Bốn Bước Cho Một Bài Diễn Thuyết Hiệu Quả

united

Thành viên
Khi bạn đang thuyết phục đồng nghiệp, bán hàng hay đang lên tinh thần cho nhóm, sức mạnh lời nói của bạn là điểm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Những kỹ năng này rất hữu dụng cho các nhà quản lý, lãnh đạo, nhân viên kinh doanh và bất kỳ ai thường xuyên tiếp xúc với giới truyền thông. Bất kỳ nhân viên nào của một công ty sẽ cần dùng các kỹ năng này khi trình bày với đồng nghiệp, khách hàng hoặc các nhà đầu tư tiềm năng.

Bốn bước để hoàn thiện bài diễn thuyết của bạn:

Lên kế hoạch:
Cần hiểu rõ khán giả của bạn vì việc này liên quan tới chủ đề và xác định mục đích của bài diễn thuyết vì điều này gắn liền với kết quả bạn tìm kiếm. Chuẩn bị nội dung lời nói xoay quanh mục đích và mối quan tâm của khán giả cũng như mức độ hiểu biết. Sử dụng các từ và cụm từ thông dụng cho khán giả và tập trung vào mục đích của bạn.

Chuẩn bị:
Hình thành một giả định tích cực với giá trị thông điệp mà bạn mang tới và chuẩn bị dàn bài và khoảng thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:

1. Lời mở đầu thu hút chú ý
- Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5%- 10% bài nói.
2. Ý then chốt
-Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất.Phần này chiếm 80%-85% của bài.
3. Lời kết ấn tượng
- Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5% hoặc 10% bài nói.

Thực hành
- Xem lại nội dung, diễn thử và lắng nghe phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và sự tự tin để diễn thuyết.
-Tập dượt để đảm bảo rằng không vượt quá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm thời gian cho việc đặt câu hỏi.
-Thâu băng video cho phần diễn thử và lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp. Nhớ rằng liệu pháp cho sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin đi cùng với thực hành.

Diễn thuyết
- Tạo nên ấn tượng ban đầu tích cực. Nếu có thể, hình thành giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn. Hãy là chính mình và thả lỏng.
Làm chủ bài nói bằng cách xây dựng mối quan hệ với khán giả để thu hút chú ý và hình thành giá trị của thông điệp.

-Khi nói, hãy thật tự nhiên với giọng mạnh mẽ, mạch lạc. Chậm rãi nhấn mạnh các điểm quan trọng và tách chúng bằng khoảng dừng trước và sau các điểm chính đó.
 

vnsharry

Thành viên mới
Mình nghĩ ngoài việc lưu video nếu có điều kiện thì nên tập thuyết trình trước các bạn trong nhóm để nhận được feedback và sẽ dần tự tin hơn với bài thuyết trình :) :thangloi:
 

haus1412

[♣]Thành Viên CLB

Lên kế hoạch:
Cần hiểu rõ khán giả của bạn vì việc này liên quan tới chủ đề và xác định mục đích của bài diễn thuyết vì điều này gắn liền với kết quả bạn tìm kiếm. Chuẩn bị nội dung lời nói xoay quanh mục đích và mối quan tâm của khán giả cũng như mức độ hiểu biết. Sử dụng các từ và cụm từ thông dụng cho khán giả và tập trung vào mục đích của bạn.

Chuẩn bị:
Hình thành một giả định tích cực với giá trị thông điệp mà bạn mang tới và chuẩn bị dàn bài và khoảng thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:

1. Lời mở đầu thu hút chú ý
- Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5%- 10% bài nói.
2. Ý then chốt
-Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất.Phần này chiếm 80%-85% của bài.
3. Lời kết ấn tượng
- Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5% hoặc 10% bài nói.

Theo mình, để có bài thuyết trình tốt, hơn hết là cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Có sự chuẩn bị mới có sự an tâm về thứ mình sẽ nói. Có như vậy nỗi sợ sẽ giảm đi một nữa.
Phần còn lại là thể hiện sự tự tin của bản thân trong phần nói. Chiến thắng nổi sợ trước cái nhìn của người khác là một vấn đề không hề dễ, nhưng cứ cố gắng hết sức mình thôi. Một lần không được thì 2 lần, nói trước 1 người rồi 2 người, sau đó là nhiều người, cái quan trọng là phải quyết tâm thực hiện nó kìa.
:dacy::dacy:! Cố gắng không thôi chưa đủ, phải biết kiên trì thì mới thành công...
 

sieurobo196

[♣]Thành Viên CLB
mình nghĩ thêm vài cử chỉ điệu bộ trong lúc diễn thuyết sẽ làm cho bài diễn thuyết hay hơn ,có thể diễn trò gì đó làm cho khán giả vui hơn, nhưng tránh trường hợp đi lạc phương hướng .
 

Bình luận bằng Facebook

Top