lamnguyen
Thanh viên kỳ cựu
Ở một xứ sở yên bình, những con chim là cư dân của vùng đất màu mỡ. Cánh gió, lưng đèo là những khoảnh trời rất riêng cho lũ chim bay liệng. Những bình minh lên, lũ chim réo rắt gọi bầy, sải những đôi cánh lớn bay vút lên không trung. Khi hoàng hôn xuống, muôn cánh chim lại lũ lượt kéo nhau về tổ, khu rừng ngập tiếng chim, ríu rít kể cho nhau nghe chuyện những con sông nước trong như pha lê, những cánh đồng lúa trĩu nặng, đủ cho cuộc sống sung túc của đời chim ca.
Lũ chim yêu cánh rừng lắm, đó là quê hương cơ mà. Bầy chim hạc trở tành biểu tượng của vùng đất này. Người ta còn khắc hình chúng trên những chiếc trống đồng tượng trưng cho tình tự của dân tộc.
Rồi một ngày, những người bắt chim xuất hiện. Biết lũ chim phải tự mình kiếm ăn, bay qua bên kia ngọn núi để tìm thức ăn, những người bẫy chim đặt thức ăn vào những cái lồng. Lũ chim rừng, vốn bản tính chân chất hiền lành, đâu biết những cái lồng đầy thức ăn kia là cạm bẫy, lần lượt chui đầu vào. Những người bẫy chim cũng gian xảo lắm, biết rằng lũ chim đã quen bay lượn trên vùng trời lộng gió, nên ban đầu cũng chẳng thèm đóng cửa chuồng, và thức ăn cứ tiếp tục được cung cấp. Lâu ngày, lũ chim thấy chẳng cần mất công bay xa, mà vẫn có đủ thức ăn, lại tránh được những nguy cơ khi đi kiếm ăn, lũ chim tự hài lòng với những lồng chim và quyết định ở lại trong lồng.
Nhiều năm trôi qua, bầu trời bát ngát trở thành xa lạ với lũ chim. Và rồi cánh cửa lồng cũng đóng lại. Điều này chẳng làm bận tâm lũ chim, chúng đã quen cảnh sống trong lồng, thức ăn đã có sẵn. Cái khéo của người bẫy chim, là để lại một suy nghĩ đã trở thành cha truyền con nối của bao thế hệ chim hạc, rằng trong lồng là môi trường sống tốt đẹp nhất, là thiên đường trần gian, và hệ thống lồng nuôi là thể chế tuyệt vời, mang tính tất nhiên của xã hội.
Người bẫy chim tinh khôn, cũng lập ra một thứ luật lệ, rằng các loài chim phải hát cùng một thứ tiếng, vì đó là đích tới của sự phát triển. Ban đầu lũ chim khó chịu lắm, nhưng với những đòn khủng bố, con nào hót một thứ tiếng của cha mẹ, lập tức bị cách ly, và những con chim khác có thể thấy sự hành hạ của người nuôi chim dành cho những con chim dám hót tiếng hót của tự do, của giống nòi.
Có những con chim mồi, đã được huấn luyện nhuần nhuyễn, để cầm đầu một bầy đàn, để cất lên những tiếng hót theo quy định của người nuôi chim. Tiếng hót đó ngợi ca đời sống trong lồng, rằng bên ngoài là những cám dỗ và cạm bẫy, rằng những con chim của khu rừng khác là những kẻ thủ, chỉ muốn rủ rê lũ chim hạc phá lồng mà bay ra.
Lũ chim trong lồng, qua bao thế hệ không tự mình kiếm ăn nữa, cũng quên dần sức mạnh của đôi cánh và được tuyên truyền rằng bên ngoài chỉ là thù địch, giờ đây can tâm và tin tưởng tuyệt đối vào người nuôi chim, quên hẳn những cánh rừng, những thảo nguyên lộng gió, và nhất nhất tin rằng, đời sống trong lồng là một cuộc sống lý tưởng nhất, là quy luật tất yếu của loài chim.
Thỉnh thoảng, có những con chim tìm cách vượt thoái khỏi lồng chim. Nó ngỡ ngàng trước những gì phát hiện được, rằng cái không gian bao la rộng lớn kia mới thật sự là lẽ sống , là cuộc sống thực của loài chim, nó tìm cách nói với lũ bạn bè khốn khổ đang ở trong lồng, nhưng tiếng nói nó trở thành lạc lõng, vì tất cả đều tin rằng, cuộc sống trong lồng là thiên đường hạ giới. Đáp lại tiếng nói của những con chim của tự do, của thảo nguyên, của núi rừng, là tiếng the thé của những con chim mồi và cả một bầy đàn lũ chim trong lồng.
Những con chim của bầu trời đâu hiểu rằng, đối với lũ chim trong lồng, thì cuộc sống không cần phải tự mình chiến đấu kiếm mồi, cuộc sống của sự an phận, chấp nhận những kiểu hót và thức ăn của người nuôi chim, đã là một giá trả cho sự tự do mà chúng không cần đến. Xét cho cùng, đời sống bên ngoài cũng chỉ là lo lắng để kiếm gạo, kiếm lúa, cần gì phải nhọc công bay xa khi trong lồng có thể vẫn có ăn, dù đôi khi, phải theo một sự phân tầng thức bậc của loài chim mà tiêu chuẩn là có hót theo quy định của người nuôi chim hay không.
Đôi khi, hạt gạo nó có sức hấp dẫn còn lớn hơn cả một bầu trời.
----ST----
Lũ chim yêu cánh rừng lắm, đó là quê hương cơ mà. Bầy chim hạc trở tành biểu tượng của vùng đất này. Người ta còn khắc hình chúng trên những chiếc trống đồng tượng trưng cho tình tự của dân tộc.
Rồi một ngày, những người bắt chim xuất hiện. Biết lũ chim phải tự mình kiếm ăn, bay qua bên kia ngọn núi để tìm thức ăn, những người bẫy chim đặt thức ăn vào những cái lồng. Lũ chim rừng, vốn bản tính chân chất hiền lành, đâu biết những cái lồng đầy thức ăn kia là cạm bẫy, lần lượt chui đầu vào. Những người bẫy chim cũng gian xảo lắm, biết rằng lũ chim đã quen bay lượn trên vùng trời lộng gió, nên ban đầu cũng chẳng thèm đóng cửa chuồng, và thức ăn cứ tiếp tục được cung cấp. Lâu ngày, lũ chim thấy chẳng cần mất công bay xa, mà vẫn có đủ thức ăn, lại tránh được những nguy cơ khi đi kiếm ăn, lũ chim tự hài lòng với những lồng chim và quyết định ở lại trong lồng.
Nhiều năm trôi qua, bầu trời bát ngát trở thành xa lạ với lũ chim. Và rồi cánh cửa lồng cũng đóng lại. Điều này chẳng làm bận tâm lũ chim, chúng đã quen cảnh sống trong lồng, thức ăn đã có sẵn. Cái khéo của người bẫy chim, là để lại một suy nghĩ đã trở thành cha truyền con nối của bao thế hệ chim hạc, rằng trong lồng là môi trường sống tốt đẹp nhất, là thiên đường trần gian, và hệ thống lồng nuôi là thể chế tuyệt vời, mang tính tất nhiên của xã hội.
Người bẫy chim tinh khôn, cũng lập ra một thứ luật lệ, rằng các loài chim phải hát cùng một thứ tiếng, vì đó là đích tới của sự phát triển. Ban đầu lũ chim khó chịu lắm, nhưng với những đòn khủng bố, con nào hót một thứ tiếng của cha mẹ, lập tức bị cách ly, và những con chim khác có thể thấy sự hành hạ của người nuôi chim dành cho những con chim dám hót tiếng hót của tự do, của giống nòi.
Có những con chim mồi, đã được huấn luyện nhuần nhuyễn, để cầm đầu một bầy đàn, để cất lên những tiếng hót theo quy định của người nuôi chim. Tiếng hót đó ngợi ca đời sống trong lồng, rằng bên ngoài là những cám dỗ và cạm bẫy, rằng những con chim của khu rừng khác là những kẻ thủ, chỉ muốn rủ rê lũ chim hạc phá lồng mà bay ra.
Lũ chim trong lồng, qua bao thế hệ không tự mình kiếm ăn nữa, cũng quên dần sức mạnh của đôi cánh và được tuyên truyền rằng bên ngoài chỉ là thù địch, giờ đây can tâm và tin tưởng tuyệt đối vào người nuôi chim, quên hẳn những cánh rừng, những thảo nguyên lộng gió, và nhất nhất tin rằng, đời sống trong lồng là một cuộc sống lý tưởng nhất, là quy luật tất yếu của loài chim.
Thỉnh thoảng, có những con chim tìm cách vượt thoái khỏi lồng chim. Nó ngỡ ngàng trước những gì phát hiện được, rằng cái không gian bao la rộng lớn kia mới thật sự là lẽ sống , là cuộc sống thực của loài chim, nó tìm cách nói với lũ bạn bè khốn khổ đang ở trong lồng, nhưng tiếng nói nó trở thành lạc lõng, vì tất cả đều tin rằng, cuộc sống trong lồng là thiên đường hạ giới. Đáp lại tiếng nói của những con chim của tự do, của thảo nguyên, của núi rừng, là tiếng the thé của những con chim mồi và cả một bầy đàn lũ chim trong lồng.
Những con chim của bầu trời đâu hiểu rằng, đối với lũ chim trong lồng, thì cuộc sống không cần phải tự mình chiến đấu kiếm mồi, cuộc sống của sự an phận, chấp nhận những kiểu hót và thức ăn của người nuôi chim, đã là một giá trả cho sự tự do mà chúng không cần đến. Xét cho cùng, đời sống bên ngoài cũng chỉ là lo lắng để kiếm gạo, kiếm lúa, cần gì phải nhọc công bay xa khi trong lồng có thể vẫn có ăn, dù đôi khi, phải theo một sự phân tầng thức bậc của loài chim mà tiêu chuẩn là có hót theo quy định của người nuôi chim hay không.
Đôi khi, hạt gạo nó có sức hấp dẫn còn lớn hơn cả một bầu trời.
----ST----