Bạn có sai lầm khi học cải thiện?

kực_kì_lì

[♣]Thành Viên CLB
hoc_tap_500_170x150.jpg

<tbody style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">
</tbody>

<tbody style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">
</tbody>

<tbody style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">
</tbody>

<tbody style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">
</tbody>
Nhiều sinh viên do chưa hài lòng với số điểm của mình, nên đăng kí học cải thiện để đạt điểm cao hơn.


Nhưng, liệu cách học này có mang lại một bảng điểm đẹp như họ mong muốn?

Học cải thiện – gần giống “học lại” khi rớt học phần

Các sinh viên nếu thấy điểm trung bình mỗi môn học của mình thấp thì có quyền đăng kí học cải thiện để thi lại, và cho dù điểm thi lần 2 có thấp hơn điểm trước đó thì vẫn phải lấy điểm thi lần 2. Thế nên cũng có không ít trường hợp đi học cải thiện mà lần sau điểm thấp hơn cả lần đầu.
Tuấn Anh (sinh viên năm 2 ĐH Kinh Tế) là một ví dụ điển hình. “Điểm môn Triết của mình là 6.0, trong khi các môn khác điểm toàn trên 7.5. Mình thấy vì môn Triết mà bảng điểm “hơi xấu” nên đăng kí học lại với hi vọng đạt điểm cao hơn. Vậy mà vừa đủ đậu, chỉ 5.0. Mình hơi buồn vì không có may mắn, nhưng qua đó cũng rút kinh nghiệm, biết tự lượng sức mình và không ham thành tích nữa”
Khi học cải thiện, sinh viên phải đóng tiền theo tín chỉ hệt như học lại, và tất nhiên, điểm số của lần trước cũng sẽ bị hủy hoàn toàn để chờ đợi cột điểm mới mà bạn mong muốn. Nhưng không phải ai cũng biết học cái thiện đúng cách
Bỏ học chính thức để…cải thiện điểm!
Thùy Dung (sinh viên năm 2 ĐH Tài chính – Marketing) học 28 tín chỉ vào học kì này, trong khi năm ngoái chỉ học 18 tín chỉ. Thùy Dung cho biết: “Mình học cải thiện 3 môn, dù điểm không thấp lắm. Tính mình vốn cầu toàn, năm 1 còn chưa quen với môi trường đại học nên điểm còn thấp, năm nay ráng tốt hơn. Nhưng vì lịch học dày quá nên mình không lên lớp ở một số môn chính”
Rất nhiều bạn sinh viên giống Dung, chọn cách bỏ một số môn chính thức để ra sức “cày”, mong cho đạt lại số điểm thật cao. Dung chia sẻ: “Hơi may rủi, nhưng cứ cố gắng. Còn các môn chính thức, có thể sẽ phải…học lại, nhưng kệ vậy”
Quốc Anh (sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế - Luật) đến nay vẫn còn nợ rất nhiều môn so với bạn bè cùng trang lứa cũng chỉ vì “học cải thiện”. “Đúng là có môn điểm cao hơn, môn thì học đến mấy điểm vẫn không lên nổi, và mình mất thời gian để học lại rất nhiều, cứ trả nợ hết môn này đến môn kia, rồi cải thiện, vòng lặp cứ thế tiếp diễn và bảng điểm của mình thì nhìn…te tua, sửa đi sửa lại mấy lần” – Quốc Anh bày tỏ
Học thế nào cho đúng?
Nhiều bạn luôn cho rằng học cải thiện thì sẽ tốt nhưng thực tế, nếu không biết học đúng cách thì chẳng những không cải thiện được mà còn khiến bạn bị áp lực, điểm số không tăng mà nguy cơ học lại càng lúc càng cao, để rồi vòng lặp học lại – học cải thiện cứ tiếp diễn, vừa phí phạm thời gian và công sức, vừa làm bạn mệt mỏi. Đừng quá cầu toàn vào bản thân, quan trọng là những kĩ năng bạn có được. Tốt nhất là chỉ nên học cải thiện khi
· Điểm trung bình học kì của bạn quá thấp, chỉ trên 5.0 một chút
· Bạn tự tin vào nền tảng kiến thức của mình ở những môn học cải thiện
· Bạn có thời gian và biết cách học tập hợp lí
· Bạn có hầu bao rủng rỉnh để đủ đóng đầy đủ học phí tín chỉ học cải thiện
· Bạn không bằng lòng với số điểm được chấm, và bạn nghĩ mình bị chấm điểm sai.
Còn nếu điểm của bạn thuộc loại khá, thì chẳng việc gì đi học cải thiện để phải chịu nhiều rủi ro, mất thời gian và công sức trong khi kết quả thu được lại không như mong muốn. Có ý chí, cầu toàn là tốt, nhưng bảng điểm đẹp không có nghĩa là bạn sẽ thành công sau khi ra trường. Một người học chỉ khá thôi nhưng biết cách học đúng đắn và khoa học thì vẫn hơn một người suốt ngày đi học cải thiện để đẹp bảng điểm, mà kĩ năng thì không có.

<tbody style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">
</tbody>


:lanh::lanh: hic, định năm sau học cải thiện lại vài môn mà đọc cái này xong hết ham.Bà con cho em út ý kiến với.:kinhkhung:
 

tuyethong

Thanh viên kỳ cựu
Khi quyết định đăng ký học cải thiện, em cần suy tính kỹ những được mất mà mình sẽ có và cần xem xét, việc học cải thiện có ảnh hưởng gì đến kết quả bằng tốt nghiệp của em hay không? Hầu như ở các trường đại học, số lượng môn học cải thiện không bị giới hạn. Tuy nhiên, với phương pháp học theo tín chỉ như hiện nay, số tín chỉ học lại có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của em sau này. Chẳng hạn như khi số tín chỉ học lại vượt quá 5% tổng số tín chỉ toàn khóa, bằng tốt nghiệp loại tốt của em có thể sẽ bị hạ xuống một bậc. Nghĩa là khi em đạt loại xuất sắc thì sẽ xuống còn lại giỏi, nếu em đạt loại giỏi sẽ xuống chỉ còn loại khá. Chỉ có loại khá, trung bình là không bị hạ bậc.

Em đã học ít nhất một kỳ đại học, em cũng có thể thấy một điều là: cách học, cách thi cử ở đại học hoàn toàn khác với cấp 2, 3. Vì vậy, cho dù là môn học đó em đã từng học qua một lần, khi học lại, có đôi khi nó chẳng khác gì một môn học mới, thậm chí sẽ khó hơn vì có một số môn được biên soạn mới qua từng năm.

Thêm vào đó, nếu không có một chiến lược sắp xếp môn học hợp lý, em sẽ rất dễ dàng rơi vào trạng thái áp lực do bài vở chồng chất, bài tập nhóm, bài thuyết trình, đề án, đồ án môn học đan xen loạn xịt…

Ở một số trường có mở lớp học trong hè. Thường những trường hợp có ý định học cải thiện sẽ chọn thời điểm này để đăng ký học lại. Nó có lợi về mặt thời gian. Nhưng ở một số trường khác không có chế độ này, sinh viên muốn đăng ký học cải thiện phải học chung với chương trình chính trong kỳ, sẽ có hai tình huống xảy ra:

  • Chấp nhận chịu áp lực vì tăng lượng tín chỉ trong một kỳ học nhưng thời gian ra trường sẽ ít bị ảnh hưởng.
  • Không chịu nhiều vấn đề áp lực vì lượng tín chỉ nhiều nhưng có thể kéo dài thời gian học tại trường, ra trường muộn hơn dự kiến.
Và vấn đề về chi phí học lại thì như em đã biết. Nhưng ngoài chi phí học trên trường sẽ kéo theo rất nhiều chi phí phát sinh khác.

Bởi vậy, theo ý kiến cá nhân của chị thì việc học cải thiện chỉ cần thiết khi nó thật sự bức thiết hoặc có ích nhất đối với em. Chị lấy ví dụ: điểm tổng kết của em xấp xĩ loại giỏi, xuất sắc nhưng vì có một hai môn điểm thấp nên bị kéo xuống. Chỉ cần thay đổi điểm của hai môn đó lại thì em sẽ đạt loại giỏi, xuất sắc. Khi đó em nên đăng ký học cải thiện và phải thật sự nổ lực lấy điểm cao ở những môn đó thì kết quả sẽ đảo ngược. Khi chọn môn để cải thiện em cũng cần lưu ý và cân nhắc giữa môn nào nên đăng ký lại, môn nào không để có quyết định phù hợp: đó là môn thiên về lý thuyết hay thiên về tính toán, là môn bao nhiêu chỉ, là môn thi dưới hình thức nào, có là môn kéo theo môn nào phía sau hay không, có là môn tiên quyết của ngành học hay không…

Trên đây là một vài ý kiến của chị. Hy vọng sẽ giúp được gì đó cho em. Chúc em học tốt nhé!!! ^_^

 

ythan3

Thanh viên kỳ cựu
mình thì chẳng biết một chút gì về việc học cải thiện nhưng mình nghĩ : học gì cũng là học , chẳng có cái nào là vô nghĩa hết . Nếu bạn đã muốn thử sức mình thì hãy dũng cảm lên . Việc học còn rất dài không bao giờ kết thúc cả . Vậy nên bạn cứ từ từ học những thứ mà mình thích .
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của mình thôi. Điều quan trọng là ở bản thân bạn đó
:cuoinhamhiem:
 

Bình luận bằng Facebook

Top