[Sách hay] Tôt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Đó thực sự là một cuốn sách hay và khiến nhiều người xúc động.

Nếu ai đó hỏi rằng: “Bạn hãy nói lên cảm nhận của bạn về cuốn sách một cách ngắn gọn nhất?”, tôi sẽ trả lời bằng 1 từ: “Đáng yêu!”. Từ văn phong giản dị, từ hình vẽ minh hoạ ngộ nghĩnh, từ những lời đối thoại hồn nhiên, từ ngôi trường “trên những toa tàu” Tô-mô-e đến những nhân vật trong truyện: Tốt-tô-chan, thầy Kô-ba-y-a-si, con Rốc-ky, cậu bé Ka-ha-sa-ki, cậu bé bại liệt Y-o-sa-ki-chan… Tất thảy đều rất đáng yêu, khiến tôi thương mến và trân trọng. Một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống, cũng có những niềm vui lẫn sự mất mát, nhưng dưới góc nhìn hồn nhiên, lạc quan của Tốt-tô-chan, cả câu chuyện trở nên ấm áp và tràn đầy tin tưởng. Cuốn truyện kết thúc bằng cảnh ngôi trường Tô-mô-e bị thiêu cháy vì bom đạn chiến tranh đã làm không ít người phải khóc, nhưng dường như ai nấy đều tin tưởng rằng sẽ lại có một ngôi trường Tô-mô-e khác mọc lên, trường Tô-mô-e sẽ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.

Cầm cuốn truyện trên tay, tôi đã rất ấn tượng với hình ảnh ở trang bìa. Tôi đoán cô bé trong hình là Tôt-tô-chan. Và tôi đã ngắm mãi hình ảnh cô bé hai má ửng hồng, đôi mắt cô bé nhìn xa xăm, và đáng yêu lắm. Cô bé Tốt-tô-chan không phải là một cô bé thần đồng, cũng không phải là một tài năng đặc biệt. Em chỉ là một cô bé vô tư, hồn nhiên và hiếu động, thậm chí em còn bị coi là một học sinh hư khi ở trường cũ. Thế nhưng, điều quan trọng là em đã sống chân thực và là Tốt-tô-chan chứ không phải là ai khác, chính nét trẻ thơ ấy của em lại khiến nguời đọc cảm thấy thật thích thú. Đọc Tốt-tô-chan, tôi như được trở về với những kỷ niệm tuổi thơ, như bản thân mình cũng hiện hữu đâu đó trong một vài tình tiết của câu chuyện. Tuổi thơ quả là một thế giới tuyệt vời, trẻ em cũng là những thiên thần tuyệt vời. Cuốn sách như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng: “Người lớn đừng bao giờ quên rằng mình đã từng là một đứa trẻ”, vì quên điều ấy mà đôi khi ta đã không chịu hiểu trẻ con , để rồi áp đặt và trách mắng. Tôi rất bất ngờ khi biết về những lý do mà Tốt-tô-chan giải thích cho hành động của mình. Tất cả đều rất hợp lý. Tôi không nghĩ là một em bé 5, 6 tuổi có thể có những suy nghĩ như vậy. Nhưng Tôt-tô-chan đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ của mình. Em liên tục mở và đóng nắp bàn là vì em rất thích bàn học có nắp nâng lên – nó khác bàn học ở nhà có các ngăn kéo, rồi lý do để em tiếp tục đứng bên cửa sổ khi đoàn hát rong đã đi qua cũng thật là thú vị “Thưa cô, có thể là ban nhạc khác sẽ đến. Và thật là tiếc nếu họ đến mà chúng em không được gặp”. Hay khi em giải thích cho cậu bạn Sác-ko-chan lý do vì sao không thấy ngôi sao nào khi nhìn xuống giếng "Tớ nghĩ sao ngủ vào ban ngày và thức dậy vào ban đêm để chiếu sáng”.

Cuốn truyện là một chuỗi những câu chuyện của Tốt-tô-chan, cũng là một chuỗi những điều thú vị đối với độc giả. Tôi bất ngờ vì sự kì lạ này đến sự kì lạ khác.Phần mở đầu khá dài, chưa bao giờ tôi thấy một lời mở đầu nào dài như vậy. Ban đầu tôi đã định bỏ qua, nhưng may thay, tôi đã đọc và xúc động thật sự khi biết chị Tét-su-ko viết về người thầy đáng kính của chị lúc bé. Biết được các mẩu chuyện đều là những sự kiện đã diễn ra và mục đích muốn chuộc lại một lời hứa không thực hiện được của chị, tôi trân trọng từng câu chữ trong truyện.

Trường Tô-mô-e quả là một ngôi trường kỳ lạ: ngôi trường với những lớp học là những toa tàu và luôn gần gũi với thiên nhiên, với lớp học mà các em được ngồi bất kỳ chỗ nào mà các em muốn, được học những gì mà các em thích thú, được mặc bất cứ quần áo nào mà các em thấy thoải mái để chạy nhảy, vui đùa, các em được học từ những điều gần gũi ngay trong đời sống: khi các em trồng cây, khi các em ăn trưa, khi đi dạo, khi tắm ở hồ bơi của trường… Tôi chắc hẳn rằng bất cứ ai đã đọc cuốn truyện này đều ấn tượng và yêu quý ngôi trường ấy. Sau khi đã quen với tất cả những điều kỳ đó, tôi ngẫm lại, mới nhận ra rằng đó là một ngôi trường mà ai ai cũng mơ ước, nên trong sự yêu quý của mỗi người còn gửi gắm cả ước mơ và hy vọng của một thời bé dại.
Cuốn sách đã để lại trong người đọc những ấn tượng rất đẹp về các nhân vật nổi bật trong truyện. Nếu Tôt-tô-chan cho tôi những thú vị của suy nghĩ con trẻ, thì vị hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si trường Tô-mô-e lại cho tôi những bài học bình thường mà quý báu trong nghề dạy học, nghề giáo. Thầy quả là một người thầy tuyệt vời, người thầy của tình yêu và niềm tin vô bờ dành cho học sinh và nghề giáo. Thầy coi các em như những người bạn của mình, tôn trọng và hiểu tâm lý các em, tạo điều kiện cho các em phát huy hết tiềm năng của mình. Đọc xong cuốn truyện, tôi đã từng ước mơ mình có thể là giáo viên trong trường của thầy, hay là học sinh cùng thời với Tôt-tô-chan, để nghe lời thầy nói: “Em thật là một cô bé ngoan”. Chắn chắn là điều đó không thể xảy ra, nhưng tôi vẫn muốn thầy là thầy của tôi. Trái tim luôn đón nhận và tràn đầy tình yêu của thầy khiến tôi cảm thấy thầy rất gần gũi. Phần kết của cuốn truyện kể về những người trò ngày xưa ở trường Tô-mô-e, họ đang sống, đang thành công ra sao. Tôi nghĩ rằng đó là hạnh phúc lớn nhất mà thầy Kô-ba-y-a-si hằng tâm huyết.

Mẹ của Tôt-tô-chan dù xuất hiện rất ít trong truyện, nhưng như chị Tét-su-ko kể lại, tôi thấy yêu quý bà lắm. Bà không chỉ là một người mẹ hiền từ mà còn là một nhà giáo dục rất tuyệt vời. Tôt-tô-chan là một cố bé may mắn và hạnh phúc khi có được người mẹ như bà. Cũng như thầy Kô-ba-y-a-si, bà cho tôi nhiều bài học về giáo dục,nhất là giáo dục trẻ em. Tôi thích nhất là việc bà hiểu được suy nghĩ của con mình và chấp nhận nó.

Không hẹn mà gặp, những người bạn khác của tôi khi đọc xong cuốn truyện Tốt-tô-chan cũng có những suy nghĩ giống tôi. Chúng tôi cảm thấy yêu biết mấy con đường giáo dục mà chúng tôi đang đi, hạnh phúc biết bao khi được gần gũi với trẻ thơ, và chúng tôi cũng phải nhìn nhận, suy tư về chính mình và nỗ lực của mình. Tôi cảm nhận rằng thầy Kô-ba-y-a- si đang truyền lại cho chúng tôi lòng nhiệt huyết với nghề, không chỉ có Tốt-tô-chan ước mơ trở thành cô giáo mà chúng tôi cũng mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp ấy, muốn gieo những mầm xanh cho cuộc đời.

Gặp lại những gì vô tư và trong sáng nơi cuốn sách Tôt-tô-chan, như một sự thanh lọc tâm hồn để chúng ta thoát khỏi những hẹp hòi, bon chen của người lớn mà nhìn nhận lại những ước mơ tốt đẹp nhất của một thời. Tôi học ở Tốt-tô-chan sự dám ước mơ, dám yêu thương chân thành, học cách tin yêu vào những người xung quanh và cuộc sống, học cách sống can đảm trung thực với chính mình. Dù đã cất truyện đi nhưng tôi vẫn thấy đâu đó hình ảnh của trường Tô-mô-e, của thầy hiệu trưởng, của bà mẹ, của Tôt-tô-chan và các bạn, cả của con Rốc-ky nữa. Đôi lần ngồi nhớ lại những trò ngô nghê của Tôt-tô-chan, tôi mỉm cười một mình…
Đó thật là một cuốn sách hay.
 

cẩm tú cầu

[♣]Thành Viên CLB
Ai thích đọc thì nhắn cho mình nhé, mình sẽ gửi mail cho các bạn. Một quyển sách hay để giải trí và học được một điều gì đó hữa ích.
 

TQV

Thanh viên kỳ cựu
Viết về trường Tô-mô-e và ông Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người sáng lập và điều hành trường này, là một trong những điều từ lâu tôi rất muốn làm.

Tôi không hư cấu một tình tiết nào. Tất cả đều là những sự kiện đã diễn ra và. may thay, tôi nhớ được khá nhiều. Nhoài việc muốn ghi lại những sự kiện này, tôi còn muốn chuộc lại một lời hứa không được thực hiện. Như tôi đã kể lại trong một chương của cuốn sách, khi còn là một cô bé, tôi có trịnh trọng hứa với ông Kô-ba-y-a-si rằng, khi lớn lên tôi sẽ xin dạy ở trường Tô-mô-e.

Rõ ràng đấy là một lời hứa mà tôi đã không thể làm tròn. Vì vậy, thay vào đó tôi xin cố gắng làm cho mọi người biết rằng ông Kô-ba-y-a-si là người như thế nào, tình thương yêu to lớn của ông đối với trẻ em và việc ông đã tiến hành giáo dục các em ra sao.

Oâng Kô-ba-y-a-si mất năm 1963. Nếu ông còn sống đến ngày nay, chắc chắn sẽ còn nhiều điều đẻ ông có thể kể cho tôi nghe. Khi viết cuốn sách này, tôi nhận thấy nhiều tình tiết là những kỷ niệm hạnh phúc thời thơ ấu của tôi và, trong thực tế, đó là những hoạt động mà ông đã vạch ra một cách thận trọng để đạt được những kết quả nhất định.

Tôi tự nhủ chắc chắn đó phải là điều mà ông Kô-ba-y-a-si hằng suy nghĩ. Hay, thật đáng quý biết bao khi biết rằng ông đã nghĩ về việc đó. Với mỗi một khám phá mới, tôi càng hết sức nhạc nhiên – cảm động và biết ơn ông sâu sắc.

Riêng tôi, tôi không thể đánh giá hết câu ông thường nói với tôi “Em biết không, em thật là một cô bé ngoan” đã giúp tôi vươn lên như thế nào. Nếu tôi không đến trường Tô-mô-e và không gặp ông Kô-ba-y-a-si thì rất có thể tôi sẽ bị mệnh danh là “một cô bé hư”, đầy mặc cảm và nhút nhát.

Năm 1945 trường Tô-mô-e bị phá huỷ trong trận oanh tạc của không quân vào Tô-ky-ô. Oâng Kô-ba-y-a-si xây dựng trường này bằng tiền riêng, do vậy việc xây dựng lại đòi hỏi phải có thời gian. Sau chiến tranh, trên mảnh đát cũ, thành lầp cơ sở hiện nay là Khoa Giáo dục trẻ em của trường Đại học Aâm nhạc Ku-ni-ta-chi. Oâng cũng đã dahy thể dục nghệ thuật ở đó và cũng đã hỗ trự cho việc thành lập Trường Tiểu học Ku-ni-ta-chi. Oâng qua đời ở tuổi sáu mươi chín, chưa kịp một lần nữa, mở lại nhôi trường lý tưởng của mình.

Tô-mô-e Ga-ku-en là một địa điểm nằm ở phía tây nam Tô-ky-ô, cách ga xe lửa Gi-y-u –gao-ka, trên tuyến đường Tô-ky-ô-kô, ba phút đi bộ. Nơi đây hiện nay là siêu thị Pê-a-xốc và bến đỗ xe. Một hôm tôi đi đén đó, hoàn toàn vì sự luyến tiết quá khứ, chứ tôi đã biết rõ rằng ở đấy chẳng còn gì gọi là dấu tích của trường bà mảnh đát của nó.

Tôi lái xe chầm chậm đi qua bến đỗ xe, nơi trước đây là những phòng học gồm có các toa tàu và sân chơi của trường. Khi nhìn thấy chiếc xe của tôi, người phụ trách bến đõ xe kêu lên: “Cô không thể lái xe vào đó được đâu, không thể vào được đâu! Bến hết chỗ rồi”.

Dường như tôi muốn nói: “Tôi có muốn đỗ xe đâu, tôi chỉ muốn nhứ lại những khỷ niệm”. Nhưng anh ta làm sao có thể hiểu được. Thế là tôi lại tiếp tục lái xe đi và một nỗi buồn mênh mang xâm chiếm lòng tôi, khiến nước mắt tôi cứ trào ra trên đôi má.

Tôi biết chắc chắn rằng trên thế gian này có nhiều nhà giáo giỏi – những con người có những lý tưởng cao và có tình thương yêu to lớn đối vơi trẻ em – mơ ước mở những trường học lý tưởng. Và tôi cũng biết rằng đẻ thực hiện được những ước mơ này người ta phải trải qua biết bao khó khăn gian khổ. Oâng Kô-ba-y-a-si đã mất nhiều năm nghiên cứu, trước khi mở trường Tô-mô-e vào năm 1937, và trường này đã bị thiêu hủy năm 1945, sự tồn tại của nó thật quá ngắn ngủi.

Tôi tin rằng thời kỳ tôi ở đó chính là úc nhiệt tình của ông Kô-ba-ya-a-si đã đạt đến đỉnh cao và các kế hoạch của ông đang độ nở hoa rực rỡ. Giá như không có chiến tranh hẳn sẽ có biết bao em nhỏ đã được ông chăm sóc và giáo dục; tôi buồn lòng trước sự mất mát nói trên.

Trong cuốn sách này, tôi cố gắng miêu tả các phương pháp giáo dục của ông Kô-ba-y-a-si . Theo ông, tất cả trẻ em bẩm sinh vốn tốt đẹp, và bản chất đó rất dễ bị môi trường xung quanh cùng những ảnh hưởng xấu của người lớn phá hoại. Mục đích của ông là khám phá “bản chất” của các em và phát triển nó, để giúp các em trở thành những con người với những phẩm chất riêng.

Oâng Kô-ba-y-a-si đánh giá cao tính hồn nhiên và muốn để cho các đặc tính của trẻ em được phát truển càng tự nhiên càng tốt. Oâng cũng rất yêu thiên nhiên. Mi-y-ô-chan, con gái ông, nói với tôi rằng khi còn nhỏ cha cô thường dắt cô đi bộ và nói: “Chúng ta hãy đi tìm các nhịp điệu trong thiên nhiên”.

Oâng thường dẫn cô đến bên một cây cổ thụ, chỉ cho cô biết các cành lá đung đưa trong gió như thiế nào; ông cũng nói cho cô biết mối quan hệ giữa lá, cành và thân cây; lá cây đung đưa khác nhau là tuỳ theo tốc độ của gió. Họ đứng im quan sát những hiện tượng như vậy, và khi không có gió họ cứ đứng ngữa mặt lên trời, kiên trì đợi chờ một làn gió thoảng đến.

Không những họ chỉ đứng để quan sát gió mà còn quan sát cả những dòng sông. Hai cha con cô cũng thường ra bên bờ con sông Ta-ma gần đó để ngắm nhìn nước chảy. Cô gái nói với tôi rằng, hai cha con cô không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm những việc đó.

Đến đây bạn đọc có thể băn khoăm thự hỏi làm sao các nhà chức trách Nhật Bản, trong thời chiến lại có thể cho phép một trường tiểu học khác thường, nơi việc học tập được tiến hành trong bầu không khí tự do như vậy tồn tại. Oâng Kô-ba-y-a-si rất ghét sự khoa trương ầm ĩ, và thậm chí trước chiến tranh ông không cho ai được chụp ảnh hoặc tuyên truyền về tính khác thường của trường ông. Có thể, đó là một lý do tại sao ngôi trường nhỏ với gần năm mươi học sinh tránh được sự chư yư của các nhà chức trách và tiếp tục được phát truển. Một lý do khác: ông Kô-ba-y-a-si là một nhà giáo được Bộ Giáo dục đánh giá cao.

Hằng năm cứ đến mồng ba tháng Mười một, một ngày trong chương trình “Những ngày thể thao tuyệt diệu”, mọi học sinh của trường Tô-mô-e bất kể đã tốt nhiệp vào thời gian nào, kại kéo nhau về đền Ku-hon-bút-su dự hội trường. Tuy giờ đây tất cả chúng tôi đã ở tuổi ngoại bốn mươi – rất nhiề người trong chúng tôi đã xấp xỉ năm mươi – vả đã có con có cháu, chúng tôi vẫn gọi nhau bằng những tên cúng cơm. Những buổi tụ họp này là một trong những di sản hạnh phúc mà ông Kô-ba-y-a-sk đã để lại cho chúng tôi.

Thực ra tôi đã bị đuổi ra khỏi trường tiểu học đầu tiên. Tôi không nhớ nhiều về trường đó – mẹ tôi có kể cho tôi nghe về những người hát rong và về trường đó. Tôi khó có thể tin rằng mình đã bị đuổi học. Liệu tôi có thực sự hư đốn đến mức đó không? Tu nhiên, cách đây năm năm, khi tôi tham gia vào một chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng, tôi được giới thuệu với một người biết tôi lúc đó. Bà chính là giáo viên của lớp bên cạnh lớp tôi. Tôi đã chết lặng đi trước điều bà nói:

“Cô học ngay bên cạnh phòng tôi”, bà nói “và khi tôi có việc đi đến phòng giáo viên, tôi thường thấy cô cứ phải đứng ở nhoài hành lang vì bị phạt. Khi tôi đi qua, cô thường níu tôi lại, hỏi tại sao người ta bắt cô đứng đó và cô đã làm điều gỉ sai trái. Có một lần cô hỏi tôi: “Cô giáo có thích những nhười hát rong không?:. Tôi không biết phải cư xử với cô ra sao, và cuối cùng, hễ muốn đến phòng giáo viên, tôi phải nhòm ra trước, nếu thấy cô đứng ở ngoài hành lang thì tôi tránh không đi.

Cô chủ nhiệm lớp cô thường kể với tôi về cô trong phòng giáo viên. Cô ấy nói: “Tôi chẳng hiểu vì sao em ấy lại như vậy”. Chính vì vậy mà trong những năm sau này khi thấy cô xuất hiện trên màn hình, tôi nhận ra ngay tên cô. Thời gian cách đây đã lâu rồi , song tôi vẫn nhớ như in khi cô học lớp một”.

Có đúng là người ta đã bắt tôi đứng ở hành lang không? Tôi không nhớ rõ và rất ngạc nhiên. Song chính và giáo mái tóc hoa râm với khuôn mặt phúc hậu, với dáng dấp còn trẻ trung kia, người đã chịu khó đến tham dự chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng ấy, cuối cùng đã làm cho tôi tin rằng thực sự tôi đã bị đuổi học.

Đến đây tôi lại muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mẹ tôi vì bà đã không kể cho tôi biết điều đó, mãi cho đến ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của tôi.

“Con cò biết tại sao con phải chuyển trường tiểu học không?” Có một hôm mẹ tôi hỏi như vậy. Khi thấy tôi trả lời: “Con không biết ạ” thì bà tiếp tục nói một cách rất thản nhiên rằng: “Chỉ vì con bị đuổi học”.

Ngày ấy bà hoàn toàn có thể nói: “Con sẽ trở thành người như thế nào đây? Con đã bị đuổi học. Nếu người ta lại đuổi con ra khỏi trường tiếp theo thì con sẽ đi đâu?”.

Nếu mẹ tôi nói với tôi như vậy trong nhày đầu tiên khi tôi bước chân vào cổng trường Tô-mô-e Ga-ku-en thì tôi sẽ cảm thấy bất hạnh và lo lắng biết chừng nào. Và nếu vậy thì cổng trường rợp bóng cây cùng những phòng học toa tàu sẽ chẳng có thể làm tôi phấn khởi. Thật may thay tôi đã có một người mẹ như mẹ tôi.

Sau chiến tranh, chỉ còn lại vài tấm ảnh chụp tại trường Tô-mô-e. Trong số đó chỉ có những tấm ảnh chụp khi tốt nghiệp là đẹp nhất. Học sinh lớp cuối cấp thường đứng ở các bậc lên xuống trước cửa phòng họp để chụp ảnh. Nhưng mỗi lần thấy học sinh tốt nghiệp xếp hàng và gọi nhau “Mau lên, chụp ảnh”, thì học sinh các lớp khác cũng muốn chen vào và thế là bấy giờ không thể nào chỉ ra ai là những học sinh của lớp tốt nghiệp.

Chúng tôi thường có những cuộc thảo luận sôi nổi về chủ đề này trong các buổi họp mặt. Ông Kô-ba-y-a-si không bao giờ nói gì vào những dịp chụp ảnh này. Có lẽ ông nghĩ rằng tốt nhất là có những hình ảnh sống động của mọi người trong trường, hơn là một bức tranh tốt nghiệp chính thức. Giờ đây xem lại, những tấm ảnh này quả là rất tiêu biểu cho trường Tô-mô-e.

Còn bao điều khác nữa tôi có thể viết về trường Tô-mô-e. Nhưng tôi sẽ rất vui mừng nếu tôi có thểù làm cho mọi người hiểu rằng cớ sao thậm chí một cô bé như Tốt-tô-chan, khi chịu những ảnh hưởng đúng đắn của người lớn, lại có thể trở thành một người biết sống hòa hợp với mọi người khác.

Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người có nhiều cảm hứng và có tầm nhìn xa đã thành lập nhà trường tuyệt vời này, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1893, tại một vùng nông thôn ở phía tây bắc Tô-ky-ô. Thiên nhiên và âm nhạc là những nhứ mà ông yêu thích nhất. Lúc còn nhỏ ông thường ra đứng trên bờ sông gần nhà, với dãy núi Ha-ru-na ở phía xa, và tưởng tượng dòng nước chảy cuồn cuộn là một dàn nhạc và ông là “nhạc trưởng”.

Là con út trong một gia đình nông dân khá nghèo có sáu người con, ông đã phải làm trợ giáo sau khi học xong tiểu học. Tuy nhiên, đẻ làm được việc, ông phải có những chứng chỉ cần thiết, và để có những thừ đó ông phải cố gắng vượt bực bằng một tài năng phi thường. Ngay sau đó ông đã giành được chỗ dạy tại một trường tiểu học ở Tô-ky-ô.

Ở đây ông đã kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu âm nhạc và chính điều đó đã giúp ông thực hiện được khát vọng mà ông hằng ấp ủ. Oâng đã vào học trong Khoa Giáo dục âm nhạc, thuộc nhạc viện đầu tiên của Nhật Bản – nay là Trường Đại học nghệ thuật và âm nhạc Tô-ky-ô. Khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên dạy nhạc tại trường tiều học Xây-kây.

Trường này do ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra sáng lập. Oâng là một con người tuyệt diệu luôn luôn tin rằng giáo dục tiểu học là bậc giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ em. Ở đây ông Ha-ru-gi chủ trương tổ chức những lớp ót học sinh vớ chương trình tự do để giúp các em phát triển những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân và phát huy tính tự trọng.

Việc học tập được tiến hành vào các buổi sáng. Buổi chiều dành để đi dạo thu thập cây cỏ, tập vẽ, tập hát hay nghe các baiø thuyết trình của thầy hiệu trưởng. Oâng Kô-ba-y-a-si chịu ảnh hưởng rất lớn các phương pháp của ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra, và sau này ông đã xây dựng một loại chương trùnh tươnh tự ở trường Tô-mô-e.

Trong thời gian dạy nhạc ở đây ông Kô-ba-y-a-si đã viết một vở ca kịch cho trẻ em, để học sinh trình diễn. Vở ca kịch của ông đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà công nghiệp I-oa-xa-ki – một thành viên trong gia đình có công ty thương mại Mít-su-bi-si khổng lồ.

Nhà đại tư bản I-oa-sa-ki đã đỡ đầu cho nền nghệ thuật – giúp đỡ Kô-xca Y-a-ma-da, nhà soạn nhạc lão thành của Nhật và tài trợ cho nhà trường. Sau đó nhà đại tư bản I-oa-xa-ki còn cung cấp kinh phí để cử ông Kô-ba-y-a-si sang châu Aâu nghiên cứu các phương pháp giáo dục.

Oâng Kô-ba-y-a-si ở châu Aâu hai năm từ 1922 đến 1924. Trong thời gian này ông thường đến thăm các trường và cùng với Ê-mi-lơ Giắc-cơ Đan-crô-dơ nghiên cứu môn thể dục nghệ thuật ở Pa-ri. Khi trở về nước, cùng với một người khác, ông thành lập Trường mẫu giáo Xây-giô.

Ông Kô-ba-y-a-si thường nhắc nhở các cô mẫu giáo đừng gò ép các cháu vào những khôn mẫu định trước. “Hãy để các cháu phát triển tự nhiên”, ông nói “Đừng cản trở khát vọng của các cháu. Ước mơ của các cháu lớn hơn mơ ước của các cô”. Trước đó chưa có một trường mẫu giáo nào như thế ở Nhật Bản.

Năm 1930, ông Kô-ba-y-a-si lại đi Châu Aâu để nghiên cứu thêm một năm nữa. Cùng với Đan-crô-dơ ông đã đi quan sát ở nhiều nơi và đi đến quyết định sẽ mở trường riêng của ông khi trở về Nhật Bản.

Ngoài việc mở trường Tô-mô-e Ga-ku-en năm 1937, ông còn thành lập Hội thể dục nghệ thuật Nhật Bản. Nhiều người nhớ tới ông như là người truyền bá thể dục nghệ thuật ở Nhật Bản và ghi nhận công lao của ông trong việc xây dựng Trường Đại học âm nhạc Ku-ni-ta-chi sau chiến tranh. Chỉ còn lại vài người trong chúng tôi trực tiếp vận dụng các phương pháp dạy học của ông, và thật đáng buồn là ông đã qua đờ trước khi có thể xây dựng một trường nữa giống như trường Tô-mô-e.

Khi trường này bị thiêu cháy, ông đã hình dung ra một trường khác tốt hơn. Bất chấp sự rung chuyển bởi bom đạn xung quanh, ông vẫn hỏivới vẻ sảng khoái: “Sắp tới, chúng ta sẽ xây dựng loại trường học như thế nào đây?”.

Khi tôi bắt tay vào viết cuốn sách này, tôi hết sức ngạc nhiên biết rằng ông chủ nhiệm chương trình phỏng vấn truyền hình hằng ngày của Tét-su-kô – người đã vùng tôi làm việc trong nhiều năm – người đã tiến hành nghiên cứu về ông Kô-ba-y-a-si được chục năm rồi. Tuy chưa bao giờ gặp ông Kô-ba-y-a-si, song một người phụ nữ đã từng chơi pi-a-nô cho các lớp thể dục nghệ thuật của trẻ em đã gợi cho ông chủ nhiệm quan tâm nghiên cứu về nhà giáo dục học này.

Khi bà giáo ấy bắt đầu chơi đàn, ông Kô-ba-y-a-si thường sửa lại nhịp cho bà và nói: “Chị có biết không, các em không bước đi như vậy đâu!”. Oâng quả đã hòa mình cùng các em, nên hiểu từng nhịp thở và bước đi của chúng. Tôi hy vọng ông Ka-du-hi-kô Sa-nô – ông chủ nhiệm của tôi – sẽ sớm hoàn thành cuốn sách của mình để kể cho thế giới biết thêm nhiều chuyện về con người phi thường này.

Cách đây hai mươi năm, một biên tập viên trẻ của côn ty Kô-đan-sa phát hiện ra bài tiểu luận của tôi viết về trường Tô-mô-e đăng trong một tờ tạp chí của phụ nữ, ông tìm gặp tôi, tay ôm một tập báo, và đề nghị tôi phát triển bài tiểu lauụ©n thành một cuốn sách. Tôi có lỗi là đã dùng tờ báo đó làm một việc khác và người đàn ông trẻ tuổi kia đã trở thành mọt giám đốc trước khi ý kiến của ông thành hiện thực.

Nhưng chính nghười đó – ông Kat-su-hi-sa Kô-to – là người đã cho tôi ý nghĩ và niềm tin để làm việc này. Khi đó vì chủa viết nhiều nên việc viết cả một cuốn sách là một việc làm đáng sợ. Bà cuối cùng người ta khuyên tôi nên viết từng chương một và đăng thành một loạt bài trên tạp chí “Người phụ nữ trẻ” của Công ty Kô-đan-sa. Và tôi bắt đầu viết từ tháng hai năm 1979 đến tháng mười hai 1980.

Hăng tháng tôi thường đi thăm Viện Bảo tángách tranh của Chi-hi-rô I-oa-sa-ki ở Si-mô Sa-ku-gi, Nê-ri-ma-ku, Tô-ky-ô để chọn tranh minh họa. Chi-hi-rô I-oa-sa-ki là một nữ họa sĩ thiên tài chuyên vẽ tranh thuếu nhi. Tôi tự hỏi không biết nơi nào trên thế giới này, còn có những nghệ sĩ có thể vẽ trẻ em sống động như tranh của bà.

Bà vẽ các em dưới muôn vàn tâm trạng và tư thế khác nhau và phân biệt rõ ràng những đường nét khác nhau giữa đứa trẻ sáu tháng với em bé chín tháng tuổi. Tôi không thể nói hết niềm hạnh phúc của tôi khi được phép dùng tranh của bà để minh họa cho cuốn sách của tôi.

Điều kỳ lạ là tranh của bà rất phủ hợp với câu chuyện của tôi. Bà mất năm 1974, và nhiều người luôn luôn hỏi có phải tôi đã bắt tay viết cuốn sãh này khi bà còn sống không, điều đó chứng tỏ tranh của bà với muôn vàn cách miêu tả trẻ em trung thực và gần gũi với cuộc sống.

Chi-hi-rô I-la-sa-ki để lại gần bảy ngàn bức tranh, và tôi có đặc ân được xem rất nhiều tranh nguyên bản nhờ sự giúp đỡ ân tình của con trai bà, một nhà viết kich, phó giám đốc nhà bảo tàng, và vợ anh. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với chồng bà nghệ sĩ vì đã cho phép tôi in lại các tác phẩm của bà. Tôi cũng xin càm ơn nhà soạn kịch Ta-đa-su Li-da-oa, giám đốc nhà bảo tàng mà hiện nay tôi là uỷ viên quản trị, đã liên tục giục tôi viết sách khi thấy tôi trì hoãn.

Tất nhiên Mi-y-ô-chan và các bạn cùng trường Tô-mô-e cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông kây-kô I-oa-mô-tô, người biên tập bản tiếng Nhật là người luôn luôn nói: “Chúng ta phải làm cho cuốn sách này trở thành một cuốn sách hay thật sự”.

Tôi có ý định chọn nhan đề tiếng Nhật từ một thành nhữ phổ biến từ nhiều năm nay đề cập đến những con người ở bên lề cửa sổ, có nghĩa là người ta đang ở trên mép cửa hay sắp bị đẩy ra ngoài giá lạnh. Tuy tôi thường phải đứng ở bên cửa sổ ngoài sự mong muốn để nhìn những người hát rong, tôi thực sự cảm thấy mình đã bị đẩy “ra ngoài cửa sổ” tại trường học đầu tiên đó – bị xa lánh và chịu sữ lạnh lùng.

Đầu đề của cuốn sách ngoài những ý nghĩa đó còn có thêm một ý nghĩa này nữa: cửa sổ của hạnh phúc, cuối cùng đã mở ra trước mắt tôi, tại trường Tô-mô-e!

Trường Tô-mô-e không còn nữa. Có lẽ không gì có thể làm cho tôi vui sướng hơn nếu biết rằng khi đọc cuốn sách này, trường đó sẽ sống lại trong tâm trí các bạn.
Nguồn TVE
Download here : ( có 2 ebook tiếng anh và tiếng việt :mimcuoi: )
Mã:
http://www.mediafire.com/?xifzkwhgv2j
( tiếng việt )
Mã:
http://www.mediafire.com/?ecxdssg2bbj
( tiếng anh )

 

Tô-Mô-Ê

Thành viên mới
Thật vui mừng và cảm động khi đọc những dòng cảm nhận thật sâu sắc và tinh tế về tác phẩm nổi tiếng này.

Gia đình mình hiện là giáo viên tiểu học ở Nhật và sẽ trở về Hà Nội sống vào tháng tới, ước mơ cháy bỏng của mình là xây dựng được một ngôi trường như Tô-Mô-Ê Gakuen trong truyện này cho con em Việt Nam ta được hưởng thụ tuổi thơ trong sáng như Tottochan. Một môi trường học đường mà ở đó trẻ được đối xử tôn trọng, được yêu thương bằng cả một trái tim, được học và hành trong một không khí hoàn toàn thoải mái, không áp lực vô bổ và được phát triển toàn diện.

Mình đã đăng tin tìm kiếm những người có tâm huyết để cùng nhau đóng cổ phần dựng trường, tháng 11 năm nay khi về nước nhà mình sẽ bắt tay xúc tiến hiện thực hóa dự án tâm huyết này, rất mong nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ của các bạn. Hiện nay vợ chồng mình đã nhận được nhiều sự hứa hẹn đóng góp vốn và công sức vào việc xây dựng ngôi trường trong mơ của các anh chị và các bạn trong nước cũng như ở nước ngoài. Vợ chồng mình sẽ thực hiện bằng được dự án này, cho dù nhiều khó khăn đang chờ trước mắt.

Link dự án ngôi trường Tô-Mô-Ê của vợ chồng mình trên diễn đàn làm cha mẹ như sau: Rủ thành lập Trường tiểu học Tô-Mô-Ê để giải cứu cho con của chúng ta (em nhờ Mod mấy - Page 11 - Diễn đàn LÀM CHA MẸ. Rất mong nhận được những chia sẻ quí giá của các anh chị và các bạn, mình online trên yahoo chát 12/24 theo nick là quangnguyenhn@yahoo.com, mong lắm những chia sẻ quí báu của các anh chị và các bạn. Thân mến.

Tô-Mô-Ê
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
thaihabooks Sách hay: Chuyện nhỏ Sài Gòn Tủ Sách 0
Sóng [Sách hay] cuốn từ điển tâm hồn: "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" Tủ Sách 0
C [sách hay]Tha thứ cũng là nghệ thuật Tủ Sách 1
bluesea88 [Sách Hay][you] hãy chia sẻ những cuốn sách tâm đắc của mình! Tủ Sách 44
tuyettinhlinh [Sách hay]" ĐÁNH THỨC CON NGƯỜI PHI THƯỜNG TRONG BẠN" Tủ Sách 5
songha [Sách hay] Quyền của con người, quyền của người phụ nữ Tủ Sách 1
perfwill [Sách hay] Làm cách nào để ngủ ít hơn mà vẫn làm việc nhiều hơn Tủ Sách 8
Sóng [Sách hay] Tại sao lại chần chừ? Tủ Sách 4
KendyDat [Sách hay] Buổi trao giải Sách Hay 2011 - Gạn đục khơi trong Tủ Sách 0
B [Sách hay] Buổi giao lưu sách “Quảng gánh lo đi và Vui sống” Tủ Sách 0
Fly_and_drive [Sách hay] Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì. Tủ Sách 1
ihope [Sách hay] Bạn có thể cứu hành tinh Tủ Sách 1
benny [Sách hay] Lãnh đạo và sự tự lừa dối Tủ Sách 1
Sóng [Sách hay] Quà của bố Tủ Sách 0
D [Sách hay] Đắc Nhân Tâm – Cuốn Sách Hay Nhất Của Mọi Thời Đại Đưa Bạn Đến Thành Công Tủ Sách 0
keepthefaith [Sách hay] Mặt Phải Tủ Sách 0
T [Sách hay] Quyền năng của bây giờ - Eckhart Tolle Tủ Sách 2
huxu456 [Sách hay] Đừng bảo không có thời gian với sách Tủ Sách 1
elsonhoang [Sách hay] Eat the Frog Tủ Sách 2
elsonhoang [Sách hay] Phép tắc của loài sói - La Vũ Tủ Sách 6
auror_1102 [Sách hay] Help me Tủ Sách 2
benny [Sách hay] Nothstar: Building skills for the TOEFL iBT advanced Tủ Sách 0
benny [Sách hay] Tuyển tập trọn bộ New Headway Tủ Sách 0
motnetcamthethoi [Sách hay] Yêu em từ cái nhìn đầu tiên - Cố Mạn Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] LÃNH ĐẠO HƯỚNG NỘI - Những thế mạnh tiềm ẩn cần được khai phá Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] STARGIRL - Bạn có dám là chính mình hay không? Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] Có gì đặc biệt trong cuốn sách đặc biệt chào mừng ngày 20/11 Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] Người gieo hi vọng Tủ Sách 0
ducanhdhcs_t48 [Sách hay] Một cẩm nang về lãnh đạo quản lý Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] NGƯỜI GIEO HY VỌNG - Ngợi ca những người thầy hết lòng vì học sinh Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] Ba sai lầm khiến bạn không thể trở thành lãnh đạo Tủ Sách 0
P [Sách hay] sách tư duy mới ra lò nè các bạn Tủ Sách 1
thaihabooks [Sách hay] Bestseller tháng 09 Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] 10 món quà đang chờ đón bạn Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] 30 tuổi không có thói quen đọc sách là… hết cách Tủ Sách 5
thaihabooks [Sách hay] Lãnh đạo hướng nội – Phát huy thế mạnh tiềm ẩn nhờ Quy trình 4P Tủ Sách 2
thaihabooks [Sách hay] Cuộc thi viết số 2 – Giá trị của sách - Thái Hà Books Tủ Sách 0
Thiên Sứ [Sách hay] Sự hình thành tinh thần khoa học Tủ Sách 0
anducnhan [Sách hay]Tải miễn phí 64 quyển sách đặc sắc hàng đầu thế giới về phát triển bản thân Tủ Sách 16
KendyDat [Sách hay] Quên hôm qua sống cho ngày mai Tủ Sách 5
Thiên Sứ [Sách hay] Phút Nhìn Lại Mình Tủ Sách 3
canh buom do [Sách hay] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Tủ Sách 1
sand_love_sea [Sách hay] Con gái về trễ Tủ Sách 0
nhoccan219 [Sách hay] Nghệ Thuật Giao Tiếp Để Thành Công Tủ Sách 0
T [Sách hay] Những cuốn sách dành cho cuộc sống - Osho (pdf bản đẹp) Tủ Sách 8
T [Sách hay] Chiến tranh tiền tệ. Tủ Sách 1
Sóng [Sách hay] Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim Tủ Sách 9
motnetcamthethoi [Sách hay] MOMO - Michael Ende Tủ Sách 0
Y [Sách hay] Karl Marx - Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] The fine art of Small Talk! Tủ Sách 2

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top