6/08/2009 10:59:19
(SVVNO) Sáng 26/8, Sở Y tế Hà Nội thông báo 2 cơ sở sản xuất hạt trân châu để làm chè dùng chất bảo quản vượt giới hạn cho phép 1,4 - 2,5 lần. Chất này là axit Benzoic và axit Sorbic, nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí gây ung thư.
Gần đây rộ lên thông tin trà sữa trân châu có thành phần không nằm trong danh mục cho phép, ngày 10/8, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành lấy 3 mẫu hạt trân châu để xét nghiệm thì có 2 mẫu không đạt.
Kết quả, hạt trân châu của một cửa hàng ở Cầu Giấy có hai chất bảo quản vượt quá giới hạn cho phép là:
- Axit Benzoic, hàm lượng 2.585,5 mg trên một kg, gấp 2,5 lần so với giới hạn cho phép.
- Axit Sorbic, hàm lượng 1.611,1 mg trên một kg, vượt 1,6 lần so với giới hạn cho phép.
Số hạt trân châu này được mua tại Công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc, trên đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy. Chiều 25/8, Sở Y tế đã niêm phong toàn bộ số trà sữa trân châu của công ty trên. Đồng thời vì cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh không đảm bảo theo quy định nên Sở đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty, tiếp tục đợi làm rõ.
Ngoài ra, một mẫu hạt trân châu được lấy trên thị trường của một công ty Trung Quốc cũng có kết quả xét nghiệm không đạt. Cụ thể:
- Hàm lượng đường Saccarin (chất tạo ngọt) là 497 mg, gấp gần 5 lần giới hạn cho phép.
- Hàm lượng axit Sorbic là gần 1.456 mg, gấp 1,4 lần giới hạn cho phép.
Theo tiến sĩ Lê Thị Hồng Hào, Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, hai chất bảo quản là axit Sorbic và Benzoic nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên nếu vượt quá giới hạn tối đa cho phép sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí nếu quá nhiều, tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư.
Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở cho biết, kiểm tra những nguyên liệu đưa vào sản xuất hạt trân châu gồm có: tinh bột sắn, chất bảo quản chống oxy hóa, chất làm dày, dẻo, chất độn, phẩm màu... tất cả đều nằm trong danh mục cho phép.
(SVVNO) Sáng 26/8, Sở Y tế Hà Nội thông báo 2 cơ sở sản xuất hạt trân châu để làm chè dùng chất bảo quản vượt giới hạn cho phép 1,4 - 2,5 lần. Chất này là axit Benzoic và axit Sorbic, nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí gây ung thư.
Gần đây rộ lên thông tin trà sữa trân châu có thành phần không nằm trong danh mục cho phép, ngày 10/8, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành lấy 3 mẫu hạt trân châu để xét nghiệm thì có 2 mẫu không đạt.
Kết quả, hạt trân châu của một cửa hàng ở Cầu Giấy có hai chất bảo quản vượt quá giới hạn cho phép là:
- Axit Benzoic, hàm lượng 2.585,5 mg trên một kg, gấp 2,5 lần so với giới hạn cho phép.
- Axit Sorbic, hàm lượng 1.611,1 mg trên một kg, vượt 1,6 lần so với giới hạn cho phép.
Số hạt trân châu này được mua tại Công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc, trên đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy. Chiều 25/8, Sở Y tế đã niêm phong toàn bộ số trà sữa trân châu của công ty trên. Đồng thời vì cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh không đảm bảo theo quy định nên Sở đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty, tiếp tục đợi làm rõ.
Ngoài ra, một mẫu hạt trân châu được lấy trên thị trường của một công ty Trung Quốc cũng có kết quả xét nghiệm không đạt. Cụ thể:
- Hàm lượng đường Saccarin (chất tạo ngọt) là 497 mg, gấp gần 5 lần giới hạn cho phép.
- Hàm lượng axit Sorbic là gần 1.456 mg, gấp 1,4 lần giới hạn cho phép.
Theo tiến sĩ Lê Thị Hồng Hào, Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, hai chất bảo quản là axit Sorbic và Benzoic nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên nếu vượt quá giới hạn tối đa cho phép sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí nếu quá nhiều, tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư.
Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở cho biết, kiểm tra những nguyên liệu đưa vào sản xuất hạt trân châu gồm có: tinh bột sắn, chất bảo quản chống oxy hóa, chất làm dày, dẻo, chất độn, phẩm màu... tất cả đều nằm trong danh mục cho phép.
(Theo VNExpress)