[KN GIAO TIẾP] Kỹ năng Liên Văn Hóa trong giao tiếp với người ngoại quốc

to-balance

Thành viên
Một cô sinh viên Việt Nam (SVVN) mới sang Đức du học. Cô mới vào cư ngụ trong một ký túc xá dành cho SV. Một buổi sáng sớm kia cô ra phòng sinh hoạt chung để dùng điểm tâm. Cùng ngồi chung bàn với cô là một anh SV người Đức học kỹ sư kinh tế. Cả hai ngừời chào nhau rồi lẳng lặng ăn sáng mà không nói chuyện gì với nhau. Cô SVVN rất áy náy khi thấy anh SV Đức này lạnh lùng quá; bản tính cô thì lại vui vẻ niềm nở với mọi người chung quanh. Cô rất muốn làm quen với bạn Đức để luyện tập thêm sinh ngữ Đức nhưng ngại bắt đầu trước vì sợ bị hiểu lầm. Cuối cùng cô vận dụng mọi can đảm và bắt chuyện với anh SV Đức. Ngay sau đó anh SV Đức bỗng bặt thiệp, vui vẻ tiếp chuyện cô. Từ đó về sau anh trở thành người bạn tốt và giúp đở cô rất tận tình.

Bạn có thể giải thích thái độ khá lạ thường của anh SV Đức không? Nếu gặp trường hợp nêu trên bạn sẽ cư xử ra sao? Mời bạn cho biết ý kiến. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời đúng vào phần cuối của đợt bài này.

Kỹ năng Liên Văn Hóa trong giao tiếp với người ngoại quốc. Trong thời đại „mở cửa“ ngày nay, việc giao tiếp với người ngoại quốc là việc thường xảy ra, trong đời sống hàng ngày, và quan trọng hơn nữa là trong học tập, nghề nghiệp. Điều này xảy ra trong cũng như ngoài nước. Có nhiều người VN xuất ngoại để du học, làm công tác, kinh doanh hoặc đi du lịch và ngược lại. Nếu thoạt nhìn một người ngoại quốc thì có thể chúng ta nghĩ rằng sự khác biệt của họ và mình chủ yếu có thể là tiếng nói, màu da, dáng dấp, vẻ mặt. Khi giao tiếp với họ, có phải chỉ cần biết nói tiếng Anh là có thể liên hệ với họ như đối với người bản xứ? Trường hợp cụ thể kể trên cho thấy là vấn đề không đơn giản như thế. Trong đề tài "Tại sao Kỹ Năng Mềm" (http://www.to-balance.de/wb/pages/vn/to-balance-soft-skills-forum-tssf/tai-sao-ky-nang-mem.php) và bài „Tại sao?“ trên diễn đàn KNS (http://kynangsong.org/threads/6867/), chúng ta đã làm việc với một trường hợp giao tiếp với người ngoại quốc bị thất bại trên thương trường và bạn KendyDat đã sớm nhìn thấy phương cách giải quyết vấn đề qua câu tục ngữ „biết người biết ta trăm trận trăm thắng“.

Trong đợt bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Kỹ năng Liên Văn Hóa (KNLVH) là gì, vai trò của nó trong quá trình sống, học tập, làm việc và phương cách trau dồi kỹ năng này. Trước hết chúng ta cần định nghĩa:
Văn hóa là gì?
Đây là một trong nhiều định nghĩa về văn hóa:
“Văn hóa là tổng thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, tập quán, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, ý kiến, quan niệm, cách ứng xử mà con người hấp thụ từ xã hội.“ 1)

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều chịu ảnh hưởng của địa lý, thiên nhiên, lịch sử, truyền thống, tôn giáo, học thuyết v.v… Những yếu tố này tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc và các nền văn hóa, thí dụ như Âu-Á.

Như thế là mỗi hành động, suy nghĩ, quyết định của ta đều có thể bị chi phối bởi nền văn hóa mà ta đã được hấp thụ. Mời bạn suy nghĩ và cho biết ý kiến của bạn về các trường hợp sau đây với đồng ý/ không đồng ý:

1) Vâng lời cha học bác sĩ mặc dù bạn muốn học kinh tế
2) Em họ muốn đến ở chung nhà 1 tháng mà không báo trước (sau 5 năm không gặp)
3) Hẹn ngày giờ với bạn để học chung nhóm: Khoảng xế chiều ngày mai

Theo bạn một người tây phương sẽ có ý kiến về những trường hợp này như thế nào?
Khác biệt nào về văn hóa tiềm ẩn giữa ý kiến của bạn là người Việt và người tây phương?

Trong lần tới chúng ta dựa vào ý kiến của các bạn để phân tích thêm về sự khác biệt về văn hóa và ảnh hưởng của nó trong hành xử.

Mong các bạn có nhiều ý kiến và trao đổi thật sôi nổi.


1) Bài đề án thạc sĩ „Khía cạnh Liên Văn Hóa trong việc chuẩn bị cho nhân viên làm công tác ở nước ngoài“ của Thạc sĩ Phạm Ngọc Thúy tại đại học kỹ thuật Berlin.


Kỳ 2: Đồng hồ được phát minh ở phương Tây.
Kỳ cuối: Tảng băng văn hóa.

To-Balance
 
Last edited by a moderator:

bluesea88

[♣]Thành Viên CLB
Khi giao tiếp với người nước ngoài thì ngoài cản trở về ngôn ngữ, ta còn bị cản trở về văn hoá. Thiếu am hiểu về văn hoá đôi khi sẽ gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.
Về 3 câu hỏi của cô, em có ý kiến như sau (theo ý kiến chủ quan của em):

1) Vâng lời cha học bác sĩ mặc dù bạn muốn học kinh tế
Ở Việt Nam chắc ít bạn nào dám cãi lại ba mẹ chuyện học hành. Ở gia đình em thì ba mẹ không bắt ép con cái, chỉ là định hướng thôi. Như ngày xưa khi chuẩn bị thi đại học,Ba hỏi ý kiến em sẽ theo ngành gì; biết em có ý định theo Y hoặc CNTT, với vỗn kiến thức và quan hệ của mình ba đã hỏi thăm khả năng tương lai của 2 nghề đó để định hướng cho em, cũng như cùng em tìm hiểu các trường tốt để đăng ký thi.
Như ở các nước phương Tây thì việc con cái tự lập là rất sớm, nên em nghĩ sẽ chẳng có chuyện bắt ép như ở Việt Nam.
Về câu hỏi này em nhận thấy một vấn đề như thế này: ở Việt Nam độ chín chắn của một học sinh cấp 3 chưa cao, các bạn chưa biết rõ mục tiêu và ước mơ của mình. Đôi khi mong muốn đó chỉ là theo "thời vụ" nên khi ba mẹ bảo gì thì cũng ok. Em thấy trường hợp này là khá nhiều.
Đồng ý/ Không đồng ý: Em sẽ không đồng ý với ý thứ nhất này.

2) Em họ muốn đến ở chung nhà 1 tháng mà không báo trước (sau 5 năm không gặp)
Nếu là gia đình em thì chắc chắn sẽ đồng ý ngay và chuẩn bị cho em đó một chỗ tươm tất.
3) Cách hẹn bạn để học chung nhóm: Khoảng xế chiều
Về việc học nhóm này: nếu muốn học buổi chiều thì trước hôm đó 1 ngày em sẽ nhắn tin hoặc gọi điện cho bạn đó.
Còn ý kiến của [you] về 3 câu hỏi cô nêu ra như thế nào?
 

hoaihuong_8x

[♣]Thành Viên CLB
Ý kiến của em:
Câu 1: vâng lời cha học bác sĩ mặc dù bạn muốn học kinh tế.
Việc ép buộc con cái của họ ở gia đình của em thì không có. Ba má em thì lúc em thi đại học đó, không có can thiệp gì hết, con thích thi trường gì thì thi, nhưng cũng tâm lý lắm. Hỏi con thi ngành đó sau này có kiếm việc làm tốt không? Dạo này có nhiều ngành sinh viên học ra bị đào thải dữ quá...Em trai của em cũng vậy, sức học của nó không tốt lắm, ba má cũng ủng hộ nó thi trường nào phù hợp với sở thích của nó mà cũng phù hợp với khả năng của nó nữa.
Nhưng nếu có điều kiện hơn thì việc hướng nghiệp từ lúc mới vào phổ thông thì sẽ tốt hơn, bởi vì "không phải cái gì mình thích thì nghĩa là mình có thể theo đuổi nó hoài được". Do đó với câu hỏi này thì trả lời của em là nên suy xét đến tất cả những thông tin về ngành học, về khả năng của con mình. Nếu mà con mình lựa chọn đúng thì có thể giải bày cho cha mẹ hiểu và ủng hộ con và ngược lại là con cái chọn cho mình một ngành mà mình có thể theo đuổi, tránh trường hợp chọn sai ngành mất thời gian.

Câu 2: Em họ muốn đến ở chung nhà 1 tháng mà không báo trước (sau 5 năm không gặp)
Cái này tuy vào ba má em chứ em hem có quyết định được, mà nói chung ba má em và gia đình em rất thoải mái nên chắc dễ dàng thoai.

Câu 3: Cách hẹn bạn để học chung nhóm: Khoảng xế chiều
Em và bạn em hay nhắn nhau học chung hay đi chơi chung, nếu cả hai không mắc bất cứ chuyện cá nhân hay mối quan hệ cá nhân nào khác thì okie hết.
 

nhanma

Thành viên
Câu 1: Vâng lời cha học bác sĩ mặc dù muốn học kinh tế
Gia đình em từ trước tới giờ vẫn luôn ép buộc con cái làm theo ý của ba mẹ. Ba mẹ em không cho em quyết định bất cứ một việc gì hết. Mọi thứ phải theo sự sắp xếp của ba mẹ, và em không bao giờ có ý kiến riêng. Tuy nhiên, trong câu hỏi này em không đồng ý.
-Thứ nhất: Học ngành mình đam mê thì sẽ hứng thú hơn, học tốt hơn nhiều
-Thứ hai: Phải tùy thuộc vào sức học của mình nữa, nếu mình không có khả năng thì có ép cũng không có ích gì
Nếu chọn con đường sai lầm thì em phải đi trên con đường sai lầm

Câu 2:Em họ muốn đến ở chung nhà 1 tháng mà không báo trước (sau 5 năm không gặp)
cái nì thì em cũng không biết, tùy tía má thôi......

Câu 3: Cách hẹn bạn để học chung nhóm: Khoảng xế chiều
Được chứ, miễn sao là báo cho nhau biết trước và mọi người trong nhóm không bận là ok gùi
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
1) Vâng lời cha học bác sĩ mặc dù bạn muốn học kinh tế
=> Em từ nhỏ đã sống tự lập, nên những quyết định phần lớn là do em tự quyết định lấy. Một quy tắc cũng hết sức quan trọng trong "Kỹ năng sáng tạo" là phải biết "Không vâng lời". Nếu bạn vâng lời tức là bạn sẽ đi con đường mà nhiều người đã đi qua, nghĩa là bạn đang đi trên con đường mòn.
Có thể xét tới khía cạnh của người cha: Nếu người cha đó thật sự am hiểu về cuộc sống thì hẳn sẽ không áp đặt. Có thể nói người cha này có suy nghĩ gia trưởng.
Người con: nếu bạn sinh trong gia đình có suy nghĩ phong kiến (người cha làm gia trưởng) thì hẳn bạn cãi lại là điều tối kị và thường được xem là vô lễ. Nhưng nếu không cãi lại thì cuộc đời của bạn sẽ đi theo một hướng khác nhưng không nằm trong tầm kiểm soát của bạn mà là cuộc sống kiểm soát bạn.
Tất nhiên câu trả lời là "KHÔNG ĐỒNG Ý"

2) Em họ muốn đến ở chung nhà 1 tháng mà không báo trước (sau 5 năm không gặp)
=> Nếu là em họ thì không vấn đề gì, theo tập quán của người VN thì có người quen là sẽ cho vào ở ngay nếu họ gặp khó khăn.
+ Tới ở 1 tháng nhưng không thông báo trước: điều này sẽ gây ra sự bất tiện, sẽ làm cho chủ nhà không chuẩn bị kịp. Có thể em họ đang cần sự giúp đỡ về chỗ ở nên không kịp thông báo hoặc không biết số điện thoại để thông báo. Suy nghĩ thoáng hơn thì vấn đề này có thể chấp nhận được và welcome.
Tất nhiên là "ĐỒNG Ý"
3) Hẹn ngày giờ với bạn để học chung nhóm: Khoảng xế chiều ngày mai
=> Có một quy tắc trong làm việc nhóm, đó là: phải được sự đồng thuận của số đông, đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân. Nên những việc tự một cá nhân nào đó quyết định có thể hiểu là sự thiếu tôn trọng và tốt nhất là nên thông báo sớm hơn để có thời gian chuẩn bị. Nhưng nếu là một leader trong nhóm thì phải cân nhắc kĩ và hiểu hoàn cảnh từng thành viên trong nhóm, dù muốn dù không thì ý kiến leader vẫn là tối thượng, "thủ lĩnh luôn luôn đúng".
=> "KHÔNG ĐỒNG Ý"
Theo bạn một người tây phương sẽ có ý kiến về những trường hợp này như thế nào?
=> Nếu là người phương Tây họ sẽ phản biện ngay, em chưa có dịp tiếp xúc nhiều với người phương Tây nhưng em có nghe kể nhiều về họ. Theo em, đa số người phương tây sẽ không đồng ý vì họ rõ ràng và ý thức cao, mang tính cộng đồng. Chẳng hạn như nước Singapore, không ai dám chạy xe vượt đèn đỏ dù không có cảnh sát hoặc em bé không dám xả rác dù không có thùng rác.
Khác biệt nào về văn hóa tiềm ẩn giữa ý kiến của bạn là người Việt và người tây phương?
=> Câu này xin phép không trả lời vì chưa có đủ thông tin
 

to-balance

Thành viên
Chúc mừng các bạn Bluesea88, Hoaihuong_8x, Nhanma, KendyDat đã có rất nhiều ý kiến thật sâu sắc. Các ý kiến này đã được đề cập và phân tích trong phần 2) của đợt bài "Kỹ năng Liên Văn Hóa trong giao tiếp với người ngoại quốc" với tựa đề "Đồng hồ được phát minh ở phương Tây" (http://kynangsong.org/threads/7029&p=38527#post38527). Mời các bạn vào xem và cùng tiếp tục tham luận.

Còn các bạn khác nghĩ sao về vấn đề này?
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
stevenquy “Sếp” Và Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ năng truyền thông 2
D [KN GIAO TIẾP] Xây dựng kỹ năng thiết lập mạng lưới mối quan hệ Kỹ năng truyền thông 1
tiktik [KN GIAO TIẾP] 5 kỹ năng truyền thông nên học từ Donald Trump Kỹ năng truyền thông 1
tangnam2 [KN GIAO TIẾP] Bạn đã học hỏi được nhưng kỹ năng gì??? Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người thanh niên trong thời đại mới Kỹ năng truyền thông 0
khuongduy7 [KN GIAO TIẾP] 5 kỹ năng mềm cần có trong mọi cuộc phỏng vấn. Kỹ năng truyền thông 0
ivenle [KN GIAO TIẾP] Bài học về kỹ năng giao tiếp Kỹ năng truyền thông 7
Bhji Onj [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp – Cầu nối thâm giao Kỹ năng truyền thông 0
thanhdat1004 [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật Kỹ năng truyền thông 2
thanhdat1004 [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng nói trước công chúng Kỹ năng truyền thông 1
thanhdat1004 [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp_ ứng xử Kỹ năng truyền thông 0
accessdeny [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm Kỹ năng truyền thông 0
Hương Trà [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại Kỹ năng truyền thông 1
C [KN GIAO TIẾP] kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng truyền thông 0
Sóng [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng viết Kỹ năng truyền thông 6
Sóng [KN GIAO TIẾP] Rèn luyện kỹ năng giao tiếp Kỹ năng truyền thông 3
KitKat Làm thế nào để không run sợ khi giao tiếp với người nước ngoài? Kỹ năng truyền thông 39
ihope Hội thảo: " Nghệ thuật giao tiếp cuốn hút" Kỹ năng truyền thông 0
laogiact12 Bí quyết của người giao tiếp thành công Kỹ năng truyền thông 6
ihope Hài Hước Trong Giao Tiếp Như Thế Nào ? Kỹ năng truyền thông 5
stevenquy Làm Sao Để Nhớ Tên Người Khác Trong Giao Tiếp? Kỹ năng truyền thông 1
stevenquy Văn Hóa 5s - Văn hóa đẹp trong cho nhận thông tin và giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
thien_duong_mau_tim Nghệ thuật giao tiếp và thuyế trình Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Phát triển các mối quan hệ Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Gọi điện cho khách hàng tiềm năng – Cold call test Kỹ năng truyền thông 5
ihope [KN GIAO TIẾP] Nói lưu loát là điểm mạnh của trangdang? Kỹ năng truyền thông 1
KendyDat [KN GIAO TIẾP] "Quan hệ bằng miệng" như thế nào mới đạt hiệu quả? Kỹ năng truyền thông 3
D [KN GIAO TIẾP] Nhớ tên người khác giúp phát triển sự nghiệp Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Mục đích của trangdang khi tạo một cuộc hẹn? Kỹ năng truyền thông 7
D [KN GIAO TIẾP] Cách hỏi một lời giới thiệu đối tác mới Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 9 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 8 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 7 Kỹ năng truyền thông 2
N [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 5 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 4 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 3 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 2 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 1 Kỹ năng truyền thông 1
benny [KN GIAO TIẾP] Nạn post bài tràn lan Kỹ năng truyền thông 11
dothanhvietquynhon [KN GIAO TIẾP] Một số điều lưu ý trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 7
benny [KN GIAO TIẾP] Đấu trí cùng tư duy phản biện Kỹ năng truyền thông 10
jimmydang [KN GIAO TIẾP] Phong cách giao tiếp! Kỹ năng truyền thông 9
benny [KN GIAO TIẾP] Hãy biết sử dụng lời nói khi cần! Kỹ năng truyền thông 2
KendyDat [KN GIAO TIẾP] Có lẽ người Việt Nam đã quên mất lời xin lỗi và cảm ơn Kỹ năng truyền thông 5
lecaoson9192 [KN GIAO TIẾP] Thuật Nói Chuyện Kỹ năng truyền thông 0
elsonhoang [KN GIAO TIẾP] Dạy con lòng nhân hậu, vị tha Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Một vấn đề khi chat online Kỹ năng truyền thông 9
elsonhoang [KN GIAO TIẾP]Làm thế nào để có một Slogan hay? Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Hãy biết cách trả lời - Một bí kíp khi phỏng vấn Kỹ năng truyền thông 3

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top