[Tài chính] Vì sao ngân hàng ngại tăng vốn?

vermouth

Thanh viên kỳ cựu
Vì sao ngân hàng ngại tăng vốn? Ngân hàng có quá nhiều đặc quyền nên vay nợ có lợi hơn nhiều bất chấp sự an toàn của cả nền kinh tế.

Ngân hàng dường như không tuân theo những quy tắc tài chính doanh nghiệp thông thường. Trong khi hầu hết các tập đoàn công nghiệp lớn đều hoạt động theo những quy tắc tài chính chặt chẽ.

Ví dụ như ai cũng đồng ý rằng giá trị kế toán thường không chính xác và muốn định giá doanh nghiệp hay đánh giá liệu nó có phá sản hay không thì phải dựa vào dòng tiền.

Khả năng sinh lời cũng phải được tính toán trước khi cân nhắc tới hiệu ứng khuếch đại từ đòn bẩy tài chính. Kế toán chứ không phải tiền mặt mới là yếu tố quyết định.

Phần lớn các chỉ tiêu thông thường đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đều bị bóp méo bởi đòn bẩy tài chính, đặc biệt là lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE).

Sự khác thường này của ngân hàng không phải điều gì bí mật.

Các cơ quan giám sát đang cố tìm cách để người nộp thuế không phải gánh chịu thiệt hại từ khủng hoảng ngân hàng. Ví dụ như dự luật mới được thông qua tại Quốc hội nhắm tới chi phí của các gói cứu trợ.

Tuy vậy, vũ khí chính của họ là ép ngân hàng tăng vốn. Giới ngân hàng phàn nàn rằng vốn cổ phần quá đắt đỏ và sẽ có hiệu ứng dây chuyền tới giá vốn vay và làm tổn hại tới nền kinh tế.

Nhưng điều này mâu thuẫn với một quy tắc cơ bản của tài chính doanh nghiệp do Franco Modigliani và Merton Miller tìm ra năm 1958, rằng giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn của nó (ít nhất là trong một nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng lao động và không có thuế).

Lý thuyết này cho rằng mặc dù cổ đông đòi hỏi lợi tức cao hơn chủ nợ, tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà họ yêu cầu giảm xuống khi tăng số lượng cổ phiếu, vì lợi nhuận sau lãi ổn định hơn. Chi phí vốn vay cũng giảm xuống vì chủ nợ tin tưởng vào doanh nghiệp hơn.

Tổng chi phí vốn vay của doanh nghiệp không đổi, và phụ thuộc chủ yếu vào mức độ rủi ro của tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ chứ không phải nguồn gốc của vốn.

Trong một số trường hợp cá biệt, nó thậm chí còn rất thấp. Một công ty chỉ sở hữu trái phiếu chính phủ lợi suất 5% sẽ chỉ có chi phí vốn vay 5% cho dù toàn bộ vốn là vốn cổ phần.

Thực tế lại có những điều kỳ cục giúp vay nợ có thêm ưu thế như khấu trừ chi phí lãi vay. Nhiều công ty, chủ yếu là công ty vốn tư nhân, lấy đó làm cái cớ để vay nợ tràn lan, nhưng đa phần các công ty làm ăn nghiêm túc đều được tài trợ bởi nguồn vốn cổ phần, giúp họ miễn nhiễm với bong bóng tín dụng.

Vậy tại sao ngân hàng lại không như vậy? Nhờ bản chất của mình mà một phần tài sản ngân hàng được tài trợ bởi nguồn vốn tiền gửi thay vì vốn cổ phần.

Một thế kỷ trước, khi ngân hàng vẫn có thể đổ vỡ, họ duy trì số vốn cổ phần gấp đôi hiện nay để làm khách hàng an tâm.

Kể từ đó đến nay, tiền gửi được chính phủ bảo hiểm. Hiện một số chủ nợ cũng đang được chính phủ bảo hiểm “bán công khai”.

Tiền gửi trở nên đặc biệt như vậy không chỉ nhờ bảo hiểm. Nó còn rẻ hơn nữa nhờ lãi suất ngắn hạn của ngân hàng trung ương.

Hơn nữa, nhờ lời hứa cung cấp thanh khoản không hạn chế từ chính phủ, ngân hàng (không như các công ty bình thường khác) không lo lắng gì khi có nhiều khoản nợ ngắn hạn liên tục cần tái tài trợ.

Cùng với bảo hiểm, bản chất cực kỳ ngắn hạn của tiền gửi và nợ có nghĩa là chi phí của ngân hàng sẽ cực rẻ khi lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương thấp.

Quý II này các siêu ngân hàng của Mỹ chỉ phải trả lãi suất trunh bình 1 - 2% cho các khoản vốn vay và tiền gửi. Vốn cổ phần không thể cạnh tranh nổi với mức giá này. Đặc quyền của ngân hàng khiến nó miễn nhiễm trước các quy tắc về chi phí vốn.

Vì ngân hàng quá lớn để đổ vỡ nên việc tăng vốn để tăng độ an toàn trở nên quá đắt đỏ. Một khi xã hội đã cam kết hỗ trợ cho ngân hàng, sẽ phải lựa chọn giữa một bên là số vốn điều lệ lớn đẩy lãi suất lên cao nhưng nền kinh tế được an toàn hơn, và một bên là vốn điều lệ nhỏ và thường xuyên phải dùng đến các gói cứu trợ.

Cái nào tốt nhất? Một số dự đoán của chính các ngân hàng về tác động của việc tăng vốn tới chi phí tín dụng cực kỳ thiếu khách quan.

Ví dụ như một ngân hàng thay thế vốn vay dài hạn bằng vốn cổ phần để giữ tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản đã điều chỉnh theo mức độ rủi ro ở mức 10 – 15%. Để giữ ROE không đổi, ví dụ như 15%, nó sẽ phải tăng lãi suất thêm chỉ 0,5%.

Vì vốn điều lệ lớn sẽ giúp lợi nhuận ổn định hơn, nhà đầu tư sẽ chấp nhận một mức ROE thấp hơn, giảm nhẹ một phần ảnh hưởng từ việc tăng vốn. Thêm nữa, cái giá của cuộc khủng hoảng lần này cho thấy đáng để ngăn ngừa nó.

Một nghiên cứu mới đây theo yêu cầu của Ủy ban dịch vụ tài chính, cơ quan giám sát ngân hàng của Anh, được thực hiện bởi Viện nghiên cứu kinh tế xã hội quốc gia cho thấy tăng vốn sẽ làm tăng nhẹ tài sản của nước Anh.

Trên đây là những luận điểm ủng hộ việc tăng vốn, nhưng chính xác là nên tăng bao nhiêu? Lý tưởng nhất là vừa đủ để gánh chịu một đợt suy thoái khác trong khi vẫn duy trì một tấm nệm an toàn.

Sử dụng dự đoán của Cục dự trữ liên bang Mỹ trong đợt thanh tra hồi tháng 5, các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đáng lẽ phải cần tỷ lệ vốn trên tổng tài sản là 8% để bước vào khủng hoảng mà không phá vỡ mức sàn cho phép là 4%. Tỷ lệ này tại phần lớn các ngân hàng lớn ở phương Tây nay đều đang ở khoảng 8%.

Tuy vậy, trong một cuộc suy thoái, một số ngân hàng sẽ thua lỗ vượt xa mức trung bình. UBS đáng lẽ phải duy trì tỷ lệ này ở mức 20%. Có một lựa chọn là buộc tất cả các ngân hàng phải có đủ số vốn điều lệ để vẫn sống sót khi kịch bản này xảy ra.

Nhưng còn có một lựa chọn ít gây sốc hơn: đó là buộc chủ nợ của các ngân hàng này gánh chịu phần thua lỗ khiến vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm xuống dưới 4% tổng tài sản.

Lần khủng hoảng trước, việc này là không thể trừ phi ngân hàng tuyên bố phá sản.

Lần tới, giải pháp có thể là yêu cầu ngân hàng phải phát hành một số chứng khoán nợ có khả năng hoán đổi, như theo đề xuất của các học giả Mỹ thuộc nhóm Hồ Squam.

Số chứng khoán nợ này không cần lớn. Nếu UBS bước vào khủng hoảng với tỷ lệ vốn trên tổng tài sản ở mức 8%, nó sẽ cần hoán đổi 33 tỷ Franc Thụy Sỹ (32 tỷ đôla) chứng khoán nợ thành cổ phiếu để giữ tỷ lệ này trên mức sàn 4%, so với tổng số chứng khoán nợ phát hành cuối năm 2007 là 222 tỷ Franc Thụy Sỹ.

Nhưng số chứng khoán nợ này phải được tách riêng ra để các cơ quan giám sát có thể buộc nợ hoán đổi thành cổ phiếu mà không làm ngân hàng phá sản.

Giải pháp này có thể chưa tước đi được “đặc quyền” của ngân hàng, nhưng ít nhất cũng làm nó an toàn hơn.

Theo Economist​
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
vermouth [Tài chính] Vì sao nên tìm hiểu về Thị Trường Chứng Khoán? Tài Chính - Ngân hàng 10
Đan Thảo Phó Thủ tướng hối thúc Bộ Tài chính trình nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Công bố báo cáo "Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023", chuyên gia nêu 12 xu hướng Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ Tài chính lại nhắc nhở doanh nghiệp thanh toán lãi, gốc trái phiếu đúng cam kết Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giảm thuế VAT 2%: Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Tìm cách gia cố lại thị trường, Bộ Tài chính dự kiến vận hành sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ từ tháng 6/2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giao hơn 2.200 tỷ vốn ngân sách trung ương cho Bộ Tài chính năm 2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ trưởng Tài chính: Giá sàn vé máy bay giúp tránh "hàng không chuyên nghiệp bị đánh bại bởi hàng không giá rẻ" Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Kêu khó khăn do phải minh bạch dòng tiền phát hành trái phiếu riêng lẻ, đại diện Bộ Tài chính nói gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cử tri đề xuất niêm yết giá nước mắm, dầu ăn, thuốc thiết yếu, Bộ Tài chính phản hồi ra sao? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giới đầu tư lo vụ SVB châm ngòi khủng hoảng tài chính Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Hai tháng chống thất thu hơn 2.600 tỷ đồng, Bộ Tài chính lên danh mục đối tượng thanh kiểm tra trong năm nay Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cử tri lo giá cả tăng vọt trước giờ tăng lương, Bộ Tài chính nói gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
lecaoson9192 [Tài chính] Đánh giá thành công về mặt tài chính của bạn (Adam Khoo) Tài Chính - Ngân hàng 4
thuha_785 [Tài chính] bà con ơi giúp mình với Tài Chính - Ngân hàng 1
thuha_785 [Tài chính] tài chính doanh nghiệp Tài Chính - Ngân hàng 2
T [Tài chính] Marketing Ngan Hang Tài Chính - Ngân hàng 0
Nguyễn Minh Thư [Tài chính] Bàn về cổ phiếu quỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
doandangphong [Tài chính] Hỗ trợ cho Phong tài liệu môn Tiền Tệ Ngân Hàng Tài Chính - Ngân hàng 1
TheWind [Tài chính] Đề thi cao học môn toán của trường DHNH TP. HCM Tài Chính - Ngân hàng 5
TheWind [Tài chính] Đề thi cao học môn kinh tế chính trị của trường DHNH TP.HCM Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Cho vay thấu chi (Overdraft) là gì? Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Tìm hiểu về khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Kiến thức cơ bản về cổ phiếu Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Nghề môi giới chứng khoán_Broker Tài Chính - Ngân hàng 4
vermouth [Tài chính] Một số nội dung, kinh nghiệm quý báu khi thi vào Bank Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm những gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
ungtiendung [Tài chính] Có bạn nào có đề thi cao học Tài chính Ngân hàng không? Tài Chính - Ngân hàng 0
TheWind [Tài chính] Đề thi tuyển NVTD+KT của VietCombank. Tài Chính - Ngân hàng 5
TheWind [Tài chính] Đề thi tuyển NVTD của VPBank. Tài Chính - Ngân hàng 3
ungtiendung [Tài chính] Đề thi vào Liên Việt Bank Tài Chính - Ngân hàng 2
TheWind [Tài chính] Đề thi tuyển NVTD của Sacombank 2009 Tài Chính - Ngân hàng 5
ungtiendung [Tài chính] ACB đứng đầu bảng xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Một số câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm nhân viên tín dụng Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Ưu và nhược điểm của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Lợi nhuận của ngân hàng: có thực sự cao? Tài Chính - Ngân hàng 0
TheWind [Tài chính] Nhận diện về khủng hoảng Ngân hàng! Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] Thuật ngữ trong ngoại hối Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] 5 trường hợp Ngân hàng phải giảm vốn điều lệ bắt buộc Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] LỊch sỬ ra ĐỜi mÁy atm Tài Chính - Ngân hàng 2
TheWind [Tài chính] Sổ tay tín dụng cho các bạn tham khảo Tài Chính - Ngân hàng 7
vermouth [Tài chính] Tìm hiểu về thẩm định tín dụng Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Quy trình tín dụng của ngân hàng Tài Chính - Ngân hàng 5
TheWind [Tài chính] Lơi nhuận của ngân hàng? Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Phân biệt: kỳ phiếu - séc - hối phiếu Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] dành cho bạn nào muốn trở thành nhân viên tín dụng Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] đề thi vào NH ViettinBank Tài Chính - Ngân hàng 12
vermouth [Tài chính] các NH tốt nhất thế giới năm 2009 Tài Chính - Ngân hàng 1

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top