[KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Kỹ năng tư duy có phản biện – Critical thinking

Nguyễn Minh Thư

[♣]Thành Viên CLB
1. Khái niệm: Tư duy có phê phán (hay còn gọi là tư duy phê phán) là một kỹ năng trong đó cá nhân chủ động xem xét lại vấn đề mà người khác hay nhiều người đã chấp nhận. Tư duy phê phán được xây dựng trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của riêng cá nhân cộng với những bằng chứng xác đáng mà cá nhân đó thu được, cuối cùng đưa ra kết luận mới: Chấp nhận hay phản bác lại những gì người khác đã cho là “hiển nhiên”.

Ví dụ: Nhiều người cho rằng: “Lấy vợ, lấy chồng cùng tuổi sẽ khó có sự hoà hợp về thể xác và tinh thần lâu dài, từ đó dẫn tới những bất hạnh. Nên lấy vợ kém 5 – 10 tuổi”.

Bạn nghi ngờ kết luận này. Bạn tìm mọi dẫn chứng, lý lẽ để kiểm tra lại lời khẳng định trên. Cuối cùng bạn kết luận câu nói trên là không chính xác với những dẫn chứng, lý lẽ, lập luận phù hợp.

2. Những điều cần có của tư duy có phê phán.

Luôn luôn biết đặt câu hỏi nghi vấn “có đúng là vậy không”?
Kĩ năng quan sát.
Biết thu thập thông tin, bằng chứng, lý lẽ để khảo sát lại mọi vấn đề.
Nhận thức vấn đề.
Lý giải được vấn đề.
Xác định được nguyên nhân, hậu quả, hệ quả của vấn đề.
Kiên định giá trị cá nhân
3. Tình huống ứng dụng

Giả sử có một niềm tin rằng: “Chỉ có học vấn cao mới là con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Các bước thao tác tư duy có phê phán sẽ là:

Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn.
Có đúng vậy không?
Vậy những người không học đại học đều thất bại sao?
Có ai học đại học mà vẫn không thành công?
Có cách nào không học đại học mà vẫn thành công không?
Bước 2: Quan sát.
Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai không học đại học mà vẫn hạnh phúc, có ai học đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy chỉ ra một vài ví dụ thực tế:

Anh H là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia đình khó khăn, vợ con coi thường.
Chị L học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy là chủ tịch của một tập đoàn kinh tế lớn.
Ông Bill Gate là tỉ phú nhưng không phải là tiến sĩ.
Ông K chưa một ngày bước chân đến cổng trường đại học nhưng vẫn là người chế tạo ra máy gieo hạt.
Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận.
Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người, không có khái niệm thành công (hay hạnh phúc, bất hạnh, nổi tiếng, giàu có…) chung cho tất cả mọi người.
Học vấn cao là một “khởi đầu thuận lợi”, nhưng không nhất thiết là điều kiện quyết định thành công. Có nhiều con đường dẫn tới thành công nhờ vào sự nỗ lực tìm đúng hướng đi của cá nhân.
Ít học vấn sẽ gặp khó khăn nhất định trong một số lĩnh vực chuyên môn sâu, nhưng không có nghĩa là thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. (Bà nội tôi không biết chữ, nhưng bà là một “chuyên gia” về văn hoá ứng xử…).
Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề.
Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì?
Ai là người tin vấn đề này? tại sao người ta lại nói, lại tin như vậy?
Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì?
Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân.
Tôi cho rằng: “Thành công là khi…”, “Không phải nhiều tiền, có chức quyền là thành công”, ” Thành công là khi ta nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng, sở trường của mình và đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực mình lựa chọn”.
Bước 6: Khẳng định lại.
Như vậy không phải cứ học vấn cao là chắc chắn có thành đạt!

4. Bài tập thực hành.

Hãy sử dụng kĩ năng tư duy phê phán để xem xét các vấn đề sau:

a) Phụ nữ khéo léo hơn đàn ông trong công việc bếp núc.

b) Vợ chồng cùng nghề tốt hơn khác nghề.
 

congvien

Thành viên năng động
có phải tất cả phụ nữ đều khéo léo hơn đàn ôg trong việc bếp lúc ?
sao lại có những đầu bếp nam nổi tiếng?
.............
 

elsonhoang

[♣]Thành Viên CLB
Tư duy là một con đường 2 chiều, nó cho chúng ta biết được đâu là sự thật và đâu là điểm sáng của vấn đề một khi bạn tiếp nhận và "đáp trả" lại thông tin bạn vừa nhận được, đó là khả năng tư duy có phản biện. Sự tiếp nhận và kèm theo là sự điều chỉnh thông tin (dù đúng hay sai) cũng đem lại một số giá trị lớp trong việc tiếp nhận thông tin . Khi chúng ta biết phản biện lại thông tin, thì bộ nảo của chúng ta sẽ làm việc thật sự để có thể tiếp nhận thông tin chúng ta đang sử lí một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Qua đó, chúng ta còn tập nâng cao dần khả năng tư tuy, phán đoán đối với một vấn đề, một sự vật, sự việc là đúng hay sai và nên được điều chỉnh như thế nào là phù hợp..

Tư duy hai chiều (hay tư duy có phản biên là phương pháp giúp định hướng và phát triển khả năng suy nghĩ, khả năng nghiên cứu, khả năng đáp trả những mình mình nhận được trong cuộc là đúng hay sai, vì không phải những gì chúng ta biết và nghe, thấy được đều đúng và có giá trị cả, chúng ta tư duy phản biện ta đang hành động nhằm phân ích để thu thập hoặc loại bỏ những thông tin thừa thãi ttrong cuộc sống mà ta tiếp cận được. Và một điều quan trọng hơn nữa khi tư duy hai chiều đó chính là bạn đã biết cách chứng mình và khả định giá trị của chính mình
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
benny [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Ông chủ sa thải ai đầu tiên? Kỹ năng tư duy có phán đoán 6
_xU_kUt3_ [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Tư duy logic - Nền tảng của mọi tri thức Kỹ năng tư duy có phán đoán 2
anhtuan0423 [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Tư duy phán đoán trong công việc Kỹ năng tư duy có phán đoán 7
Napoleon [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Sinh viên phải có tư duy phản biện Kỹ năng tư duy có phán đoán 0
benny [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Phương pháp DOIT Kỹ năng tư duy có phán đoán 2
elsonhoang [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Nhịn = Nhục ? Kỹ năng tư duy có phán đoán 11
P [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Tư duy triệu phú Kỹ năng tư duy có phán đoán 0
bachduong [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Rèn luyện tập trung cao độ để trí tuệ thăng hoa Kỹ năng tư duy có phán đoán 8
fogpinguin [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Danh Sách Các Chủ Đề Box KN Tư Duy Có Phán Đoán Kỹ năng tư duy có phán đoán 0
T [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Thoát khỏi "Vùng an toàn" Kỹ năng tư duy có phán đoán 1
thaihabooks [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H Kỹ năng tư duy có phán đoán 8
ivenle [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Suy nghĩ tích cực Kỹ năng tư duy có phán đoán 15
ting [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Tư Duy Là Gì ? Kỹ năng tư duy có phán đoán 4

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top