chết từ từ cướp đi người thân của mình. Tiếng khóc than như xé lòng…
Tôi tham gia CTXH cũng khá nhiều vì thế tôi có cơ hội đi nhiều nơi, gặp nhiều mảnh đời bất hạnh,có cơ hội làm những việc có ý nghĩa. Nhưng trong tôi những chuyến phát thuốc từ thiện luôn để lại nhiều ấn tượng. Những chuyến đi khắp các tỉnh từ Long An, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang…. Những chuyến đi đã vun đắp trong tôi lòng yêu nghề, yêu người.
Theo bước chân các bác sỹ, dược sỹ. Tôi_1 cô sinh viên dược khoa đã có cơ hội thấu hiểu cuộc sống và cái tình của những người dân miền tây nghèo.
Từ 4h30 tôi xuất phát từ TP, ngồi trên xe tôi cố gắng ngủ, vì biết rằng ngày hôm nay sẽ là ngày rất rất bận rộn
Sau hơn 5h, tôi đã có mặt ở 1 xã của tỉnh Tiền Giang, bà con đã đợi chúng tôi từ bao giờ không biết nữa. Vì thế chúng tôi khẩn trương, nhanh chóng bắt tay vào việc.
Các cô, bác vào khám lần lượt. Rồi từng đơn thuốc cũng đưa đến tay tôi. 1 đứa sinh viên thì cũng chưa biết nhiều về thuốc. Sau những phút giây đầu còn lộn xộn, chúng tôi nhanh chóng thiết lập được trật tự. Cứ thế công việc trôi chảy thuận lợi.
Nếu như chỉ đứng và phát thuốc không thì có lẽ trong tôi không có nhiều cảm xúc đến như thế?
Những cô, chú bằng tuổi bố mẹ tôi, hay ngay đến những ông cụ, bà cụ đã 70, 80 tuổi rồi cứ gọi tôi là ‘Cô”
“ Cô ơi, cho tôi xin thêm lọ dầu gió”
“ Cô ơi, cho tôi xin viên thuốc đau đầu”
“ Cô ơi,…”
Lòng tôi như nghẹn lại, tôi_chỉ đáng là con là cháu thôi, vậy mà ….
Rồi thầy tôi có nói “Đó là họ tôn trọng mình, họ coi những người bác sỹ, dược sỹ như cha như mẹ. Vậy các em phải làm gì cho xứng đáng? Không chỉ học vấn, mà còn nhân cách, đạo đức”
Trong tôi thêm hiểu hơn về công việc, về ngành nghề mà tôi đã chọn.
Đã quá trưa từ bao giờ không biết nữa. Đến khi các cô vào giục chúng tôi đi ăn cơm lúc đó chúng tôi mới dừng lại, nghỉ ngơi….
Người dân miền tây vốn hiền lành, hiếu khách, họ thết đãi chúng tôi những món ăn đặc trưng của miền tây. Những món ăn mang cái hồn, cái tình của người dân quê. Canh chua, cá lóc kho tộ…..Vừa ăn, vừa hào hứng nói chuyện, thăm hỏi cuộc sống của bà con nơi đây, tôi lại vừa tranh thủ hỏi cách nấu mấy món miền tây nữa…hiiiii
Ăn xong, không nghỉ ngơi, chúng tôi vội vàng bắt tay ngay vào việc, vì bà con vẫn đang ngồi chờ.
Trời mưa, mấy chú thương chúng tôi bị mưa tạt_liền lấy dù che quanh cho mấy đứa. Như hiểu lòng người, trời dừng cơn mưa.
Mọi việc êm ả trôi. Đến 7h tối, chúng tôi về nhà nghỉ, tắm giặt , ăn uống, rồi tất cả đi 1 vòng quanh đó..
Ngày hôm sau vẫn hăng hái nhiệt tình như thế.
Đó là lần đầu tiên tôi ngồi thuyền…hihi, cảm giác thích thật.
Nhìn cảnh sông nước miền tây thì rất đẹp, nhưng tôi biết cuộc sống của người dân nơi đây thì rất cơ cực.
Bao giờ?
Uh bao giờ nhỉ? Bao giờ dân mình bớt nghèo? Bao giờ những bệnh viện được đặt ở ngay những vùng quê đó_ để bà con mình bớt cực về vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Và cũng bao giờ? bao giờ chúng tôi có thể vượt qua bản ngã của mình, vượt qua những rào cản để sẵn sàng tiên phong về những miền quê nghèo đó công tác?
Câu hỏi đó_ tôi vẫn chưa trả lời
Những chuyến đi vẫn tiếp tục_ và cuộc đời vốn cũng chỉ là những chuyến đi.
Những chuyến đi cho mình, cho người...
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Số điện thoại : 0986916791
Mail :ngoloanw@gmail.com
Không ít lần khi vào viện (đặc biệt vào khu BHYT cho người nghèo) trái tim tôi lại như se lại
Tôi cảm nhận được nỗi đau cuả từng người bệnh, họ đang quằn quại trên giường bệnh, họ cố gắng từng giây, cố bám víu lấy sự sống dù cơ hội có nhiều hay ít.
Nhưng đâu chỉ những người đang nằm trên giường bệnh kia mới đau đớn?
Những người thân của họ có khi còn đau khổ hơn bội lần, Thiếu tiền viện phí, không ít người đã phải xin cho người thân của mình về nhà. Họ đành nhìn người thân của mình ngày một yếu đi. Họ bất lực nhìn thần chết từ từ cướp đi người thân của mình. Tiếng khóc than như xé lòng…
Tôi tham gia CTXH cũng khá nhiều vì thế tôi có cơ hội đi nhiều nơi, gặp nhiều mảnh đời bất hạnh,có cơ hội làm những việc có ý nghĩa. Nhưng trong tôi những chuyến phát thuốc từ thiện luôn để lại nhiều ấn tượng. Những chuyến đi khắp các tỉnh từ Long An, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang…. Những chuyến đi đã vun đắp trong tôi lòng yêu nghề, yêu người.
Theo bước chân các bác sỹ, dược sỹ. Tôi_1 cô sinh viên dược khoa đã có cơ hội thấu hiểu cuộc sống và cái tình của những người dân miền tây nghèo.
Từ 4h30 tôi xuất phát từ TP, ngồi trên xe tôi cố gắng ngủ, vì biết rằng ngày hôm nay sẽ là ngày rất rất bận rộn
Sau hơn 5h, tôi đã có mặt ở 1 xã của tỉnh Tiền Giang, bà con đã đợi chúng tôi từ bao giờ không biết nữa. Vì thế chúng tôi khẩn trương, nhanh chóng bắt tay vào việc.
Các cô, bác vào khám lần lượt. Rồi từng đơn thuốc cũng đưa đến tay tôi. 1 đứa sinh viên thì cũng chưa biết nhiều về thuốc. Sau những phút giây đầu còn lộn xộn, chúng tôi nhanh chóng thiết lập được trật tự. Cứ thế công việc trôi chảy thuận lợi.

Nếu như chỉ đứng và phát thuốc không thì có lẽ trong tôi không có nhiều cảm xúc đến như thế?
Những cô, chú bằng tuổi bố mẹ tôi, hay ngay đến những ông cụ, bà cụ đã 70, 80 tuổi rồi cứ gọi tôi là ‘Cô”
“ Cô ơi, cho tôi xin thêm lọ dầu gió”
“ Cô ơi, cho tôi xin viên thuốc đau đầu”
“ Cô ơi,…”
Lòng tôi như nghẹn lại, tôi_chỉ đáng là con là cháu thôi, vậy mà ….
Rồi thầy tôi có nói “Đó là họ tôn trọng mình, họ coi những người bác sỹ, dược sỹ như cha như mẹ. Vậy các em phải làm gì cho xứng đáng? Không chỉ học vấn, mà còn nhân cách, đạo đức”
Trong tôi thêm hiểu hơn về công việc, về ngành nghề mà tôi đã chọn.
Đã quá trưa từ bao giờ không biết nữa. Đến khi các cô vào giục chúng tôi đi ăn cơm lúc đó chúng tôi mới dừng lại, nghỉ ngơi….
Người dân miền tây vốn hiền lành, hiếu khách, họ thết đãi chúng tôi những món ăn đặc trưng của miền tây. Những món ăn mang cái hồn, cái tình của người dân quê. Canh chua, cá lóc kho tộ…..Vừa ăn, vừa hào hứng nói chuyện, thăm hỏi cuộc sống của bà con nơi đây, tôi lại vừa tranh thủ hỏi cách nấu mấy món miền tây nữa…hiiiii
Ăn xong, không nghỉ ngơi, chúng tôi vội vàng bắt tay ngay vào việc, vì bà con vẫn đang ngồi chờ.
Trời mưa, mấy chú thương chúng tôi bị mưa tạt_liền lấy dù che quanh cho mấy đứa. Như hiểu lòng người, trời dừng cơn mưa.
Mọi việc êm ả trôi. Đến 7h tối, chúng tôi về nhà nghỉ, tắm giặt , ăn uống, rồi tất cả đi 1 vòng quanh đó..
Ngày hôm sau vẫn hăng hái nhiệt tình như thế.
Đó là lần đầu tiên tôi ngồi thuyền…hihi, cảm giác thích thật.
Nhìn cảnh sông nước miền tây thì rất đẹp, nhưng tôi biết cuộc sống của người dân nơi đây thì rất cơ cực.
Bao giờ?
Uh bao giờ nhỉ? Bao giờ dân mình bớt nghèo? Bao giờ những bệnh viện được đặt ở ngay những vùng quê đó_ để bà con mình bớt cực về vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Và cũng bao giờ? bao giờ chúng tôi có thể vượt qua bản ngã của mình, vượt qua những rào cản để sẵn sàng tiên phong về những miền quê nghèo đó công tác?
Câu hỏi đó_ tôi vẫn chưa trả lời
Những chuyến đi vẫn tiếp tục_ và cuộc đời vốn cũng chỉ là những chuyến đi.
Những chuyến đi cho mình, cho người...
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH