Các con đường đi tìm ý tưởng

Tom

Biên Tập Viên
CÁC CON ĐƯỜNG ĐI TÌM Ý TƯỞNG - Ths. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

I. Những con đường sáng tạo ý tưởng bằng hình ảnh
II. Những con đường sáng tạo ý tưởng bằng sự kích hoạt
III. Những con đường sáng tạo ý tưởng bằng sự chế biến
IV. Những con đường sáng tạo ý tưởng toàn phần

I. CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO Ý TƯỞNG BẰNG HÌNH ẢNH

Không ít người được giáo dục cách tư duy bằng từ ngữ như: “dục tốc bất đạt”, “thời gian là vàng”, “không gì làm ta tự tin bằng sự thành công”… và hiện nay khi hình thành một suy nghĩ – bất kỳ suy nghĩ nào – thì xác suất lớn đó là dưới hình thức bày tỏ; nhưng trong thực tế thì những người có óc sáng tạo nhất trong lịch sử lại tư duy bằng hình ảnh thay vì từ ngữ. Einstein cho biết là ít khi nào ông suy nghĩ bằng từ ngữ, thường thì ý niệm đến với ông dưới dạng hình ảnh và sau đó ông mới thử thể hiện lại bằng từ ngữ và công thức.

  • Alfred Wegener thấy bờ Tây của Châu Phi khớp với bờ Đông của Nam Mỹ và nhận thấy rằng tất cả các châu lục trước đây từng là thành phần của một châu duy nhất.
  • Trong chớp nhoáng, Newton thấy mặt trăng “ứng xử” giống như quả táo – nghĩa là mặt trăng cũng “rơi” như là quả táo rơi.
  • Man Ray nhìn thấy tấm thân kiều nữ thành một cây đàn cello… Khi được giao làm quảng cáo cho Master Locks – họ sẽ không nhìn thấy cái ổ khóa như là ổ khóa; họ sẽ nghĩ đó là nhân viên bảo vệ, hoặc một hợp đồng bảo hiểm cho tài sản, xe cộ và cho tất cả những gì quý giá nhất của con người. Những người kể trên, họ không tư duy bằng từ ngữ mà tư duy bằng hình ảnh, bằng sự liên tưởng, bằng ẩn dụ, bằng ý tưởng. Một khi đã có tư duy bằng hình ảnh thì chữ nghĩa đến dễ dàng; vì vậy lần tới khi gặp phải vấn đề, hãy thử tư duy bằng hình ảnh thay vì từ ngữ.
NHỮNG LỐI ĐI SÁNG TẠO Ý TƯỞNG BẰNG HÌNH ẢNH

01. Phân nhỏ - Segmentation
a. Chia vật thể thành những phần độc lập.
b. Tạo một vật thể lắp ghép.
c. Tăng mức độ phân chia của vật thể.
Hãy nhìn nhận những vật thể như đồ gỗ lắp ghép, mô-đun máy tính, thước gấp để thấy rằng những ý tưởng này được tạo ra bằng chính những lối đi rất giản đơn như trên.

02. Trích Tách - (Tách khỏi) - Taking out
a. Trích (bỏ hoặc tách) phần hoặc tính chất “nhiễu loạn” ra khỏi vật thể.
b. Trích phần hoặc tính chất cần thiết.
Máy Cassette tách tiếng ca sĩ và người ca sĩ là một trong những minh chứng rất thú vị cho thủ thuật này đã đóng góp cho những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần cho con người tiện lợi đến không ngờ.

03. Phẩm chất cục bộ - Local quality
a. Chuyển cấu trúc (của vật thể hoặc môi trường / tác động bên ngoài) từ đồng nhất sang không đồng nhất.
b. Những bộ phận khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau.
c. Đặt mỗi bộ phận của vật thể dưới các điều kiện hoạt động tối ưu.

Bút chì và tẩy trên cùng một cái bút để có thể đảm bảo sự tiện lợi khi chúng thực hiện những chức năng khác nhau trên cùng một cây bút. Nếu đó không phải là một ý tưởng thì nó sẽ là gì?

04. Bất đối xứng - (Phản đối xứng) - Asymmetry
a. Thay một hình đối xứng thành một hình không đối xứng.
b. Nếu vật thể đối xứng rồi thì tăng tốc độ đối xứng.
Con người đã thực sự tinh tế khi làm một mặt của lốp xe khỏe hơn mặt kia để chịu được tác động của lề đường. Hay khi tháo cát ướt bằng một cái phễu đối xứng, cát tạo ra một cái vòm ở lỗ, gây ra dòng chảy bất thường. Một cái phễu bất đối xứng sẽ loại trừ hiệu ứng tạo vòm lầy hết sức thú vị và cũng không kém phần độc đáo.

05. Kết hợp – marketing
a. Kết hợp về không gian những vật thể đồng nhất hoặc những vật thể dành cho những thao tác kề nhau.
b. Kết hợp về thời gian những thao tác đồng nhất hoặc kề nhau.
Đơn cử như yếu tố hoạt động của một máy xúc quay có những cái vòm hơi đặc biệt để làm tan và làm mền đất đông cứng. Bàn ủi hơi nước cũng có thể làm tăng tính năng của nó khi kết hợp một cách nhuần nhuyễn những yếu tố liên quan đến vật thể.

06. Vạn năng – Universality
Vật thể hoạt động đa chức năng loại bỏ một số vật thể khác.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những chiếc ghế trường kỷ có chức năng của một cái giường hay những chiếc ghế của xe tải nhỏ có thể diều chỉnh thành chỗ ngồi, chỗ ngủ hoặc để hàng hóa để trong những trường hợp khác nhau thì tính năng của nó sẽ được phát huy một cách tối đa gần như vạn năng là thế.

07. Xếp lồng - Nested doll
a. Để một vật thể trong lòng vật thể khác, vật thể khác này lại để trong lòng vật thể thứ ba.
b. Chuyển một vật thể lồng qua một khoảng trống của một vật thể khác.
Hãy nhận thấy ăng-ten có thể thu ngắn lại được hay các chiếc ghế có thể xếp chồng lên nhau để cất đi hoặc những ruột bút chì với những màu chì dự trữ để bên trong hoàn toàn là những minh chứng rất thú vị cho thủ thuật này. Điều đó khẳng định rằng ý tưởng sáng tạo đã được lóe sáng và hiện hữu một cách rất hấp dẫn.

08. Đối tượng - Anti-weight
a. Bù trừ trọng lượng của vật thể bằng cách nối với môt vật thể khác có một lực đẩy.
b. Bù trừ trọng lượng của vật thể bằng tương tác với môi trường cung cấp khí hoặc thủy động lực.
Hãy quan sát những thiết bị nâng thân tàu - cánh sau của xe ôtô đua có thể tăng áp suất từ ôtô lên mặt đất để đảm bảo cho nó hoạt động hiệu quả một cách tối đa.

09. Phản ứng sơ bộ - Preliminary anti-action
a. Thực hiện phản hoạt động trước tiên.
b. Nếu vật thể chịu áp lực thì cung cấp một phản lực trước đó.
Người ta có thể gia cố cột hoặc nền móng và gia cố cột tạo thành từ vài ống trước tiên được vặn theo một góc đặc biệt để đảm bảo những áp lực hay những tác động bất ngờ.

10. Tác động sơ bộ - Preliminary action
a. Trước tiên thực hiện tất cả hoặc một phần hoạt động.
b. Sắp xếp các vật thể sao cho chúng có thể đi vào hoạt động trong một khoảng thời gian hợp lí và từ một vị trí thích hợp.
Đơn cử như việc tạo nên những lưỡi dao tiện ích tạo với đường rãnh cho phép phần cùn của lưỡi dao có thể được bẻ đi, để lại phần sắc nhưng rất an toàn cho người sử dụng. Cách cải tiến này thực sự đáng kinh ngạc góp phần quan trọng cải thiện cuộc sống.

11. Dự phòng - Beforehand cushioning
Bù trừ cho tính không tin cậy của vật thể bằng biện pháp trả đũa trước tiên.
Người ta có thể vận dụng yêu cầu này bằng cách hàng hóa được bố trí để ngăn cản việc ăn cắp hay đánh cắp ngoài kiểm soát.

12. Đẳng thế - Equipotentiality
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hạ xuống.
Có thể xem xét hành động sắp xếp dầu động cơ ô tô được các công nhân thay trong các hố gầm để tránh phải sử dụng những dụng cụ nâng bốc đắt tiền khác cũng là một ý tưởng sáng tạo độc đáo.

13. Đảo ngược - The other way round
a. Thay cho một hành động điều khiển bởi các chi tiết kỹ thuật của bài toán, áp dụng ngược lại.
b. Làm cho phần chuyển động của vật thể hoặc môi trường bên ngoài của vật thể trở nên bất động và những phần bất động trở thành chuyển động.
c. Lật úp vật thể.
Đơn cử như khi mài vật thể thì di chuyển vật thể mài chứ không di chuyển bàn chải như thế bàn chải sẽ đỡ bị mòn hơn. Lối áp dụng này đảm bảo được khá nhiều tiện ích nhất định.

14. Cầu - tròn hóa - spheroidaliti - curvature
a. Thay những vật thể thẳng hoặc bề mặt bằng phẳng thành những mặt cong; thay thế hình lập phương thành hình cầu.
b. Sử dụng con lăn, vật hình xoắn ốc.
c. Thay thế chuyển động thẳng bằng chuyển đông quay; tận dụng lực li tâm.
Thông thường, khi tối đa tiện lợi hóa cho máy tính, các nhà khoa học máy tính sử dụng con chuột có cấu trúc tròn thành chuyển động hai chiều trên màn hình.

15. Năng động - Dinamics
a. Tạo một vật thể hoặc môi trường của nó tự động điều chỉnh tới độ tối ưu tại mỗi trạng thái hoạt động.
b. Chia vật thể thành những phần nhỏ mà có thể thay đổi vị trí tương đối với nhau.
c. Nếu vật thể bất động thì làm cho nó chuyển động và có thể trao đối được.
Có thể xem xét những ví dụ sau để thấy được việc năng động hóa những đặc điểm của sự vật hiện tượng theo những ý tưởng sáng tạo được khám phá:
- Đèn chớp với cái cổ ngỗng linh động giữa thân và bóng đèn.
- Mạch máu trong cơ thể người có hình ống. Để giảm cặn hoặc mạch máu không quá tải, chỉ một nửa mạch máu có dạng ống có thể mở ra...

16. Hành động một phần hoặc quá mức - Partial or excessive actions
Nếu có thể đạt 100% hiệu quả mong muốn thì có đạt đến cái đơn giản nhất.
Hãy quan sát một ống xi-lanh được sơn bằng cách bơm sơn, nhưng bơm quá nhiều sơn. Lượng sơn thừa được lấy ra bằng cách quay nhanh ống xi-lanh để nhận thấy được sự ứng dụng hết sức độc đáo của kỹ thuật này.
Để có thể lấy hết bột kim loại ra khỏi cái thùng, người ta đóng đai có một cái phễu đặc biệt có thể bơm để cung cấp áp suất cố định bên trong thùng

17. Chuyển sang chiều khác – Another dimension
a. Loại bỏ các bài toán bằng cách dịch chuyển một vật thể trong chuyển động hai chiều (tức là dọc theo mặt phẳng).
b. Dùng tổ hợp chồng chập đa lớp thay cho đơn lớp.
c. Làm nghiêng vật thể hoặc quay nó lên cạnh của nó.
Một nhà kiếng có một gương cầu lõm ở phía bắc của ngôi nhà để cải thiện ánh sáng ở phía đó thông qua phản xạ ánh sáng ban ngày. Điều này chính là một ý tưởng hết sức lạ lẫm nhưng cũng cực kỳ thú vị.

18. Rung động cơ học – Mechanical vibration
a. Đặt vật thể vào thế rung động.
b. Nếu đã rung động rồi thì tăng tần số, thậm chí đến tần số sóng siêu âm.
c. Sử dụng tần số cộng hưởng.
d. Thay áp rung cho rung cơ học.
e. Dùng rung động siêu âm với từ trường.
Khi bỏ khuôn đúc ra khỏi vật thể mà không hại đến bề mặt vật thể, cưa tay thông thường được thay bằng dao rung động. Hoặc rung khuôn đúc khi đổ vật liệu vào để giúp dòng chảy của vật liệu và các tính chất cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hành động là vậy.

19. Tác động tuần hoàn – Periodic action
a. Thay một hành động liên tục thành một hành động tuần hoàn (xung).
b. Nếu một hành động đã tuần hoàn rồi thì thay đổi tần số.
Những ứng dụng cần thiết trong việc tác động mở ốc nên dùng xung lực hơn là một lực liên tục. Hay đèn báo nháy sáng có tác dụng thu hút chú ý hơn đèn phát sáng liên tục

20. Liên tục hóa tác động có ích – Continuity of useful action
a. Thực hiện một hành động liên tục (không nghỉ) trong đó tất cả các phần của vật thể hoạt động hết công suất.
b. Loại bỏ các hành động không hiệu quả và trung gian.
Một cái khoan có cạnh để cắt cho phép cắt theo chiều tới và lui sẽ là một minh chứng cho kỹ thuật liên tục hóa tác động có ích.

21. Vượt nhanh - Skipping
Thực hành các thao tác có hại hoặc mạo hiểm với tốc độ thật nhanh.
Điển hình như máy cắt ống kim loại mỏng có thể tránh cho ống không bị biến dạng trong quá trình cắt khi cắt với tốc độ nhanh làm gia tăng năng suất lao động đặc biệt.

22. Chuyển hại thành lợi - Blessing in disguise
a. Sử dụng những yếu tố có hại hoặc các tác động môi trường để thu những hiệu quả tích cực.
b. Loại bỏ những yếu tố có hại bằng việc kết hợp nó với một yếu tố có hại khác.
c. Tăng tác động có hại đến khi nó tự triệt tiêu tính có hại của nó.
Cát sỏi đông cứng khi vận chuyển qua thời tiết lạnh. Nếu quá lạnh (dung ni-tơ lỏng) làm cho nước đá trở nên giòn, cho phép rót được sẽ làm cho hiệu quả lao động tăng lên một cách bất ngờ. Hay khi nung nóng chảy kim loại bằng lò cao tần, chỉ có phần ngoài trở nên nóng. Hiệu ứng này được dùng để nung nóng bề mặt bề mặt

23. Thông tin phản hồi - Feedback
a. Mở đầu thông tin phản hồi.
b. Nếu đã có thông tin phản hồi thì đảo ngược nó.
Có thể nhận thấy áp suất nước từ một cái giếng được duy trì bằng việc đo áp suất ra và bật bơm nếu áp suất quá thấp. Nước đá và nước được đo một cách tách nhiệt nhưng cần kết hợp để tính tổng khối lượng riêng. Vì nước đá rất khó có thể pha chế một cách chính xác, do đó nó được đo trước. Khối lượng đó được đổ vào một dụng cụ điều khiển nước, để có thể pha chế với liều lượng cần thiết.

24. Vật trung gian - Intermediary
a. Dùng một vật thể trung gian để truyền hay thực hiện một hành động.
b. Tạm thời nối một vật thể với một vật thể khác mà nó dễ dàng được tháo bỏ đi.
Cụ thể như để làm giảm năng lượng mất mát khi đặt một dòng điện vào một kim loại nóng chảy, người ta dùng các điện cực được làm nguội và các kim loại nóng chảy trung gian có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. Cách thức này đã sử dụng vật trung gian một cách khá độc đáo và hiệu quả.

25. Tự phục vụ - Self - service
a. Làm cho vật thể tự phục vụ và thực hiện những thao tác bổ sung và sữa chữa.
b. Tận dụng vật liệu và vật thể bỏ đi.
Minh họa cho kỹ thuật này bằng mục đích để tránh cho đường ống phân bố các vật liệu mài mòn, bề mặt của ốngđược phủ một loại vật liệu chống ăn mòn. Hay trong một cái sung hàn điện, thanh tròn được đưa lên bằng một dụng cụ đặc biệt. Để đơn giản hệ thống thanh được đưa lên bằng một cuộn dây có dòng điện cấp cho mũi hàn chạy qua

26. Sao chép – Copying
a. Dùng một bản sao đơn giản và rẻ tiền thay cho một vật thể phức tạp, đắt tiền, dễ vỡ hay bất tiện.
b. Thay thế một vật thể bằng bản sao hoặc hình ảnh của nó, có thể dung thước để tăng hoặc giảm kích thước.
c. Nếu các bản sao quang học đã được dung, thay chúng bằng những bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
Chiều cao hoặc chiều dài của vật thể có thể được xác định bằng cách đo bóng của chúng sẽ làm giảm tải sức lao động cũng như những đầu tư quá tốn kém trong công việc và cuộc sống.

27. Dùng rẻ thay đắt – Cheap short - living objects
Thay một vật thể đắt tiền bằng nhiều những vật thể rẻ tiền có ít ưu điểm hơn. Việc sử dụng giấy vệ sinh dùng một lần sẽ đảm bảo được nguyên lý này một cách cụ thể và chi tiết.

28. Thay thế hệ cơ học – Mechanics substitution
a. Thay thế hệ cơ học bằng hệ quang, âm hoặc khứu giác (mùi).
b. Dùng điện, từ, điện từ trường để tương tác với vật thể.
c. Thay thế các trường.
Có thể nhận thấy rằng để tăng liên kết của lớp sơn kim loại và vật liệu dẻo nóng, quá trình được thực hiện bên trong một môi trường điện từ, trường này tạo lực tác động lên kim loại.

29. Khí nén và thủy lực – Pneumatisc and hydraulics
Thay thế các phần cứng rắn của vật thể bằng chất lỏng. Các phần này có thể dung không khí hoặc nước để phồng lên, hoặc dùng đệm hơi hay đệm thủy tinh.
Để tăng cặn của hóa công nghiệp, một cái ống hình xoáy ốc với các vòi được dung. Khi những luồng không khí đi qua các vòi, cái ống đó sẽ tạo ra một bức tường tiêu khí, làm giảm vật cản. Hay để vận chuyển những đồ dễ vỡ người ta dùng phong bì bọt khí hoặc vật liệu bọt.

30. Màng linh động hoặc màng mỏng – Flexible shells and thin films
a. Thay cấu trúc truyền thống bằng cấu trúc làm từ màng linh động hoặc màng mỏng.
b. Cô lập vật thể ra khỏi môi trường xung quanh bằng cách sử dụng màng linh động hoặc màng mỏng.
Để tránh hơi nước bốc bay ra khỏi lá cây, người ta tưới một lớp nhựa tổng hợp. Sau một thời gian lớp nhựa đó cứng lại và cây phát triển tốt hơn vì màng nhựa cho phép oxy lưu thông qua tốt hơn hơi nước. Cách thức này được áp dụng một cách khá phổ biến ngày nay như là một yêu cầu để nâng cao hiệu quả lao động.

31. Dùng vật liệu xốp – Porous materials
a. Dùng vật thể xốp hoặc các yếu tố xốp (chèn, phủ,…).
b. Nếu một vật thể đã xốp thì làm đầy các lỗ chân lông trước bằng một vài chất liệu.
Để tránh bơm chất lỏng làm nguội vào máy một số bộ phận của máy được nhét đầy các vật liệu xốp thấm hết các chất lỏng đó. Hơi làm nguội khi máy làm việc làm cho máy nguội đồng nhất trong thời hạn ngắn.

32. Đổi màu – Color changes
a. Đổi màu của vật thể hoặc những thứ quanh nó.
b. Đổi độ trong suốt của vật thể hoặc quá trình mà khó có quan sát.
c. Dùng bổ sung màu để quan sát các vật thể hoặc quá trình khó quan sát.
d. Nếu đã dùng bổ sung màu thì dùng các yếu tố khác để theo dõi.
Con người có thể dùng một miếng gạt trong suốt để theo dõi vết thương mà không cần tháo ra nhằm làm cho hiệu quả điều trị rất tiện lợi nhưng có cơ hội được nâng cao.
Hay màn chắn nước để bảo vệ công nhân máy cán thép khỏi bị bỏng nhưng màn đó cũng không cản trở việc quan sát thép nóng chảy. Người ta làm cho nước có màu để tạo một hiệu ứng lọc (để giảm bớt cường độ ánh sáng) trong khi vẫn giữ tính trong suốt của nước.

33. Tính đồng nhất – Homogeneity
Làm các vật thể tương tác với vật thể đầu tiên bằng cùng loại vật liệu hoặc vật liệu rất gần với vật thể đầu tiên đó.
Có thể nhận thấy bề mặt của máng chuyển vật thể cứng được làm cùng loại vật liệu với vật thể chạy trên đó cho phép phục hồi liên tục bề mặt của màng để đảm bảo sự đồng nhất.

34. Những phần loại bỏ và tái sinh – Discarding and recovering
a. Một yếu tố của vật thể sau khi hoàn thành chức năng hoặc trở nên vô dụng thì hãy loại bỏ hoặc thay đổi nó (vứt bỏ, phân hủy, làm bay hơi,…).
b. Loại bỏ ngay lập tức những phần của vật thể không còn tác dụng.
Có thể minh họa thủ thuật bằng ví dụ ca tút của viên đạn được lấy ra ngay sau khi súng được bắn. Hay phần thân của tên lửa tách ra sau khi làm hết chức năng của nó. Đó là cách thức ứng dụng phần loại bỏ và tái sinh một cách hữu hiệu và khoa học.

35. Thay đổi thông số hóa lí
- Thay đổi đa chiều sẽ cho phép thay đổi trạng thái kết tập, phân bố mật độ, độ linh động, nhiệt độ của vật thể.
- Dễ dàng nhận thấy trong một hệ có những vật liệu dễ vỡ, bề mặt của cái vặn xoáy trôn ốc được tạo thành từ vật liệu dẻo với hai lò xo xoáy ốc. Để điều khiển quá trình, bước của đinh ốc có thể thay đổi từ xa

36. Chuyển pha - Phase transitions
Ứng dụng các hiệu ứng trong quá trình chuyển pha của vật liệu. Ví dụ trong khi thay đổi thể tích, bậc tự do hay hấp thụ nhiệt. Những ứng dụng trong việc kềm giữ hoặc hạ thấp nhiệt độ của tủ lạnh là một trong những minh họa khá lý thú.

37. Giãn nở nhiệt - Thermal expansion
a. Dùng vật liệu có thể co giãn theo nhiệt độ.
b. Sử dụng các vật liệu khác nhau với các hệ số giãn nở nhiệt khác nhau
Để điều khiển đóng mở cửa sổ trong nhà kính, một tấm gồm hai kim loại được nối với cửa sổ. Khi nhiệt độ thay đổi thì sẽ làm cho tấm cong lên hoặc cong xuống làm cho cửa sổ đóng mở một cách tiện lợi và dễ dàng hơn so với thực tế.

38. Sử dụng chất oxy hóa mạnh - Strong oxidants
a. Thay không khí thường bằng môi trường nhiều không khí.
b. Thay môi trường giàu không khí bằng oxy.
c. Xử lí vật thể trong môi trường giàu không khí hoặc oxy bằng phóng xạ ion hóa.
d. Sử dụng oxy ion hóa.
Đơn cử như để thu nhiều nhiệt hơn từ ngọn lửa, oxy được cung cấp thay cho không khí thường.

39. Môi trường khí trơ - Inert atmosphere
a. Thay môi trường thường bằng môi trường khí trơ.
b. Thực hiện quá trình trong chân không.
Ví dụ như để tránh bông khỏi bắt lửa trong kho hàng, người ta dùng khí trơ khi vận chuyển tới khu tập kết.

40. Vật liệu composite - Composite materials
Thay vật liệu đồng nhất bằng vật liệu tổng hợp (composite).
Có thể nhận thấy cánh của máy bay làm bằng vật liệu composite cho khỏe và nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật kết cấu, bay lượn trên không [8-].
Trải nghiệm:
Những hình ảnh trong cuộc sống có vô vàn những giá trị của nó. Những kỹ thuật sáng tạo bằng hình ảnh sẽ chẳng bao giờ xa lạ với bạn nếu chính bạ trải nghiệm nó bằng hàng loạt những bài tập có liên quan. Hãy nhìn thật kỹ một hình ảnh nào đó ngẫu nhiên tìm được trên một tờ báo, bạn sẽ cảm thấy nhiều điều thú vị nảy sinh xung quanh. Bạn có thể nhận ra dường như hình ảnh ấy đang thiếu hay thừa một chi tiết nào đó. Bạn cũng có thể nhận thấy hình ảnh này có thể đặt cạnh một hình ảnh nào khác. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh này có thể vẽ khái quát hơn hoặc bổ sung chi tiết sao cho nó quyến rũ hơn... Những ý tưởng ấy sẽ không dừng lại nếu bạn tự tin vào suy nghĩ của mình cùng với những cảm xúc nhất định.

Bài tập:
- Cắt những hình ảnh ngẫu nhiên trên báo và sắp xếp lại, bạn sẽ có thể tạo thành một bức tranh lý thú.
- Cắt những hình ảnh ngẫu nhiên trên báo và sắp xếp lại, bạn có thể kể thành những câu chuyện cực kỳ hấp dẫn.
- Cắt những hình ảnh ngẫu nhiên trên báo và sắp xếp lại, bạn hãy cố gắng sắp xếp thật nhiều cách để tạo thành nhiều câu chuyện khác nhau.
 

Tom

Biên Tập Viên
II. NHỮNG CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO Ý TƯỞNG BẰNG SỰ KÍCH HOẠT

1. CHÂM NGÒI
Cliff Einstein, giám đốc một văn phòng quảng cáo nói: “Cách tốt nhất để tìm ra ý tưởng chính là tìm ra ý tưởng”. Theo Cliff, một khi chúng ta có một ý tưởng thì sẽ bị áp lực để nảy sinh ý tưởng. Cliff cho rằng các ý tưởng có cách riêng để phình to ra rất nhanh, bằng cách hay nhất để khiến nguyên tiến trình chuyển động là mồi nó bằng một ý tưởng, bất kỳ ý tưởng nào. Cho dù ý tưởng đó có ý nghĩa hay không, hoặc có giải quyết được vấn đề hay không, thậm chí có liên quan hay không, miễn là ý tưởng ấy mới và khác biệt. Điều này nghe qua có vẻ điên rồ nhưng ngày nào đó chúng ta cứ thử xem, có tác dụng đấy.

Song chúng ta nên nhớ một điều: “Hãy làm đi chứ, đừng ngồi đó mà chờ ý tưởng rụng vào mồm” nhưng hãy đi lùng kiếm nó, tập trung vào nó... Thực tế thường ghi nhận là thoạt tiên các ý tưởng có vẻ do dự, sau đó nhanh rồi cuối cùng quá nhanh đến mức không kịp ghi nhớ bằng một từ khóa trên bảng. Đến lúc này, có thể đừng tạm ngưng để xem xét chúng; nếu không dòng chảy, nhịp điệu, sự kì diệu sẽ tắc. Hãy nhanh tay ghi chú từng ý này đến ý khác đợi sau này hãy phân tích. Khi bắt đầu đi tìm ý tưởng, con người thường nghĩ rằng chỉ có một giải pháp thôi. Thực tế bây giờ đã có thể dễ dàng nhận ra: luôn sẵn có một giải đáp khác, việc quan trọng là hãy tìm ra chúng. Phải tự ép mình nhìn vào vấn đề, phải đi tìm ý tưởng, tìm ra giải pháp. Tự hỏi mình đang giả định điều gì, đang theo qui luật nào. Thu hết can đảm và tiến công. Nhưng đến một lúc nào đó phải ngưng tìm kiếm, phải ngưng suy nghĩ về nó. Những nỗ lực liên tục và kiên trì ấy thường mang đến những kết quả rất ấn tượng. Nói khác đi, ý tưởng mồi được xem là cú xuất phát điểm rất quan trọng. Chính nó là mồi lửa, chính nó là yếu tố khởi điểm và cũng chính nó là yếu tố tạo nên hàng loạt những ý tưởng mới mà nếu có một cơn chấn động để sản sinh ra liên tục những ý tưởng là nguồn tài nguyên ý tưởng có thể đến vô tận. Ý tưởng mồi là điểm xuất phát trong hành trình đi tìm ý tưởng để con người có thể tiếp tục tạo nên những ý tưởng mới trong chặng hành trình đầy ngẫu hứng và có những cơ sở rất vững vàng.
Trải nghiệm:
Có bao giờ bạn nghe nói đến nhà hát Con Sò rất nổi tiếng ở nước Úc? Chắc chắn rằng đó là một địa điểm du lịch, một công trình kiến trúc và là một ý tưởng sáng tạo hết sức độc đáo. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ từ đâu hay dựa trên cơ sở nào ý tưởng đó được hình thành?
Một hôm, vị kiến trúc sư đang ngồi gọt những quả cam sau những giờ đau đầu vì hạn nộp bảng thiết kế về một nhà hát cho chính quyền Sydney đã gần kề. Nhìn các múi cam xếp chồng lên nhau trông thật đẹp mắt, vị kiến trúc sư nảy sinh ý tưởng: một nhà hát như múi cam chồng lên nhau thì tại sao không?
Đó chính là ý tưởng mồi ban đầu. Sau vài lần hoàn chỉnh, nước Úc đã có một biểu tượng hết sức độc đáo: Nhà hát Con Sò với hình dáng gần như những múi cam xếp lên nhau nằm ngay bên bờ cảng Sydney...

Bài tập
- Hãy chọn một hình ảnh bất kỳ nào đó rồi tạo ra một hình ảnh mới có sự khác biệt với ý tưởng mồi đó. Liên tục làm tương tự nhiều lần.
- Hãy tìm ra một hình ảnh được chọn lọc trong một bài thơ và sau đó điều chỉnh nó theo một hướng khác, một kiểu khác.


2. BỎ RƠI TẠM THỜI
Thường thì con người không có thời gian để quên đi các vấn đề vì ta phải tìm ra ý tưởng ngay bây giờ. Không để đến ngày mai. Ngay bây giờ và không có sự lựa chọn nào khác. Thực tế đã chứng minh rằng nếu gặp một chướng ngại trước khi cố giải quyết một vấn đề hoặc cố tìm ra ý tưởng thì việc nên phứt nó đi cũng là một việc thiết yếu. Hãy xem xét những chia sẻ rất thú vị sau:

Thật vậy, trong quyển “The Babinski Reflex”, Phillip Goldberg đã chỉ ra rằng hiện tượng này (mà ông gọi ví von là “hiệu ứng Eureka” theo kiểu Archimedes khám phá ra trong bồn tắm) diễn ra thường xuyên đến nổi được xem như là điểm đặc trưng của khám phá khoa học, sáng tạo nghệ thuật, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Khi vẫn chưa thể tìm ra hoặc giả như ta có cảm tưởng mình va vào đầu tường hay khi mọi việc trở nên quá gay go và khó khăn... Hãy quên phứt vấn đề này đi và bắt tay vào việc khác.

Nhưng không phải quên phứt vấn đề rồi lại rơi vào trạng thái ù lì thụ động hoặc ngồi ì ra đó xem truyền hình suốt cả tuần. Trạng thái thụ động đó sẽ làm mất đà, bóp nghẹt các mối quan tâm, dập tắt những nỗ lực cần có để nhằm xem xét sự việc với mức độ kỹ lưỡng hơn, đủ để nhận ra những điểm tương đồng và liên đới.

Ở lĩnh vực quảng cáo, thường những người viết nội dung kịch bản (copy writer), những người chỉ đạo nghệ thuật luôn ứng xử như thế khi có thể. Khi họ chưa thể tìm ra ý tưởng mới cho một mẫu quảng cáo truyền hình nào đó và thời hạn vẫn còn đến tuần sau. Họ liền để chuyện này sang một bên rồi suy nghĩ về một mẫu quảng cáo hay một chương trình sự kiện - quảng cáo cho một loại sản phẩm khác. Vài ngày sau khi trở lại ý tưởng ban đầu thì kì diệu thay, ý tưởng như có sẵn. Nếu trong trường hợp chưa có sẵn một dự án nào để tư duy, vậy thì hãy kiếm cho mình một dự án. Bí quyết ở đây là nên sang số để cho tiềm thức chúng ta tự giải quyết vấn đề đang rắc rối, trong khi ý thức đang làm việc với các vấn đề khác, có nghĩa là tạm gác vấn đề này lại trong khi trí óc xử lý vấn đề khác.

Nhiều chuyên gia làm việc trong lĩnh vực ý tưởng đã làm như thế, khi bế tắc ở dự án này, liền chuyển sang dự án tiếp theo để cho tiềm thức hoạt động. Hết chín trong mười lần khi trở lại vấn đề cũ thì dễ ngạc nhiên nhận ra rằng mình đã giải quyết nó - hoặc tiềm thức mình giải quyết – nhưng bản thân không nhận ra. Đó chính là sự kỳ diệu của yếu tố tạm quên hay yếu tố nuôi dưỡng cái nhớ trong sự quên tạm thời.

Nhưng cũng nên nhắc lại lần nữa: phải tiếp tục suy nghĩ một việc nào khác, kiếm ra một dự án khác để xử lý. Đừng nghĩ rằng phải để cho bộ não đươc nghỉ ngơi. Bộ não không phải là loại cơ bắp biết mệt mỏi. Ngoài ra, tiềm thức của con người không hề quan tâm liệu nó đang phải xử lý một vấn đề với tầm quan trọng có thể làm đảo lộn thế giới hay chỉ là một công việc bình thường, đơn giản. Bất cứ vấn đề nào, bộ não cũng làm việc siêng năng và tận tụy như nhau. Đó cũng là một trong những lý do vì sao có những dạng người luôn bận rộn và làm được hàng tá công việc nhưng vẫn có thể quản lý thêm được dự án khác nữa. Họ đã có kinh nghiệm tập trung nỗ lực vào những dự án quan trọng và họ cũng có kinh nghiệm về việc để cho phần lớn công việc được xử lý ngầm.

Nếu sau một thời gian, giải pháp cho vấn đề cũ vẫn không đến khi đang nhâm nhi tách cà phê nóng hổi hay khi mua sắm ... Lúc ấy hoàn toàn có thể những ý tưởng đã từng trăn trở sẽ ùa về một cách mạnh mẽ và đầy khát khao. Chúng hết sức mãnh liệt và xuất sắc vượt cả sự mong đợi.
Trải nghiệm:
Hãy tập xem những mẫu quảng cáo mà bạn có thời gian đủ để nhìn vào truyền hình. Hãy chú ý đến một mẩu quảng cáo nào đó mà bạn cảm thấy là hay nhất. Sau đó, giao cho mình nhiệm vụ là phải cải tiến hoặc làm mới mẩu quảng cáo ấy theo yêu cầu cực hay và cực hoàn hảo. Bạn cảm nhận thực sự khó khăn và đầy thách thức. Đừng vội vã chán nản. Bạn hãy tiếp tục chọn lại vài ba mẫu quảng cáo kém hơn để bạn góp ý và chỉnh sửa, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Những việc ấy bạn cứ làm tuần tự vài ba ngày. Thế rồi đến một vài ngày sau đó, bạn cảm thấy những ý tưởng lóe sáng lên với một nhiệm vụ mà bạn nghĩ là bất khả thi. Điều này cũng tương tự với việc bạn sẽ có một ý tưởng sân khấu hay một kịch bản ý tưởng cho đường hoa, chợ hoa và lễ hội. Lẽ đương nhiên, bạn phải luôn chủ động về mặt thời gian bằng cách không dồn ép mình một cách quá mức và bạn vẫn có đủ điều kiện để tạm quên nó trong khả năng cho phép.

Bài tập:
- Tập cho mình nhận nhiệm vụ khó và đầu tư về nó hết mình. Sẽ có những nhiệm vụ sẽ thực hiện đạt hiệu quả ngay bằng sự nỗ lực của bạn. Nhưng cũng có nhiệm vụ bạn thấy mình đuối. Hãy tạm quên và quay lại khi bạn có cảm hứng, bạn sẽ thành công.
- Hãy tập đọc những bài báo trên một tờ báo mà bạn cảm thấy yêu thích. Lẽ đương nhiên, trước khi đọc bạn hãy nhờ một người nào đó xóa tên đề mục hay tít bài. Bạn tập thử thao tác giật tít bài báo. Bạn sẽ nhờ chính người ấy nhận xét rằng tít bài bạn đặt như thế nào. Bạn cảm thấy bị đuối nếu như tít bài mình đặt bị phê bình là kém. Nhưng bạn hãy tạm quên và sẽ trở lại khi có nhu cầu, bạn sẽ thành công nếu bạn biết hết mình vì nó.
- Hãy tập việc lên kế hoạch cho mình từ rất sớm bằng cách thực hiện kế hoạch tháng hay kế hoạch tuần để có thể tạm dừng, tạm quên và quay lại khi cần thiết.

3. ĐỔ ĐẦY
Có thể tồn tại những người sáng tạo để kiếm sống theo đơn đặt hàng, mỗi ngày, mỗi tháng. Họ thuộc đủ mọi thành phần, lứa tuổi, màu da và nhân cách; họ xuất thân từ các gia đình êm ấm hoặc đổ vỡ; hướng nội hay hướng ngoại… song tất cả đều giống nhau ở hai điểm:
  • Thứ nhất, họ đều can đảm. Họ hết lòng vì mong muốn sáng tạo và không sợ hãi với nhưng phê bình, đánh giá.
  • Thứ hai, họ vô cùng tò mò. Họ không bao giờ thỏa mãn lòng hiếu kỳ về cách vận hành và căn nguyên của mọi vật.
Hầu hết mọi người đều tò mò một cách tự nhiên, trong suốt cuộc đời mình họ “luôn có nhu cầu tìm hiểu”.
Đối với một số người, nhu cầu này bức thiết đến nỗi họ cảm thấy như là của nợ hơn hạnh phúc. Nhưng họ đã nghĩ sai; bởi lý do đầu tiên nhờ đó họ có khả năng sáng tạo chính là óc tò mò. Óc tò mò cứ giục họ phải tích lũy từng chút, từng chút kiến thức, kiến thức tổng quát về cuộc sống và các sự kiện. Đến một ngày nào đó, họ sẽ phối hợp các yếu tố này với yếu tố khác để tạo ra ý tưởng, và càng phối hợp nhiều yếu tố thì họ càng tìm ra được nhiều ý tưởng.

Nói cho cùng, nếu “Ý tưởng là một sự phối hợp mới của những yếu tố cũ, không hơn không kém” thì đương nhiên người nào biết nhiều yếu tố cũ hơn sẽ có khả năng tìm ra ý tưởng mới so với người biết ít hơn. Nếu không có óc tò mò tự nhiên buộc mình phải biết tích lũy từng mẫu kiến thức thì chúng ta phải tự ép mình vậy. Hàng ngày như thế, một cách thật ý thức. Có hai cách tự ép mình nạp thêm “yếu tố cũ”

a. Giã từ lối cũ
Tất nhiên là con người đang ở trong một lối mòn. Bạn nên thành tâm thừa nhận nó một cách nghiêm túc. Nếu không thì bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
  • Tại sao mỗi sáng thức dậy, ta cùng làm những hành động lặp đi lặp lại?
  • Tại sao, ngày nào ta cũng phải đến quán cà phê lề đường ấy nhỉ?
  • Tại sao ngày nào ta cũng phải đi về bằng con đường ấy dẫu biết rằng nó chẳng thuận tiện?
  • Tại sao ta cứ thích ăn những món ăn khoái khẩu mà không phải là sự phá lệ?
Bởi vì chúng ta đang trong một lối mòn. Chính vì vậy, ngày nào ngũ quan cũng ghi nhận cùng những hình ảnh, sự vật đã ghi nhận hôm qua - cũng những cảnh quan đó, cảm xúc đó, mùi vị âm thanh đó… Tất nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài điều khác len lén bò vào, ta không thể ngăn cản được, chúng bất chấp những gì đang làm chứ không phải bởi những gì ta đang làm. Và nếu cứ tiếp tục trú thân trong lối mòn để cho mọi việc tự nhiên bò vào, sẽ không bao giờ tích lũy được những loại giữ liệu phong phú và rộng khắp - một thế giới bao la, quyến rũ đầy ắp các thông tin đang bùng nổ - mà ta cần để hình thành ý tưởng mới.
  • Thử xem một kênh truyền hình lạ chưa từng xem bao giờ.
  • Thử vào một trang web mà trước đó chúng ta nghĩ là mình không thích, thậm chí là rất ghét.
  • Đi ăn trưa với một người nào đó mới, lạ.
  • Làm những thao tác rất mới như: chăm hoa, tưới kiểng mà trước đó chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm.
  • Mỗi sáng đi làm thử đi theo một ngã mới; vòng vèo qua các hẻm hóc, lang thang qua các khu dân cư mới.
  • Đọc một thông tin khoa học của lĩnh vực mà chính bạn không quan tâm trước đó...
Chắc chắn là sẽ mục kích và khám được nhiều điều bất ngờ thú vị. Xin vui lòng làm điều gì đó ngay ngày hôm nay. Điều gì đó khác mọi ngày, điều gì đó đưa con người ra khỏi ao tù, điều gì đó giúp con người khởi sự về một hướng mới, điều gì đó khiến ta ra khỏi lối mòn… Mỗi ngày, hãy chứng kiến những điều gì đó mới mà ta chưa bao giờ thấy, và mãi mãi thực hiện điều đó, bạn sẽ thấy được cả một chân trời khát khao phía trước của bạn.

b. Học cách nhìn thấy
Đã có bao giờ, mỗi khi có dịp về miền quê chơi thăm gia đình, hãy tham gia một trò chơi tìm kiếm các con bò trên suốt hành trình - trò chơi thật đơn giản, mỗi khi bắt gặp một con bò ở trên đường hay trên đồng cỏ, chúng ta sẽ đếm và thử nhớ lại xem suốt chặng đường chúng ta sẽ tìm ra bao nhiêu con. Và điều thú vị là nhiều người có thể trả lời được câu hỏi đó. Và điều thú vị là mỗi người thấy đủ loại các con bò và con trâu, nhưng khi chúng ta không chơi nữa thì hầu như không thấy con nào. Tại sao lại như thế? Không phải khi ta đếm thì chúng chạy ra đầy đồng và khi không đếm thì chúng biến mất nhưng vì khi ta tìm sẽ gặp, không tìm thì không thấy.

Tương tự, khi mua một chiếc xe hoặc chỉ cần dự định mua nó, bỗng dưng sẽ cảm thấy quanh mình sao có nhiều chiếc xe giống như chiếc của mình như vậy. Trước đây, chúng vẫn hiện diện xung quanh, chúng ta không thấy vì không tìm kiếm nhưng ngay khi ta quan tâm đến một kiểu dáng xe nào đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ bắt đầu tìm kiếm và quan sát chúng. Những gì đúng với con bò và xe thì cũng đúng với mọi thứ bởi vì ta sẽ thấy tất cả những gì tiếp xúc với tia nhìn của chính mình. Đó là cái nhìn thực sự của sự tìm kiếm mà không phải chỉ là cái nhìn đơn thuần.

Hàng ngày trên con đường đến sở làm, thấy từng chiếc xe chạy qua xe chúng ta, thấy cả người lái xe, thấy từng gốc cây, trụ cáp điện, trạm xăng, các tòa nhà, từng tín hiệu giao thông, từng ngọn đèn đường… thế tại sao chỉ nhớ lại được một phần nhỏ xíu những gì đã thấy? Bởi vì ta không thật sự thấy, chỉ nhìn mà thôi; không phải “nhìn tìm” mà chỉ “nhìn ngó” thôi. Nhìn ngó thì không cần nỗ lực gì, như hít thở theo thói quen mà thôi. Còn thấy thì lại khác, nó đòi hỏi phải nỗ lực, và cả sự tận tụy nữa. Một khi đã quen rồi thì cũng tự nhiên gần như nhìn vậy. Khi thực sự nhìn thấy một sự vật, ta sẽ hiểu được nó. Khi tập trung tư tưởng quan sát một sự vật, hãy nhìn nó một cách tận tụy và quan sát, nhận xét nó ở mọi góc độ thì chúng ta có khả năng ghi nhớ về nó nhiều hơn bất cứ những gì đã từng biết về nó trong suốt cuộc đời. Nếu đầu tư gia công nghiên cứu một sự vật, sẽ nhìn thấy và ghi nhớ nhiều hơn từng mơ ước; và càng nhớ được nhiều thứ, càng có nhiều thứ hơn nữa để phối hợp nhằm tạo ra ý tưởng mới. Nhưng bản thân mỗi người phải gia công, mỗi ngày gia công để tạo thành sức mạnh.

Sáng mai, trên đường đến nơi làm việc hoặc giờ nghỉ trưa, nhớ tìm mua một cuốn sổ. Mỗi ngày, ghi nhớ vào đó một việc gì mình nhìn thấy. Không quan trọng ở điều đang thấy mà chính ở chỗ thấy được điều gì đó và ghi nó lại, nếu ghi thêm cảm tưởng về những gì trông thấy thì càng tốt. Khi nào đầy cuốn sổ, có thể ngồi xuống và mở nó ra đọc rồi lại bắt đầu bằng một cuốn sổ khác, rồi quyển khác, quyển khác. Cứ thế cho đến cuối cuộc đời. Bạn sẽ có một kho tàng, kho tàng ấy là kho tàng của ý tưởng, của sự giàu có và tài sản trí tuệ.

Trải nghiệm:
Một Viện nghiên cứu chuyên về con người đã đồng ý cung cấp một học bổng cho một học giả. Điều kiện tối thiểu sẽ có bằng cử nhân khoa học ở một chuyên ngành nào đó về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh tất cả những điều kiện khác thì có điều kiện hết sức quan trọng mà trong số hơn 30 người đăng tuyển chỉ có hai người thỏa mãn được điều kiện ấy!
Đó không phải là những thành tựu nghiên cứu nổi bật gần đây, cũng không hẳn là những bằng khen của chính bạn mà đó chính là ba quyển sổ mà bạn đã ghi chép những gì cần nhớ từ khi bạn là sinh viên Đại học mà không phải là những quyển sổ gần nhất trong hai năm trở lại đây chi chép những thứ mới toan trong cuộc sống của bạn.
Bạn có nghĩ rằng mình sẽ gia tăng con số hai người ấy hay chỉ làm cho con số 28 người sẽ tăng lên thêm nữa?

Bài tập:
- Hãy đọc lại những gì bạn đã từng ghi chép cách đây năm năm và so sánh với những gì bạn ghi chép cách đây mười năm, bạn sẽ ngộ ra rất nhiều điều thú vị.
- Hãy giải lại bài toán hay những câu đố mà bạn đã từng giải được trong một khoảng thời gian khá lâu để thấy bạn thật bình thường.
- Thử chơi lại trò chơi Rubich để bạn thấy rằng mình không cẩn thận sẽ kém hơn mình của ngày hôm trước.


4. THU THẬP TÌNH CỜ
Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.

Xu hướng chung về sự suy nghĩ của con người là tư duy bởi sự nhận ra các kiểu mẫu (hay hiểu nôm na là “phương pháp” hay “nền nếp suy nghĩ”). Nên phản ứng lại các mẫu đó dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này. Mặc dù vậy, đôi khi, dễ bị giam bên trong lối tư duy của mình. Với một nền nếp (phương pháp) tư duy đặc thù có thể sẽ không đủ để kiến tạo một lời giải tốt cho một loạt các vấn đề đặc trưng.

Một điển hình là học sinh PTTH, khi giải các bài toán tích phân hay các bài toán Hóa học định tính, đa số đã được “gạo sẵn” các dạng toán theo một loại “công thức hay mẫu mã” đã được cung cấp bởi các thầy dạy (ở các trung tâm luyện thi) và cứ như thế “nhắm mắt” mà giải các đề bài cho đến khi gặp những bài tưởng chừng dùng công thức này hay công thức nọ có thể làm ra nhưng lại loay hoay mãi mà không tìm ra được một giải thuật đúng đắn.

Thu thập ngẫu nhiên (Random Input) là kỹ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy đang sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cùng sẽ được nối vào với nhau và hiệu quả sáng tạo sẽ gia tăng một cách bất ngờ.

Các bước tiến hành:
Chọn ra ngẫu nhiên một danh từ trong một tự điển hay trong một danh mục các từ vựng đã được chuẩn bị từ trước. Thông thường, danh từ được chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn (tức là những danh từ chỉ vật mà mình có thể nhận biết bằng giác quan hay sờ mó được) hơn là chọn một danh từ trừu tượng hay một khái niệm tổng quát. Dùng danh từ nay như là điểm khởi đầu cho giải quyết vấn đề bằng tập kích não.

Ta có thể thấy ra mình có thêm nhiều tri thức sáng suốt nếu như chữ được chọn không nằm trong phần chuyên môn. Nếu như đó là chữ thích hợp, chúng ta sẽ thêm được một dãy những ý kiến và khái niệm vào quá trình tập kích não. Trong khi một số từ lựa ra trở nên vô dụng, thì hy vọng sẽ tìm ra chút ánh sáng cho vấn đề. Nếu kiên trì nhiều lần, thì ít nhất có thể tìm ra bước đột phá.

Có thể xem xét ví dụ sau để thấy rõ bản chất của kỹ thuật này. Giả sử vấn đề muốn giải quyết là “giảm ô nhiễm từ các loại xe lưu động”. Theo lối nghĩ thông thường nhiều người đều thấy cách giải thông thường là sử dụng thiết bị “xúc tác để chuyển hóa các chất thải gắn trong ống khói xe hơi” và dùng các loại xăng “sạch” hơn (và có khả năng cháy gần như hoàn toàn trong buồng đốt).

Bây giờ lựa ngẫu nhiên một danh từ trích từ tựa của những cuốn sách trên tủ, chúng ta có thể tìm thấy những “cây cỏ” (thực vật). Tập kích não từ chữ này chúng ta có thể “đào” ra một “mớ” ý tưởng mới:
  • Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hóa CO2 thành O2.
  • Tương tự, nếu thổi khí thải ra từ máy xe một dung môi của tảo (algae) thì cũng chuyển hóa được CO2 thành O2. Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi thuyền không gian dùng cách này?
  • Chứa vi trùng “sulfur-metabolizing” vào bộ chuyển hóa khí thải để làm sạch chúng. Có phải hợp chất của Nitơ (Nitrogen) sẽ làm “giàu” giống vi trùng này?
  • Sản phẩm của các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc của các bộ lọc không khí (air filter) ở các máy điều hòa nhiệt độ, các động cơ nổ (xe hơi, xe gắn máy).
  • Sản phẩm của cây cao su là nhựa có thể làm nguyên liệu chế tạo bộ lọc không khí thải ra.
Trên đây là những ý kiến mang tính gợi ý. Một số có thể chưa thực sự phù hợp và không hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên, một trong chúng có thể dùng làm cơ sở cho những phát triển lợi ích.

Trải nghiệm:
Hãy bắt nguồn từ một nét vẽ rất đơn giản của dấu mũ trên chữ ă. Bạn hãy vẽ thật nhiều đồ vật, sự vật mà trong nó phải chứa hình ảnh ấy một cách cụ thể. Bạn sẽ tiên đoán ngay khi chưa bắt tay thực hiện rằng bao nhiêu hình vã được thực hiện? Chắc chắn rằng sự thực sẽ làm cho bạn cảm thấy kiểu thu thập ngẫu nhiên lại tiềm năng đến thế!

Bài tập:
- Có thể tạo thành những bức tranh từ những hình ảnh riêng lẽ mà chính bạn nhận thấy trong những chữ cái bạn hay viết.
- Lấy một đồ dùng rất bình thường trong cuộc sống, hãy nêu tất cả những công dụng có thể có của nó.


5. PHÁ RÀO
a. Xóa đi những biên giới không thật có
Cũng giống như phần đông những người khác, nhiều khi suy nghĩ của chúng ta từng bị bóp nghẹt bởi vì trong vô thức chúng ta cho rằng bài toán đã bị bế tắc, bị giới hạn và ràng buộc trong khi thực tế thì lại không hề có điều đó; chính chúng ta đã vô tình áp đặt những hạn chế ấy. Khi gặp khó khăn để giải quyết một vấn đề nào đó, chúng ta hãy tự hỏi: “Ta đang đưa ra những giả định nào mà lẽ ra ta không phải giả định? Ta đang tự ràng buộc mình bằng giới hạn nào không cần thiết?”

b. Đặt ra giới hạn
Cần phải phân biệt, những giới hạn nêu trên là loại ranh giới do chúng ta tưởng tượng ra, là loại giả định trong tìm thức mà ta hay dựng lên cho tính chất của vấn đề. Ở đây, chúng ta muốn nói đến một khuôn khổ làm việc mà ta sẽ động não bên trong đó để tìm ra giải pháp; nghe ra có vẽ như mâu thuẫn - óc sáng tạo mà cần có khuôn khổ? Đó là một mâu thuẫn và Rollo May gọi đó là một “hiện tượng” và ông giải thích rằng: “bản thân óc sáng tạo cũng đòi hỏi giưới hạn bởi vì hàng động sáng tạo phát sinh từ việc loài người chiến đấu với giưới hạn đó và chống lại giới hạn đó”. Khi đề ra một kế hoạch cho nhân viên tìm ý tưởng quảng cáo nào đó, nếu để cho họ quá nhiều tự do sáng tạo thì họ sẽ lúng túng, quá nhiều tự do sẽ dẫn đến hỗn loạn. Nhưng nếu ta buộc họ phải làm việc theo một số nguyên tắc chỉ đạo của chiến lược sáng tạo với một khoản ngân sách nhất định và thời hạn cụ thể, với một hướng chủ đề đã nhất trí thì họ luôn có giải pháp. Đôi khi, ý tưởng đến với chúng ta, chúng ta không tạo ra chúng theo ý mình. Chúng đến trong tình trạng giống như ta đang mơ mơ màng màng, như một giấc mộng có chủ hướng. Giấc mông đó hình như có liên quan đến những vấn đề mà ta từng quan tâm, từng làm trong vài năm nay; trong đó có nói rằng những giới hạn hữu quan sẽ tác động đến ta như một cú huých cho trí tưởng tượng.
  • Leonardo da Vinci từng nói: “Phạm vi hẹp giúp trí não có kỷ cương, phạm vi rộng làm trí não xao lãng”.
  • T.S. Eliot từng viết trong một bài phê bình: “Rằng ông ngợi khen kỷ luật sáng tác, ông cho rằng nếu buộc phải sáng tác trong một khung làm việc, trí tưởng tượng sẽ bị thử thách ở mức độ cao nhất và sản sinh ra ý tưởng phong phú nhất. Nếu được tự do hoàn toàn, cơ may để có được sản phẩm tốt sẽ eo xèo ngay”.
  • Dryden cho biết ông thích sáng tác thơ có vần vì “khi đi tìm vần thơ, tôi thường gặp nhưng phát kiến mới”.
Rollo May cũng nhất trí: “khi làm thơ, chúng ta phát hiện ra rằng nhu cầu làm cho ý thơ khớp với thức này hay thức khác sẽ buộc trí não của chúng ta phải tìm ra thên nhiều ý nghĩa mới. Trong cố gắng đó, chúng ta đạt đến nhiều ý nghĩa mới và sâu sắc hơn và chúng ta từng ao ước mình đạt được”. Loại giới hạn giục giã chúng ta phải hoàn tất một việc gì đó. Hãy đặt cho mình một giới hạn.

Trải nghiệm:
Xe đạp đôi, áo mưa hai đầu, bút chì thay ngòi nhiều lần… là những sản phẩm khi người thiết kế đã vượt ra khỏi giới hạn của con số 1. Tự đặt giới hạn cho mình là không được phép để cho hoa hồng bị héo ít nhất là trong 2 năm, một nghệ nhân ở xứ sở Đà Lạt đã sáng chế ra cách ướp hoa tươi nguyên với tuổi thọ kéo dài chưa từng thấy.

Bài tập:
- Làm sao để có một sân khấu nhằm tổ chức một buổi biểu diễn cho vô hạn người tham dự?
- Nếu một chiếc xe có tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh thì sao?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu hoa không chỉ được trồng hai bên lề đường mà còn tràn ra cả lòng đường?
- Có thể có dụng cụ gì dùng để nấu nướng nhưng chỉ có diện tích bề mặt bằng một cái chén và không hạn chế về chiều cao?
- Nếu chỉ có 5 phút để phải vừa xay sinh tố vừa nướng bánh vừa nấu súp trong cùng một lúc thì có thể tạo ra sản phẩm gì?
- Nếu một cây viết không được dài hơn 3 cm thì có thể có dạng viết thế nào?
 

Tom

Biên Tập Viên
III. NHÓM CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO Ý TƯỞNG BẰNG SỰ CHẾ BIẾN:

1. NGHĨ NHƯ TRẺ CON
Nhiều người cho rằng chính tuổi thơ là tuổi của sự sáng tạo độc đáo đến không ngờ. Nếu xét trong một con người thì chính đứa bé trong ta mới sáng tạo chứ không phải người trưởng thành đang tồn tại một cách hiện hữu và đích thực.

Người trưởng thành trong con người chúng ta suy nghĩ quá nhiều, mang quá nhiều kinh nghiệm và bị trói buộc bởi quá nhiều tri thức, quá nhiều giới hạn cùng với những qui luật, giả nhận và tiên kiến. Người trưởng thành là một gã khờ bị còng tay và thường làm việc hết mình, đốt cháy cả trí tuệ, cảm xúc tự thân.

Đứa bé vô tư và tự do và không cần biết điều nào nên làm, điều nào không nên làm. Nó nhìn thấy thế giới đúng như thế giới cứ thế chứ không như gã khờ trưởng thành vốn được dạy bảo rằng thế giới như thế nào thì tin như thế ấy.

Một câu chuyện kể về thiền sư Nhật tên Nam Ấn thời Minh Trị. Ngày kia có một vị Giáo sư đại học đến gặp ông tham vấn về thiền. Ông pha trà đãi khách, ngài rót trà đầy tách của khách rồi cứ thong thả rót nữa, rót mãi. Vi giáo sư nhìn tách trà đầy tràn ra ngoài cho đến khi không chịu được nữa:

- Đầy quá rồi, không thể rót thêm nữa!
- Cũng giống như tách trà này, bên trong ngài đầy ắp những thành kiến và suy đoán, làm sao tôi có thể chỉ cho ngài về thiền nếu ngài không trút sạch chiếc tách của mình?

“Muốn tăng khả năng sáng tạo,” Nhà tâm lý Jean Piaget viết “Chúng ta hãy giữ lại một phần trẻ thơ bởi tính sáng tạo và phát minh vốn đặc điểm của trẻ con trước khi chúng bị xã hội của người lớn làm cho méo mó”. Vì sao khi trẻ hơn hay trở thành trẻ thơ thì con người dễ dàng có những ý tưởng sáng tạo? Có thể nhận thấy, với trẻ thơ thì không có lần sau cùng, lần nào cũng là lần đầu tiên. Vì vậy khi đi khai phá tìm ý tưởng, tự thân trẻ thơ có thể nhìn và thấy thế giới một cách tươi mới mà không cần tham chiếu đến những gì đã nghe nói trước đó; chúng khai phá một vùng đất tươi mới và nguyên thủy; vùng đất không có ước lệ, không có biên cương hay rào cản hoặc vách ngăn giới hạn, một vùng đất vô biên với biết bao hứa hẹn và cơ hội. Trẻ thơ chỉ biết hiện tại bây giờ vì chúng không biết những gì trước nó cho nên, chúng phá lệ vì không biết có lệ, chúng làm những điều kỳ cục khiến người lớn không an tâm; khi tìm ra giải pháp cho một vấn đề, bản thân chúng nhìn và thấy thế giới một cách tươi mới. Lần nào cũng mới, giữa những đồ vật tưởng chừng như không có chút liên hệ nào, chúng lại nhìn thấy nhiều mối tương quan mới. Chúng tô cỏ màu tím còn cây thì màu cam, chúng treo xe lửa lơ lửng trên tầng mây, chúng có thể cho mưa xuất hiện từ hình ảnh mặt trời đang chiếu sáng, chúng có thể tạo nên con bướm to hơn cả bông hoa và chiếc lá thì chứa cả tổ chim rực rỡ… Trẻ nhỏ luôn chú tâm quan sát những vật thể ta coi là bình thường và có được cảm nhận về những điều kỳ diệu của những đồ vật mà ta xem là hiển nhiên, tất yếu. Trẻ nhỏ luôn miệng hỏi, hỏi và hỏi. Tại sao mặt trăng lại tròn? Tại sao bầu trời lại xanh? Giấc mơ là gì? Tại sao ta lại có ngón chân? Sinh nhật của trái đất là ngày nào?...

Thế giới càng mới mẻ càng kích thích con người khám phá. Chính vì sự mới mẻ và hấp dẫn đó, nhu cầu khám phá sẽ gia tăng và đó được xem là một trong những động cơ để đứa trẻ đến trường. Khi bước chân vào trường học, trẻ con là dấu chấm hỏi, và khi ra trường là những câu hỏi đã được trả lời và thay vào đó là một dấu khác. Vậy hãy trở lại thành dấu chấm hỏi đi để ta thu nạp những gì mới mẻ, để suy nghĩ ra những thứ sáng tạo đến tột cùng. Với những gì thấy, hãy tự hỏi tại sao lại thế và đó chính là một con đường sáng tạo rất thú vị. Hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau để thấy rằng có thể những ý tưởng mới được giải đáp thông qua những sự trăn trở và suy nghĩ
  • Tại sao nhân viên tiếp tân lại ngồi phía sau bàn giấy? Tại sao bản thân ta cũng ngồi như thế?
  • Tại sao phải bố trí hay sắp xếp như thế này nhỉ?
  • Tại sao ta đến sở làm rồi lại ra về khi đến giờ… ra về?
  • Tại sao danh thiếp, văn phòng phẩm và tài liệu quảng cáo lại trình bày như thế?
  • Tại sao chúng ta phải nghỉ ngơi nhiều quá thế này?
  • Tại sao mình không thể ngừng suy nghĩ?
Một ngày kia, khi đang bàn luận về quảng cáo thức ăn cho thủy sản trên truyền hình, có bao giờ ta tự hỏi thử quan điểm của các con ấy hay không? Và những câu hỏi cứ tiếp diễn, tiếp diễn.

Khi nghiên cứu quảng cáo cho một cửa hàng Nông sản, chúng ta thử hỏi cửa hàng Nông sản có vẻ như thế nào sau khi đóng cửa; liệu quả chanh Đà Lạt có ve vãn nàng bông cải Hóc Môn rằng mình đẹp đôi không? Cứ để đứa trẻ trong chúng ta lên tiếng. Đừng e dè gì hết. Hầu hết các doanh nghiệp điều tưởng tượng cho những ai tìm ra ý tưởng, và một trong những cách tìm ra ý tưởng chính là phải giống trẻ con thêm nữa. Vậy lần sau, khi có vấn đề cần giải quyết hoặc một ý tưởng cần phải tìm, chúng ta hãy tự hỏi: “Sẽ giải quyết vấn đề này ra sao nếu ta sáu tuổi? Và nếu ta bốn tuổi thì ta nhìn vấn đè này như thế nào?”

Cứ thư giãn đi. Ngày nào đó đến sở làm, thử chạy một mạch hết hành lang xem sao. Ăn một cây kem tại bàn làm việc. Trút hết mọi thứ trong ngăn kéo bàn ra sàn nhà rồi để đó đôi ba ngày. Vẽ rồng vẽ rắn trên cửa kính bằng bút nỉ, ghi chú bằng viết chì. Cất cao giọng hát trong thang máy. Chơi piano bằng quả đấm… Nếu tất cả những điều đó được vận dụng đúng lúc và không quá thô kệch hay ảnh hưởng đến người khác thì đó là lúc bạn sẽ thành công khi có nội lực để tìm ra ý tưởng.

Hãy quên đi những gì từng làm trước đây. Hãy phá lệ đừng theo logic. Hãy là trẻ thơ và tự do nhiều nhất có thể.

Trải nghiệm:
Hãy cùng giao việc cho ba đứa trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi và chính bạn vẽ một bức tranh về cảnh vật (theo đề tài tự do) trong thời lượng mười phút. Bạn hãy chấm điểm về sự sáng tạo (những tiêu chí ấy nằm phía dưới cùng của các bài tập – bạn không nên xem nó ngay nếu bạn muốn trải nghiệm một cách đúng nghĩa) để thử xem bạn có hơn ba đứa trẻ ấy không.
Bức tranh của bạn sẽ bị hút vào rất nhiều yêu cầu mà chính bạn cho là rất quan trọng và cần thiết. Còn tranh vẽ của đứa trẻ ử? Hãy chờ xem sẽ rõ.

Bài tập:
- Hãy thư giãn để thoát khỏi con người lớn trong bạn bằng một buổi nào đó trong tuần, bằng một ngày trong tháng và với một vài người nào đó mà bạn cho rằng bạn được phép
- Hãy tập cho bạn thật sự ngây thơ bằng cách nhìn mọi sự vật trong thái độ quan sát và hỏi han như là mới biết mà thay vì nghi ngờ hoặc phê phán
- Còn đây là những tiêu chí của sự sáng tạo ở bức tranh của con trẻ (có chi tiết lạ lẫm so với thực, ngộ nghĩnh ở màu sắc hoặc bố cục, có những hình ảnh của sự tưởng tượng...)


2. GẮN KẾT
Nếu “một ý tưởng mới là một sự phối hợp mới của những yếu tố cũ không hơn không kém” thì người nào biết cách phối hợp các yếu tố cũ sẽ có nhiều cơ may phát sinh ý tưởng mới hơn là kẻ không biết phối hợp. Đó là một sự thật để con người có thể đi tìm những ý tưởng thật sự hiệu quả và độc đáo.

a. Tìm điểm tương tự
Vấn đề của chúng ta có tương tự những vấn đề khác không? Điểm nào có, điểm nào không tương tự? Liệu có thể so sánh lợi thế của mình với các đối thủ khác? Nếu lợi thế lớn nhất của ta là sự tiện lợi, tính kinh tế, uy tín, nét đơn giản, hay là sự lâu bền hay là yếu tố gì khác... thì những người nào, ý gì, vật gì tiện lợi nhất, kinh tế nhất, uy tín, đơn giản, lâu bền nhất mà ta có thể liên tưởng tới?

b. Hãy phá lệ
Hoạt động nào cũng có luật lệ, quy ước và phương thức để tiến hành. Có thể chúng không được tạc vào đá nhưng lại khắc cốt ghi tâm mọi người. Hầu hết, những tiến bộ lớn nhất trên các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và trên mọi lĩnh vực khác đều là kết quả của sự phá lệ hay xé rào ở góc độ nào đó. Đơn cử như Van Gogh đã phá lệ về cách thể hiện một đóa hoa, Picasso đã phá lệ cách thể hiện một gương mặt phụ nữ, một khu căn hộ xanh trên không lơ lửng ở tầng cao ở TPHCM hay những khu đường đi dưới lòng sông... là những ý tưởng phá lệ. Không cần nói ra chắc cũng có thể biết, quy tắc là những nẻo đường đều dẫn đến ý tưởng. Tất cả những gì cần làm là phá vỡ chúng để tạo ra những ý tưởng mới.

c. Thử nghiệm với trò chơi “Nếu... như...?”
“Nếu... như...?” là trò chơi mà nhiều nhân sự sáng tạo trong các công ty quảng cáo hay chơi khi họ cố gắng tìm ra một phương cách giới thiệu những đặc tính của một sản phẩm hay dịch vụ. Trò chơi rất đơn giản và tưởng chừng rất trẻ con này chính là phương tiện khá quan trọng để có thể tìm ra những cái mới đến bất ngờ. Không quan trọng về tên gọi hay cách thức nhưng chính cái “chất” trong trò chơi đã tạo nên thật nhiều ấn tượng hết sức thú vị.
  • Nếu như biến sản phẩm hay dịch vụ đó thành một con người thì người đó sẽ như thế nào? Nam hay nữ nhỉ?
  • Nếu như làm cho sản phẩm đó nhỏ đi, hay lớn hơn ra? Hay hình thù khác, màu khác hoặc đóng gói bao bì khác đi?
  • Nếu như làm cho dịch vụ nhanh chóng hơn? Hoặc rẻ hơn? Tiện lợi hơn? Hoặc tăng độ thân thiện? hoặc hiệu quả hơn?
  • Nếu được thêm điểm vào sản phẩm hay dịch vụ đó, ta sẽ thêm gì?
  • Nếu như đột nhiên nó được phát hiện và khám phá lần đầu tiên ngay hôm nay thì ta sẽ giới thiệu nó như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu như có người từ hành tinh khác trông thấy sản phẩm dịch vụ đó? Ta sẽ giải thích ra sao cho họ hiểu? Liệu họ có thích sản phẩm đó hay không và có ý kiến gì?
  • Nếu như điểm mạnh nhất trong sản phẩm dịch vụ đó đột nhiên bị xem là bất hợp pháp thì ta sẽ xử lý ra sao?
  • Nếu như đi ngược thời gian trở về thập niên 18, hay 19.... thì thiên hạ sẽ phản ứng thế nào với sản phẩm dịch vụ ấy?
  • Nếu như tiến vào tương lai vài trăm năm sau? Khi gặp các vấn đề cần giải quyết, hãy thử chơi trò chơi “Nếu như..?” ấy.
  • Nếu như mọi người đều gặp vấn đề tương tự?
  • Nếu như chỉ mình ta gặp phải vấn đề ấy?
  • Nếu như các đối thủ cạnh tranh của ta cũng gặp phải vấn đề ấy?
  • Nếu như lật ngược các vấn đề ấy thì nó sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra?
  • Nếu như vấn đề ấy không còn làm ai quan tâm nữa thì ta nghĩ sao?
  • Nếu như gặp phải vấn đề hoàn toàn ngược lại với vấn đề hiện nay thì giải pháp sẽ là gì?
  • Nếu như những người ở lĩnh vực khác cũng gặp vấn đề này thì họ sẽ giải quyết ra sao?
  • Một kỹ sư chuyên nghiệp giải quyết vấn đề ra sao? Nếu họ là một nhà thơ, một nhà sư, một người nông dân, một em bé thì họ giải quyết như thế nào?
c. Tìm thông tin ở lĩnh vực khác
Tiến sỹ Roger Von Oech đã có những suy nghĩ rất sâu sắc khi nhìn về mối liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực để có thể tạo nên một ý tưởng sáng tạo: “Tôi đã tham khảo các ngành điện ảnh và truyền hình, ngành quảng cáo, các nhóm nghiên cứu, công nghệ cao, nhóm marketing, nhóm nghiên cứu trí thông minh nhân tạo, các ban nghệ thuật. Tôi thấy mẫu số chung là các ngành đều cảm thấy mình có tính năng sáng tạo cao nhất và mỗi thành viên đều có “thần dược” để tìm ra ý tưởng mới. Tôi cho rằng điều này rất hay, tinh thần đồng đội tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc tốt. Nhưng tôi cũng cảm thấy rằng ngành truyền hình có thể học hỏi hàng tá thứ từ công nghiệp phần mềm, các chuyên gia nghiên cứu và phát triển có thể góp nhặt một hai ý từ lĩnh vực quảng cáo. Mỗi nền văn hóa, công nghiệp, bộ môn, ban ngành và tổ chức đều có cách riêng để xử lý vấn đề; có phép ẩn dụ riêng, mô hình riêng và phương pháp luận riêng. Song thường thì những ý tưởng hay nhất đều đến từ chỗ các bộ môn giao nhau, khi lĩnh vực này tham khảo lĩnh vực khác để tìm hiểu vấn đề mới và ý tưởng mới. Nhiều tiến độ lớn trong nghệ thuật, kinh doanh, công nghệ và khoa học đã diễn ra qua sự giao thoa ý tưởng; và nếu phải đưa ra một hệ luận, ta có thể nói rằng không có gì làm cho một lĩnh vực bị trì trệ nhanh hơn là việc bỏ ngoài tai những ý tưởng đến từ bên ngoài”. [7]

Hãy nhìn nhận hàng loạt những sản phẩm “độc đáo” của con người mang tính liên kết để nhận thấy rằng việc đan kết những thông tin từ các lĩnh vực gần nhau, có liên quan nhau hay thậm chí là đối lập nhau đều có thể là con đường tạo nên những ý tưởng kỳ thú:
  • Khuôn dập tiền và máy ép nho được phổ biến sử dụng hàng trăm năm trước khi Gutenberg nhìn ra mối tương quan giữa hai công cụ ấy để phát minh ra máy ép in.
  • Darwin cho biết là nhờ đọc quyển “Essay on Population của Malthus” mà ông đã tìm ra chìa khóa mở cánh cửa của sự tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.
Những tư tưởng ấy chính là những ý tưởng mang tính tổng hợp và xuất phát có luận cứ, có nguồn cội nhưng không quá thô thiển và xơ cứng. Ngay trong lúc này, ở mọi lĩnh vực khác đang có những diễn biến mới có thể giúp giải quyết vấn đề; có thể sớm cho con người những suy nghĩ tươi mới, xoay ý kiến của con người theo một chiều hướng mới, gợi ý phối hợp với điều gì đó ta đã biết. Từ đó, có thể dùng nó vén bức màn bí ẩn. Hãy mở to tai mắt nghe ngóng những điều mới mẻ ấy và đi đến những ý tưởng mới lạ, độc đáo và mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Hành trình đi tìm ý tưởng sáng tạo xem ra rất sáng sủa và hấp dẫn là như thế.

Trải nghiệm:
Nhiều người đã thực sự ngưỡng mộ con vật được xem là rất kỳ bí và có sức mạnh đến đáng sợ. Người ta có thể xem nó là một trong mười hai con giáp rất quyền năng. Cũng không ít người trong chúng ta thích thú vì ình ảnh của nó tượng trưng cho vua chúa, cho sức mạnh, cho quyền lực. Hình ảnh con vật ấy được chạm trổ trên những nơi, những thứ được cho là quan trọng và đặc quyền như: ngai vàng, gậy vàng, cột chính, cổng ra vào... Ngay cả chiếc áo của vua chúa cũng được trang trí bằng những con rồng rất hoàn hảo. Thế nhưng có bao giờ bạn nhìn thấy một con rồng thực thụ hay không? Hãy suy nghĩ về con rồng và nhìn những hình ảnh của nó dù ở bất kỳ đâu và cho biết thực sự bạn cho rằng đâu là hình ảnh thực sự của nó. Bạn hãy tiếp tục xem thử xem nó giống với con vật gì trong cuộc sống. Hãy thật tĩnh tâm và nghiêm túc, bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều điều lý thú. Kế đến, hãy xem rằng bạn có tạo lập được những con vật hay đồ vật nào đó từ cách thức tương tự như thế hay không?

Bài tập:
Hãy xem xét những đồ vật xung quanh và hãy tìm những thứ tương tự với nó nhiều nhất có thể
Hãy tìm một vật nào đó được xem là duy nhất để bạn cảm thấy thực sự điều đó rất khó
Hãy tìm bất kỳ một vật nào đó và tìm ra nhiều thứ cải tiến từ nó sao cho thật sự lý thú
Hãy xem một chương trình truyền hình bạn yêu thích và chính bạn sẽ tạo ra những chương trình tương tự nhưng có những điểm nhấn khác nhau


3. MỞ RỘNG PHẠM VI
Mở rộng phạm vi là một cách để tìm ra cách tiếp cận mới về một vấn đề khi mà tất cả các phương án giải quyết hiển nhiên khác không còn dùng được. Phương pháp này triển khai nguyên tắc “lui một bước” (khi hổ vồ mồi thì chúng cũng lùi lại để có thế nhảy vọt!) để nhận được tầm nhìn rộng hơn. Như vậy, phương pháp này không khác gì một người khi đứng quá gần với một bức tranh thì sẽ khó lãnh hội được toàn bộ nội dung của nó mà cách tốt nhất là đứng lui ra xa hơn để tầm ngắm nhìn được xa và rộng hơn.

Lịch sử:
Khái niệm về kỹ thuật Mở rộng phạm vi (Concept Fan) lần đầu tiên được nêu lên bởi Edward de Bono trong quyển sách “Serious Creativity: Using the Power of Lateral Thinking to Create New Ideas” (tạm dịch – Sáng tạo thực sự: sử dụng tư duy định hướng để tạo các phát kiến) xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992 ấn bản Anh ngữ)

Các bước tiến hành:
Khi bắt đầu, vẽ một khung kín ở giữa của một miếng giấy khổ lớn. Viết xuống (một cách ngắn gọn) vấn đề đang tìm cách giải quyết. Bên phải của tờ giấy vẽ ra những nửa đường thẳng (nối với khung và hướng ra xa như các rẽ quạt – đây cũng là lý do tên gọi của phương pháp là concept fan). Mỗi nửa đường thẳng như vậy sẽ đại diện cho một lời giải khả dĩ cho vấn đề này.

Trải nghiệm:
Câu chuyện cổ về một con vịt vượt sông sẽ là những gợi ý rất lý thú. Một con vịt được người ta thử nghiệm bằng cách tìm đường bơi qua sông có thể về chuồng của mình một cách an toàn. Chú vịt rất sung mãn vươn cánh quạt thật mạnh và bơi bằng đường chéo để lao vun vút. Khi được một chặng ngắn, chú cảm thấy đây không phải là con đường ngắn. Chú vội vã kêu quan quát và xin phép được bơi lại. Rồi chú cũng được mãn nguyện và chú bơi thẳng dòng khi người tổ chức bố trí chú đối xứng với chiếc chuồng xinh xắn. Chú lại cảm thấy quá mệt mỏi khi dòng nước chảy xiết và cản trở chú một cách nặng nề. Lần thứ ba chú yêu cầu cho đổi hướng trên bến tắm vì nơi đó sẽ cạn nước và chú dễ dàng bơi dù đường có xa. Cuối cùng ý nguyện chú cũng được thực hiện nhưng sức đã đuối đến mức không thể còn gượng được chỉ vì dòng sông quá ngắn nhưng hành trình tìm con đường đi ngắn của chú đã quá xa...

Bài tập:
- Tập thói quen vẽ sơ đồ khi nhìn nhận bất kỳ vấn đề gì hay giải quyết bài toán nào đó
- Tạo thói quen khi thuyết trình theo hướng: ý chính, ý phụ và ý phân tích ở những chủ đề khác nhau


4. CỤ THỂ HÓA & TỔNG QUÁT HÓA
Khi chúng ta đã có những khái niệm và khái quát của vấn đề, chúng ta bắt đầu tiến qua bước thực hiện giải quyết vấn đề. Tùy theo trình độ, những vốn liếng tài liệu và thậm chí tâm lý, sở thích của người thực hiện mà người thực hiện tiếp cận đến vấn đề bằng các hướng khác nhau. Có người muốn giải quyết ngay đến cách giải quyết tổng quát, có người muốn đề cập về cách thức cụ thể cho từng mảng của vấn đề. Từ đây xuất hiện nhu cầu cụ thể hóa và tổng hợp hóa vấn đề.

Cụ thể hóa và tổng quát hóa là hai khía cạnh tương đối nghịch nhau nhưng hoàn toàn không xung khắc lẫn nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau để cho người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề thấu đáo và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống hơn. Có người sẽ hỏi, thế nếu ta đã tổng quát hóa vấn đề rồi thì ta cần gì phải cụ thể nó?. Câu trả lời thật đơn giản: tuy đã tổng quát hóa vấn đề nhưng những phương pháp giải quyết hay là những chìa khóa mở cửa của chúng ta chỉ có những giới hạn nhất định, bắt buộc chúng ta phải dùng cụ thể hóa để giải quyết từng mảng một hợp với khả năng chúng ta hiện tại. Và khi giải quyết nhiều mảng như thế thì mô hình của vấn đề bắt đầu hiện lên một cách tổng quát hơn.

a. Cụ thể hóa:
Cụ thể hóa của một vấn đề nó không chỉ đơn thuần là cụ thể hóa bài toán nêu ra mà còn cụ thể đến những giải pháp.
  • Cụ thể hóa là phương pháp dễ tiếp cận đến vấn đề nhất.
  • Nhiều trường hợp cụ thể cũng có thể cho người ta tình trạng gần tổng quát.
  • Giúp tìm ra phương pháp giải bài toán tổng quát. Nhanh chóng kiểm nghiệm những giả thuyết, tạo điều kiện cho nhà khoa học điều chỉnh lý thuyết của mình.
b. Tổng quát hóa:
  • Tổng quát hóa đưa chúng ta đến những vấn đề lớn hơn. Kích thích sự ham mê khám phá của chúng ta.
  • Giúp chúng ta có cách nhìn vấn đề tổng thể hơn. Và nhanh chóng nhận ra cách áp dụng cho trường hợp cụ thể nào đó
  • Ngay khi vấn đề tổng quát quá khó, nhưng nó là một mãnh đất màu mỡ cho chúng ta khai thác, nghiên cứu tìm tòi. Kể cả khi giải quyết một phần của nó cũng là thành công. Vị dưng, khoa học đòi hỏi sự khám phá bền bỉ và quá trình lao động cần cù, miệt mài của nhiều năm tháng.

Trải nghiệm:
Bạn sẽ nghĩ sao nếu như từ một việc làm cực kì đơn giản: cụ thể hóa số tiền chi tiêu trong 1 tuần của mình rồi cộng lại xem mình đã chi những khoản lặt vặt nào nhưng lại gây tốn kém nhất và tìm ra được một cách kiếm tiền cực nhanh dựa trên những thói quen chi tiêu của con người. Đó chính là ý tưởng “kinh doanh tình bạn” dành cho những người muốn xây dựng mối quan hệ hay muốn lấy lòng ai đó.

Bài tập:
- Từ sự kiện Hy Lạp bị vỡ nợ, hãy cụ thể hóa hiện tượng này thành nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, phản ứng, giải pháp…?
- Bạn có nhiệm vụ phải thuyết trình về chủ đề “Bảo vệ môi trường”, nếu nhìn rộng hơn một bước: xem buổi hôm đó không chỉ là một buổi thuyết trình mà còn là một buổi thực tế thì bạn có những cách thuyết trình ấn tượng nào?
- Hãy đặt bạn vào vị trí của một tổng giám đốc/chủ tịch/hiệu trưởng, bạn hãy đưa ra ít nhất 10 quyết sách mang “tầm” lớn lao hơn vị trí hiện tại của bạn?

5. ĐẢO LỘN VẤN ĐỀ
Sau đây là một truyện kể:
“Huyền thoại thời tuổi thơ thường cho rằng đỉa là con vật không thể nào giết được… Vì đem chặt nhiều đoạn thì y như rằng mấy hôm sau mỗi phần thân thể của con đỉa nguyên thủy sẽ biến thành một con đỉa con mới. Đã vậy, đem nó phơi khô cả năm cho đến mùa mưa sau thì đỉa lại sống lại… “dai như đỉa đói”. Vậy mà anh hàng xóm TNXP đã tuyên bố với tụi nhỏ rằng anh ta đã thành công tìm ra phương pháp tiêu diệt con đỉa rất tuyệt vời… Sau nhiều lần năn nỉ, chúng tôi mới được tiết lộ bí mật: “Muốn cho đỉa chết hẳn thì chỉ có nước… Lấy cây đũa ăn cơm đâm xuyên dọc vào đầu con đỉa và lộn trái nó từ trong ra ngoài (nghĩa là bộ da con đỉa bây giờ trở thành… bộ đồ lòng!”

Phương pháp suy luận đảo lộn vấn đề đã được con người biết đến và sử dụng rất lâu đời. Ở trung học chúng ta cũng đã làm quen với lối suy luận này khi mà các HS lớp 10 được học về cách chứng minh phản chứng và HS còn được giớ thiệu về luật De Morgan - Augustus De Morgan (1806-1871). Tuy nhiên, với một cái nhìn thoáng hơn thì phương pháp đảo lộn vấn đề có rất nhiều cách áp dụng chớ không chỉ gói gọn trong vài thứ đã học.
  1. Đảo lộn hay phủ định toàn bộ vấn đề.
  2. Đảo lộn hay phủ định một phần vấn đề.
  3. Đảo lộn hay phủ định chức năng.
  4. Đảo lộn hay phủ định hình dáng hay không gian (từ trên xuống, từ trong ra,…).
  5. Đảo lộn hay phủ định màu sắc hay đặc tính.
  6. Đảo lộn hay phủ định thứ tư hay thời gian.
  7. Đảo lộn hay phủ định về số hay chất lượng.
  8. Phản ví dụ.
Một số tình huống áp dụng:
  • Đôi khi chúng ta phải ở trong thế bị động không biết loay hoay để trả lời câu hỏi “Tại sao…?” (Why) thì có cách đơn giản để thay cách nhìn vấn đề là đặt ngược thành câu hỏi “Tại sao không?” (Why not?)
  • Câu chuyện cổ minh họa việc đảo lộn chức năng:
Vị hoàng đế muốn giết một nhà thông thái ông ta ra lệnh bỏ vào trong một bình sứ cao cổ hai viên hắc ngọc và truyền để bình sứ lên chung với 1 mâm thức ăn vô cùng thịnh soạn. Sau đó, cho gọi nhà thông thái ra mà phán rằng:

Sau nhiều lần nhà ngươi cãi lệnh trẫm, nay trẫm quyết định ban cho ngươi một ân huệ cuối cùng – Ta đã bỏ sẵn vào bình sứ đặt trên mâm thức ăn trước mặt ngươi hai viên ngọc một viên là hồng ngọc còn viên kia là hắc ngọc. Nhà ngươi được ăn bất cứ thứ gì trên mâm và sau đó nhà ngươi được lấy ra một viên ngọc từ trong bình sứ. Viên ngọc còn lại sẽ thuộc về ta. Tùy theo số phận của nhà ngươi, nếu nếu ngươi lấy ra được viên hắc ngọc thì ta sẽ lệnh chém đầu ngươi lập tức

Nhà thông thái biết rất rõ là ông vua chỉ muốn giết mình nên chắc chắn bên trong bình sứ chỉ có hai viên hắc ngọc nên sau một hồi suy nghĩ…

Ông ta quyết định thay vì thức ăn trên bàn thì ông ta bình tĩnh cho tay vào bình sứ tóm lấy 1 viên ngọc trong lòng bàn tay và rút ra…

Không để ai kíp thấy… bỏ tỏm vào miệng nuốt chửng viên ngọc. Rồi tuyên bố với vua:

Kính thưa hoàng thượng: thần đã ăn xong món ăn thần thích đó là viên ngọc mà ngài đã ban cho… bây giờ xin ngài hãy xem xét viên ngọc còn lại trong bình nếu đó là viên màu đen thì thần đã nhận được viên hồng ngọc.”
  • Dùng quan niệm hay cái nhìn “ngược ngạo” đôi cũng tìm ra chân tướng của vấn đề. Tùy theo hướng nhìn “vịt” hay “thỏ”.
  • Phản ví dụ: Thay vì phải tìm cách chứng tỏ một luật A đúng cho một tổng thể S thì chỉ cần tìm ra một bộ phận nhỏ hay X trong tổng thể S mà luật A không còn đúng nữa và như vậy luật A lập tức bị phủ nhận.
  • Tiêu cực hóa các mệnh đề: Chẳng hạn khi ta làm việc với các vấn đề về dịch vụ cho khách hàng, chúng ta có thể liệt kê tất cả các phương cách làm cho dịch vụ này trở nên tồi tệ qua đó chúng ta có thể kiếm ra được nhiều ý hay.
  • Làm cái gì đó mà chưa ai thử: thí dụ: Hãng máy tính Apple tiến hành nhiều thứ mà hãng IBM chưa từng. Các xe hơi Nhật thường nhẹ và sử dụng xăng hiệu quả hơn.
  • Sử dụng Kim-chỉ-nam “Cái gì sẽ đến nếu…”—Liệt kê ra các cặp hành độnh trái ngược mà có thế áp dụng cho vấn đề chúng ta đang gặp và tự hỏi “Cái gì có thể đến nếu thay một đặc tính này bởi đặc tính đối nghịch?”
  • Đối chiếu/hướng thay đổi vị trí của cái nhìn.
  • “Đẩy - Kéo” các hiệu quả: Nếu muốn tăng sản lượng hàng tiêu thụ hãy nghĩ về việc giảm chúng.
  • Hoán đổi thất bại với thành công và ngược lại: Nếu có việc gì đó trở nên tồi tệ hãy nghĩ về mặt tích cực của trạng thái đó. Chẳng hạn nếu máy computer bị hỏng, tôi mất nhiều thứ cất giữ trong đó, thì cái gì hay ho từ sự việc này có thể rút ra? Bài học: Cài đặt lại tốt hơn, hay không dùng nó nữa mà để toàn bộ thì giờ cho gia đình…

Trải nghiệm:
Một cô công chúa yêu một anh chàng cóc, một em bé thiếu nhi trở thành kỵ sĩ và cứu cả đất nước hay vị “thầy hắc ám” trong Harry Porter đến cuối truyện lại có lòng tốt đến không ngờ… tất cả những điều tương phản hay trái ngược so với suy nghĩ thông thường đều tạo nên những bất ngời thú vị.

Bài tập:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không treo bandroll mà bạn trải nó trên đường? Tranh vẽ trên mặt đường chẳng hạn…
- Thay vì thể hiện công khai các thông tin trên một banner thì điều gì sẽ xảy ra nếu bạn che tất cả thông tin đó lại bằng một tấm vải/ni-lông?
- Xe đạp là dùng để di chuyển, nhưng nếu xe đạp chỉ đứng yên thì sao?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu như người ta lái xe bằng chân?
- Bầu trời thì xanh, mây thì trắng; nhưng nếu đảo ngược màu: trời thì vàng, mây thì đen, bạn sẽ có ứng dụng kiểu trang trí này vào những chỗ nào?


6. TƯ DUY TỔNG HỢP
E. Paul Torrance (1915-2003), một nhà Tâm lý học, người được mệnh danh là “cha đẻ của sự sáng tạo”, ông là người đóng góp rất lớn cho kĩ thuật đo độ thông minh (IQ test) đã phát biểu:
“Bởi vì sáng tạo bao gồm sự xếp đặt lại mọi thứ vào trong một cấu trúc mới, nên mỗi ý tưởng hay hoạt đông sáng tạo đều là một quá trình suy nghĩ tổng hợp.

Những hành vi sáng tạo xảy ra trong quá trình đi từ chỗ nhận biết các trở ngại, các điểm yếu, các khoảng trống trong tri thức, các thiếu sót, các vận hành không hài hòa cho đến chỗ tìm kiếm các lời giải, thực hiện các dự đoán, hay công thức hóa các lý thuyết.”

Tư duy tổng hợp là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ phận mà tưởng chừng như chúng là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề.

Người ta có thể dùng phương pháp này không chỉ trong nghiên cứu khoa học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật, sáng tác… hay ngay cả trong khoa hùng biện.

a. Đặc trưng của phương pháp tổng hợp:
Hiệu quả của phương pháp:
  • Tư duy tổng hợp khuyến khích khả năng sống chung với sự phức tạp và mâu thuẫn.
  • Phương pháp này kích thích suy nghĩ sáng tạo.
  • Tư duy tổng hợp năng động hóa cả hai bán cầu đại não trái và phải.
  • Nó cung ứng một trạng thái suy nghĩ không bị ràng buộc vào ý thức.
  • Cơ chế kích khởi của phương pháp tư duy tổng hợp:
  • Cơ chế kích thích của Tư duy tổng hợp xúc tác cho nhiều ý tưởng và phát minh mới.
  • Tư duy tổng hợp dựa trên sự tư duy đột phát.
Phương cách hoạt động của Synectic:
  • Tư duy tổng hợp dựa trên sự hợp nhất của những sự đối lập.
  • Nó dựa trên phép loại suy.
  • Sự chủ động của Tư duy tổng hợp sản sinh ra kết quả lớn hơn là tổng kết quả của từng phần góp lại.
b. Phương thức tiến hành:
  1. Xác định / nhận diện vấn đề và viết nó ra.
  2. Thu thập tất cả các dữ kiện về vấn đề và kết hợp nó với những thông tin đã có sẵn trong óc.
  3. Tiến hành sáng tạo bằng cách dùng các câu hỏi kích hoạt trình bày sau đây để biến đổi các ý kiến và thông tin trở thành cái mới. Những câu hỏi này là công cụ để “đổi mới” tư duy và có thể dẫn dắt chúng ta đến những phát kiến vĩ đại. Trong lúc dùng các câu hỏi kích hoạt hãy cố gắng trở nên linh hoạt và mền dẻo theo sự hướng dẫn của câu kích hoạt theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen để giúp giải phóng tư tưởng dễ hơn.
Hệ thống câu hỏi kích hoạt:
Cắt bớt:
Bỏ bớt một số bộ phận hay chi tiết.
Dồn nén hay làm cho nó nhỏ đi.
Cái gì có thể được giảm tối thiểu hay bố trí lại.
Những luật lệ nguyên tắc nào có thể “bẻ gãy”.
Làm thế nào để giản dị hóa.
Làm sao để trừu tượng hóa, điển hình hóa hay vắn tắt hóa.

Thêm thắt:
Kéo dài hay mở rộng.
Phát triển những đối tượng về hướng mong muốn.
Gia cố, thăng hoa, hay sáp nhập thêm.
Khuếch đại làm to lên.
Cái gì nữa có thể thêm thắt vào ý tưởng, hình vẽ, đối tượng,vật liệu.

Kết hợp:
Đem các thứ lại với nhau.
Nối, sắp xếp, liên kết, thống nhất, trộn lẫn, xác nhập, xếp lại chỗ.
Kết hợp các ý kiến, vật liệu và kĩ thuật.
Ghép các thứ không tương tự với nhau để sản sinh sức mạnh tổng hợp.
Cái gì nữa có thể dùng nối vào với chủ thể?
Nối trong các kiểu cách, khuôn khổ, định hướng hay kỷ luật cảm biến khác nhau.

Chuyển biến:
Đưa đối tượng vào tình thế mới.
Mô phỏng, chuyển vị, dời chổ, biến vị.
Dời đối tượng ra khỏi môi trường thông thường.
Thay các cài đặt về lịch sử, xã hội và địa lí.
“Mô phỏng kiểu cánh chim đẻ thiết kế một cái cầu”
Làm thế nào để chủ thể có thể được biến cải, thông dịch, thay hình đổi dạng.

Hoạt hóa:
Linh hoạt hóa các áp lực hình tượng và tâm lí.
Điều khiển các dịch chuyển về hình ảnh và các lực.
Áp dụng các nhân tử của sự lặp lại và sự thăng tiến.
Những đặc điểm “con người” nào mà chủ thể có.

Đối nghịch
Đổi ngược chức năng nguyên thủy của chủ thể.
Nghịch đảo một cách hình tượng và trí năng nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu hợp nhất.
Đổi ngược các định luật của tự nhiên như trọng lực, thời gian, các chức năng con người.
Đảo ngược các thủ tục thông thường, các lề lối quy ước xã hội hay các trình tự các lễ nghi.
Đảo ngược sự hài hòa về thị giác và cảm thụ (ví dụ: ảo giác).
Từ khước, đảo nghịch.

Ghép khuôn
Choàng đè lên, đặt lên, bao bọc, phủ qua.
Ghép các hình ảnh và ý khác nhau lại.
Cho các phần tử choáng, che nhau để sản xuất ra hình ảnh, ý kiến và ý nghĩa mới.
Ép khuôn các phần tử từ những góc nhìn, từ những kỹ luật, thời điểm khác nhau.
Kết nối các thu nhận cảm biến về âm thanh và màu sắc chẳng hạn.
Gán ép nhiều quan điểm để chỉ ra sự tương phản theo từng thời điểm.

Đổi tỉ lệ:
Làm cho chủ thể lớn hay nhỏ hơn.
Thay đổi tỉ lệ, đơn vị thời gian hàng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng năm.
Biến dạng về quy mô địa phương hay toàn thể, cỡ tương đối, tỉ lệ và chuyển hướng.

Thay thế:
Thay thành phần, đổi chỗ, hay thế chấp.
Những ý kiến, hình ảnh, hay vật liệu nào khác có thể thay đổi.
Những cách thức kế hoạch khác hay các bổ sung có thể tận dụng.

Đập bể vụn:
Tách rời, chia nhỏ, cắt hay mổ xẻ.
Phân nhỏ đối tượng hay ý kiến ra từng phần.
Băm chặt nhỏ, tháo rời nó.
Thiết bị nào có thể chia nhỏ ra thành nhiều lượng nhỏ hơn?
Làm thế nào để cho nó xuất hiện một cách không liên tục?

Cô lập:
Tách rời, cài đặt riêng rẽ, hớt tỉa, tháo ra.
Chỉ lấy một bộ phận của chủ thể.
Phần tử nào có thể tách rời hay tập trung lên?

Bóp méo:
Vặn xoắn chủ thể ra khỏi hình thể ban đầu, sự cân xứng hay ý nghĩa của nó.
Tạo nên các sự bóp méo tưởng tượng hay thực tế.
Biến dạng để sản sinh ra chất lượng thẩm mỹ, biểu tượng thống nhất.
Làm dài, rộng, mập, ốm.
Nấu chảy, bào, bào mòn, chôn vùi, bể nứt, xé, hành hạ, đổ tràn thứ gì lên nó.

Tương tự:
Vẽ các sự liên đới.
Tìm kiếm sự tương tự giữa hai vật khác nhau.
So sánh phần tử giữa các lĩnh vực hay các khuôn phép.
Tôi có thể so sánh chủ thể của tôi với cái gì?
Tạo ra các mối tương quan hữu lí và vô lí.

Lai tạo:
Lai tạo các đặc tính của chủ thể với những “con giống” không có trong thực tế.
Cái gì chúng ta sẽ nhận được nếu “giao hợp” một…với một…?
Giao thoa các màu sắc, dạng thức hay cấu trúc.
Làm màu mở (bằng cách pha trộn hay lai tạo) các phần tử hữu cơ và vô cơ.
Làm phì nhiêu các ý kiến và cảm nhận.

Chuyển hóa:
Biến dạng, thay hình, đổi cấu trúc hay cấu tạo.
Mô tả chủ thể trong quá trình thay đổi.
Đổi màu hay cấu hình.
Làm ra sự tiến bộ về cấu trúc.
Làm phép hóa thân (từ nhộng thành bướm).

Nhấn nhá:
Đồng thuận hóa với chủ thể.
“Lấy râu ông này cắm cằm bà nọ”.
Nhân cách hóa.
Liên hệ tới chủ thể một cách cảm hứng, tùy tiện, hay chủ quan.

Trùng lắp:
Tái lặp một hình, dáng, cấu tạo, ảnh, hay ý.
Làm lại, vang vọng âm thanh, phát biểu lại sao cho y chủ thể trong một cách thức nào đó.
Kiểm tra, chi phối các yếu tố của sự xuất hiện, của nhịp gõ, của sự tiếp nối, và của sự tiến triển.

Đánh lạc hướng:
Ngụy trang, ẩn giấu, đánh lừa, mã hóa.
Trốn, hóa trang, “cấy” đối tượng vào trong một khuôn khổ trong hướng nhìn khác.
Giả trang, làm như tắc kè và bướm.
Tạo ra hình ảnh tìm ẩn để liên lạc một cách tìm thức.

Trêu hài:
Giễu cợt, nhái theo, nhạo báng, khôi hài hay vẽ châm biếm.
Chọc cười lên chủ thể, xỏ xiên.
Chuyển nó sang thành một trò đùa, chuyện tếu, tấu hài, hay chơi chữ.
Hướng thành trò hề, lố bịch, hay hài hước.
Làm phim / truyện hài hước về một vấn đề nào đó.

Lập lờ:
Viễn tưởng hóa, “bẻ cong” sự thật, ngụy biện, tưởng tượng.
Dùng chủ thể như là một bình phong để thay thế cho thông tin.
Diễn dịch thông tin một cách sai khác để gây bối rối hay lừa dối.

Biểu tượng:
Những “kí hiệu” thấy được đại diện cho một cái gì khác hơn là cái chức năng thông thường của nó (biểu tượng hóa).
Thiết kế hình biểu tượng cho ý kiến của chúng ta.
Làm sao để chủ thể có thể “nhuộm thắm” bằng các biểu tượng chất lượng.
Các biểu tượng chung (công cộng) là khuôn mẫu, là phổ biến và đã được hiểu.
Các biểu hiện riêng tư là bí ẩn, mang ý nghĩa đặc biệt cho vật nguồn.
Nghệ thuật của công việc là kết hợp cả hai loại biểu tượng chung và riêng tư.
Biến chủ thể của chúng ta thành một biểu tượng.

Giai thoại hóa:
Dựng nên một thần thoại xung quanh chủ thể.
Chuyển chủ thể trở thành đối tượng mẫu mực (hay biểu tượng).

Ảo tưởng hóa:
Ảo tưởng hóa chủ thể.
Kích hoạt những ý nghĩa về siêu thực, phi lí, kì dị, quái đản.
“Lật đổ” những dự kiến về tinh thần và cảm giác.
Chúng ta có thể kéo dài sự tưởng tựong ra đến bao xa?
“Cái gì xảy ra nếu xe gắn máy làm bằng các cục gạch?”
“Nếu như mấy con cá sấu chơi trong hồ bơi?”
“Chuyện gì xảy ra nếu ngày và đêm xảy ra trong cùng một lúc?”

Trải nghiệm:
Đồ đạc sử dụng thì phải bền, tuy nhiên nếu bẻ gãy luật lệ này chúng ta sẽ thấy một phân khúc các sản phẩm chỉ sử dụng một lần dành cho các bà nội trợ cho đến những người đi du lịch. Quần áo dùng một lần, máy ảnh chụp một lần, ống nhòm cấp tốc, bao tay ni-lông hay giỏ xách bằng giấy.

Bài tập:
- Nếu nhân cách hóa một lon pepsi, bạn sẽ có những ý tưởng quảng cáo nào?
- Nếu đổi màu một chiếc xe máy, bạn sẽ chọn kiểu màu độc đáo nào?
- Hãy bẻ cong một cái muỗng để tạo ra một dụng cụ nhà bếp mới?
- Nếu cắt cái áo ra thành từng đoạn nhỏ, bạn sẽ có những sản phẩm thời trang nào?
- Nếu phóng đại chiếc điện thoại di động lên gấp 20 lần, bạn sẽ có thiết bị gì?
- Quạt dùng để làm mát, nhưng nếu nó dùng để làm nóng thì sao?
- Dép là dùng để mang dưới chân, sản phẩm nào bạn có thể nghĩ ra nếu đưa nó lên đầu?
- Nếu nhào trộn giữa sự tự kiêu và mê tín, bạn sẽ tạo nên hình tượng nhân vật nào?
- Nếu kéo dài một chai Coca ra 20 lần, bạn sẽ có sản phẩm nào?
- Nếu thu nhỏ cái nón bảo hiểm xuống tỉ lệ 1/40, bạn sẽ có thể dùng nó để làm những món trang sức nào?
 

Tom

Biên Tập Viên
IV. NHÓM CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO Ý TƯỞNG TOÀN PHẦN:

1. BRAINSTORMING (CÔNG NÃO)
Công não là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên vấn đề, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm, hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một các rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ càng tốt. Chúng có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề. Trong “tập kích não” hay công não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ một đến nhiều người. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người.

Lịch sử phát triển:
Thuật ngữ tập kích não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm 1941. Ông đã mô tả tập kích não như là “Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định” (mà sẽ được mô tả trong phần tiếp theo). Ngày nay, phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể tiến hành.

Các đặc điểm chính khi sử dụng tập kích não:
a. Định nghĩa vấn đề một cách thật rõ ràng và phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn.
b. Tập trung vào vấn đề và tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn ngày người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc lên bảng).
c. Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ dàng bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi tập kích não.
d. Khuyến khích tinh thần tích cực, mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến.
e. Hãy đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn hay ý kiến hoàn toàn lạ lẫm sáng tạo.

Các bước tiến hành:
a. Trong nhóm lựa ra một người đầu nhóm (để điều khiển) và một người thư ký (để ghi lại tất cả ý kiến). Chú ý rằng cả hai công việc có thể do cùng một người tiến hành vẫn đạt yêu cầu.
b. Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
c. Thiết lập các “luật chơi” cho buổi tập kích não:
  • Người đầu nhóm có quyền điều khiển buổi làm việc.
  • Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình, “xía mũi” vào ý kiến hay giải đáp của thành viên khác.
  • Xác minh rằng không có câu trả lời nào là sai!
  • Thu thập lại tất cả câu trả lời ngoại trừ nó đã được lập lại.
  • Hoạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
d. Bắt đầu tập kích não: người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích.
e. Sau khi kết thúc tập kích, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
  • Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự.
  • Nhóm các câu trả lời có sự tương tự hay tương đồng về nguyên tắc, nguyên lý.
  • Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
  • Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.
Trải nghiệm:
Hãy chọn những chiếc lá thật sự khác nhau (nếu các chiếc lá trùng nhau vẫn có thể tiến hành). Mỗi chiếc lá sẽ thuộc về một người trong nhóm hoặc tuần tự bày trước mặt bạn (nếu chỉ có một người). Mỗi lượt chơi sẽ nói một dấu hiệu, đặc điểm nào đó về chiếc lá sao cho các ý kiến phải khác nhau. Cứ thực hiện cho đến khi nào không thể nói được nữa. Bạn sẽ thu âm hoặc nhờ người ghi chép lại tất cả những ý kiến. Bạn sẽ thực sự thán phục mình hoặc thán phục những người cùng chơi. Chính bạn cảm nhận được sự phát triển sau khi chơi trò chơi này dẫu ở bất kỳ vị trí gì đi nữa.

Bài tập:
- Hãy tìm một từ đơn mà bạn thích, ghép thật nhiều từ với từ đơn ấy sao cho tạo thành nhiều từ có nghĩa
- Tìm những hình ảnh trên mạng internet thật lạ mắt, hãy đặt tên cho những hình ảnh đó, càng nhiều càng tốt và những hình ảnh đó phải khác nhau
- Hãy dùng một quả banh thật tròn và lăn thật nhanh, bạn cùng với những người bạn ngồi để bàn luận về một vấn đề nào đó. Khi quả banh lăn đến ai, người đó phải tích cực phát biểu nhanh chóng.


2. TƯ DUY ĐA CHIỀU
Là một kỹ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.

Six thinking Hats được dùng chủ yếu là để:
  • Kích thích suy nghĩ song song
  • Kích thích suy nghĩ toàn diện
  • Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến...) và chất lượng
a. Lịch sử của phương pháp:
Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six thinking Hats” của De Bono.
Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, British Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, ... cũng dùng phương pháp này.

b. Cách thức tiến hành:
Dùng 6 cái nón đại diện cho 6 dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho 1 dạng thức duy nhất của suy nghĩ).
Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội nón màu gì.
Các nón không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó “dường như” hay “có vẻ” thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi.

Các đặc tính của nón màu:
  • Nón trắng: Trung tính – tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
  • Nón đỏ: Nóng, tình cảm, cảm giác, cảm nhận, trực quan, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lý lẽ.
  • Nón đen: Phê phán, bình luận, tại sao sự kiện là sai, tất cả những cảm ý tiêu cực hay bi quan.
  • Nón vàng: Tích cực, lạc quan, những cái nhìn sáng lạng, tìm đến những lợi ích, cái gì tốt đẹp.
  • Nón lục: Sáng tạo, khả năng xảy ra và các giả thuyết, những ý mới.
  • Nón xanh dương: Điều khiển, chi phối quá trình, các bước, tổ chức lãnh đạo, suy nghĩ về các suy nghĩ hay kết luận.
c. Cách tiến hành:
Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý – tùy theo tính chất của ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội nón màu gì. Người trưởng nhóm sẽ lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi nón màu... Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kỳ thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho một nón màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi nón màu).
  • Bước 1 - Nón trắng: tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội nón này có nghĩa là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”.
  • Bước 2 - Nón lục: tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
  • Bước 3: Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong nón lục. Viết ra danh mục các lợi ích dùng nón vàng.Nón vàng: tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tạo sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả của các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xảy ra.Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen. Đây là nón có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lý.
  • Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.Nón này cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
  • Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.Nón này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “đội cho tôi cái nón lục, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái nón xanh này”).
Lưu ý:Các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau: Trắng à Đỏ à Đen à Vàng à Lục à Xanh Dương.

Ví dụ: Giải quyết vấn đề sau đây trong lớp học “Học sinh nói chuyện trong lớp”.
Dùng phương pháp sáu nón để cho các học sinh nhìn vào vấn đề ở các góc cạnh khác nhau. Có thể dùng sáu phấn màu khác nhau để ra hiệu (thay cho nón). Học sinh chủ động cho ý kiến và giáo viên sẽ điều khiển toàn buổi qua các bước như sau:

  1. Nón trắng: Các sự kiện
    • Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang nói.
    • Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe được (cô giáo nói gì).
    • Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức.
    • Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.
  2. Nón đỏ: Cảm tính
    • Cô giáo cảm giác bị xúc phạm.
    • Các học sinh nản chí vì không nghe được hướng dẫn (của cô).
    • Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được “tán dóc” và “nghe dóc”.
  3. Nón đen: Các mặt tiêu cực
    • Lãng phí thì giờ.
    • Buổi học bị làm tổn thương.
    • Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe bất cần đến những gì được nói.
    • Mất trật tự trong lớp.
  4. Nón vàng: Các mặt tích cực của tình trạng được kiểm nghiệm
    • Mọi người được nói những gì họ nghĩ.
    • Có thể vui thú.
    • Mọi người không phải đợi tới lượt của mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn nói.
    • Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói.
  5. Nón lục: Những cách giải quyết đến từ cách nhìn theo vấn đề trên
    • Cô giáo sẽ nhận thức hơn về “thời lượng” mà cô nói.
    • Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia) với nhiều học sinh không chỉ với các học sinh “giỏi”.
    • Học sinh sẽ phải làm việc để không phải phát biểu linh tinh. Học sinh sẽ tự hỏi “Điều muốn nói có liên hệ đến bài học hay không?” và “Có cần để chia sẻ ý kiến với ai khác hay không?” Sẽ cần thêm bàn thảo làm sao học sinh vượt qua khó khăn này!
    • Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá việc học của người khác hay không?
    • Sẽ giữ bản tường trình này lại làm tài liệu về sau xem xét có tiến bộ hay không?
  6. Nón xanh dương: Tổng kết những thứ đạt được
    • Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói.
    • Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả học sinh và cần phải ưu tiên hơn đến những học sinh ít khi tham gia phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời.
    • Cô giáo cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn luận. Thì giờ cho học sinh suy nghĩ trong buổi học quan trọng và rất cần thiết.
    • Học sinh hiểu rằng “nói chuyện làm ồn trong lớp” sẽ làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng và bực mình.
    • Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng việc học của người khác.
    • Học sinh ý thức rằng nói bất kỳ lúc nào mình muốn là hành động thiếu kỷ luật với chính những giá trị kiến thức của bản thân.
    • Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm tra xem có tiến bộ hay không.
Trải nghiệm:
Elbert Edward – một trong mười doanh nhân trẻ thành đạt của Mỹ đã chia sẻ bí quyết quản lý dự án của mình trên kênh truyền hình BBC nổi tiếng. Công cụ của anh không phải một chiếc máy tính thần kì hay một cây bút có trí khôn, cách mà anh có thể có những ý tưởng mới lại và biến chúng trở thành những dự án thực tế chính là tư duy với sáu chiếc nón. Mỗi lần có một ý tưởng, anh tập hợp nhóm làm việc của mình gồm năm người nữa đã được chọn lọc và quen thuộc với kỹ thuật này. Những ý tưởng đơn giản, anh cho mỗi người đội một chiếc nón có màu khác nhau và bắt đầu thu gom ý tưởng. Riêng đối với những vấn đề phức tạp, những dự án lớn, anh cho tất cả mọi người cùng đội một chiếc nón duy nhất – thí dụ nón màu trắng – và cả nhóm đưa ra tất cả những ý tưởng có thể có theo cùng một loại. Sau đó thay đổi màu nón và tiếp tục bội thu các ý kiến. Nhờ vậy, doanh nghiệp mà anh điều hành liên tục có những dự án mới thật độc đáo mà người điều hành không mất quá nhiều thời gian cho khâu ý tưởng – đánh giá và lập kế hoạch ban đầu.

Bài tập:
- Hãy chọn một mặt hàng mà bạn yêu thích và lập “Dự án kinh doanh” mặt hàng đó bằng cách tư duy với sáu chiếc nón như trên.
- Hãy chọn một sản phẩm của công ty / một bài giảng của tổ bộ môn / một quy trình quản lý và phân tích toàn diện về nó bằng cách tư duy theo sáu chiếc nón.
- Trong một cuộc thảo luận nhóm, hãy để mỗi thành viên “đội một chiếc nón” (đóng vai) và đưa ra ý kiến qua “lăng kính” của chiếc nón mình.


3. TƯ DUY SƠ ĐỒ HÓA
Phương pháp Tư duy sơ đồ hóa được đưa ra như một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy vi tính, ngoài khả năng ghi nhớ bằng kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một truyện) thì nó có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp Tư duy sơ đồ hóa tận dụng cả hai khả năng này của bộ não.

Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng “tản mạn” trong giới sinh viên / học sinh trước mỗi kì “gạo bài”.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay gì dùng chữ viết để mô tả (một chiều) giản đồ ý sẽ phơi bày cấu tượng, sự quan hệ (hỗ trợ giữa các khái niệm liên quan (tạm gọi là “điểm chốt”) và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong một vấn đề lớn.

Giản đồ ý cũng được dùng cho:
* Tổng kết dữ liệu.
* hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
* Động não về một vấn đề phức tạp.
* Trình bày thông tin để chỉ ra cáu trúc toàn bộ đối tượng.

a. Lịch sử của phương pháp:
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Giữa thập niên 70 Perter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kỹ xảo về Tư duy sơ đồ hóa cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.

b. Ưu điểm của phương pháp
So với các cách thức ghi chép truyền thống:
  • Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
  • Sự quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
  • Sự liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được chấp nhận lập tức.
  • Ôn và nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
  • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn.
  • Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau dễ dàng hơn cho việc gợi nhớ.
c. Phương thức tiến hành
Ví dụ:
  1. Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó (sử dụng màu). Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một chìa khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
  2. Cho mỗi ý quan trọng vẽ một “đường” phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm).
  3. Từ mỗi ý quan trọng trên lại vẽ các phân nhánh mới, các ý phụ bổ sung cho nó.
  4. Từ các ý phụ này lại mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.
  5. Tiếp tục phân nhánh như thế cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).
Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên:
  • Sử dụng nhiều màu sắc.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý.
  • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn.
  • Tâm ý nên được để tự do tối đa. Có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi viết ra.
Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ:
  • Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ để giản đồ sống động hơn.
  • Kí tự đặc biệt như ! ? {} & * © ® “ $ ‘ @ sẽ tăng “chất lượng cô đọng của ý và làm rõ nghĩa cho giản đồ hơn.
  • Các hình vẽ để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải.
  • Màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn.
d. Ứng dụng:
  • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện…) Dùng cách này sẽ có nhiều điểm mạnh với các phương pháp khác như là:
    1. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình bất chấp thứ tự của sự trình bày.
    2. Nó khuyến khích làm giảm sự mô tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).
    3. Toàn bộ ý của giản đồ có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh – loại trí nhớ gần như tuyệt hảo.
  • Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật: Với giản đồ ý có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi ma những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn đều được triển khai rộng ra.
  • Phương tiện dễ dàng cho học vấn hay tìm hiểu sự kiện: Một ví dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa học, hay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng giản đồ ý trong khi đọc mỗi lần chúng ta “tóm” được vài ý hay và quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái giản đồ.
    Sau khi đọc xong cuốn sách thì chúng ta cũng có một trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt của cuốn sách đó, cũng có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng chúng ta nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách nếu muốn nắm thật tường tận các dữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại giản đồ bằng trí nhớ vài lần.
  • Tiện lợi cho nhóm nghiên cứu: Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên một giản đồ ý bởi các bước sau:
    1. Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng.
    2. Kết hợp với các cá nhân để thành lập giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết.
    3. Quyết định xem nên học những gì dựa vào các giản đồ này của nhóm.
    4. Mỗi người tự nhiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng một lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người một lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình.
    5. Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm.
  • Dùng trong diễn thuyết: Dùng 1 giản đồ ý bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì:
    1. Súc tích: chỉ cần một trang giấy duy nhất.
    2. Không phải “đọc theo” - mỗi ý kiến đã được thu gọn trong một từ; chúng ta sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn.
    3. Linh hoạt: nếu như có người đặt câu hỏi, có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của câu hỏi với giản đồ ý. Như vậy sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến.

Trải nghiệm:
Tony Buzan đã hầu như đi khắp thế giới để truyền bá công cụ này như một phương tiện tư duy mới và kết quả đã có hàng chục triệu người sử dụng nó một cách rất thường xuyên. Một khán giả - cũng là người đã sử dụng công cụ này - phát biểu qua kênh thời sự của đài Truyền hình VTV1 như sau: “Nếu bạn đã sử dụng thuần thục bản đồ tư duy và biến nó trở thành một thói quen thì trong bất cứ việc gì bạn suy nghĩ thì một bản đồ lập tức xuất hiện trong đầu bạn và bắt đầu “bắt rễ” đến những nhánh nhỏ liên quan. Người khác sẽ rất ngạc nhiên khi bạn đặt những câu hỏi mà đối phương chưa bao giờ nghĩ tới, nó thể hiện rằng bạn suy nghĩ toàn diện hơn, tách bạch các ý hơn và tất nhiên bạn là người có tầm hơn khi sử dụng bản đồ tư duy như một lối suy nghĩ”.

Bài tập:
Lập bản đồ tư duy cho các chủ đề sau:
- Kế hoạch cuộc đời trong mười năm tới.
- Kế hoạch tổ chức đám cưới / liên hoan / tiệc sinh nhật.
- Tóm tắt một bài nói chuyện / một bài thuyết trình / một bài báo cáo.
- Những việc cần làm trong ngày.
- Chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè năm nay.
- Đặc điểm của một sản phẩm mà bạn yêu thích hoặc đang sản xuất.
- Phác thảo một bài báo về chủ đề mà bạn đang “bức xúc”.


4. LOẠI SUY (TƯƠNG TỰ HÓA)
Trong các lớp bậc Trung học ai cũng đã biết thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là “quá trình tương tự hóa”. Với lối suy nghĩ này nhiều người cũng đã mang theo lên bậc Đại học cũng như khi đi làm và rồi cho rằng chẳng cần gì để hiểu hay biết nhiều trong phương cách này. Thực ra, nếu sử dụng các phương pháp tương tự một cách thấu đáo thì cũng có thể chúng ta sẽ tìm thấy “những cá tính mới của một người cũ”.

a. Các bước cho tương tự hóa:
Hãy nghĩ vấn đề như là một đối tượng, và bây giờ xem xét một đối tượng khác. Đối tượng có thể là bất kì nhưng những cơ phận của thiên nhiên thường sẽ thích hợp nhất. Viết xuống tất cả những sự tương đồng của hai đối tượng các tính chất về vật lý, hóa học, hình dạng, màu sắc…cũng như là hoạt động.

Bây giờ xem xét sâu hơn sự tương đồng của cả hai xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề.

Ví dụ: quá trình tương tự hóa còn gặp rất nhiều trong khoa phỏng sinh học. Ngành này thường nghiên cứu các quá trình, các hiện tượng sinh học trong thiên nhiên để chế tạo ra các thiết bị mới: máy bay trực thăng, quân phục tự đổi màu với môi trường là hai ví dụ rất điển hình về sự “bắt chước” hay tương tự hóa.

b. Cưỡng bức tương tự hóa:
Đây chỉ là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những hiểu biết hiện có để tìm ra những phát kiến mới. Có rất nhiều cách thức áp dụng sau đây là hai cách:

Cách thứ 1: Gán thêm cho đối tượng sẵn có những đặc tính mới đã có của một đối tượng khác:
- Lưu ý: Trái với phương cách tương tự thông thường, đối tượng được chọn để thi hành tương tự hóa sẽ không nhất thiết có nhiều hay không những đặc điểm giống nhau với đối tượng muốn giải quyết vấn đề.

Cách thứ 2: Trong cách này thì sự cưỡng bức sẽ áp dụng lên mỗi đặc tính của đối tượng một cách có hệ thống
- Lưu ý: Phương pháp này thường áp dụng cho các ngành thiết kế (design), các bước như sau:
  • Liệt kê các đặc tính của đối tượng.
  • Dưới mỗi đặc tính viết ra thêm nhiều tính chất khác thuộc cùng kiểu (hình dạng, chất liệu, kiểu cấu trúc,…).
  • Sau khi hoàn tất, tạo nên một thay đổi ngẫu nhiên của các đặc tính để “biến” đối tượng thành đối tượng mới.
Ví dụ: quá trình thiết kế các kiểu “bút bi” mới tóm lược trong bảng cưỡng bức như sau:
Bảng thay đổi thiết kế cho “bút bi”
  • Hình dạng: hình trụ, vuông, hình điêu khắc, chuỗi hạt, hình bầu dục…
  • Chất liệu: Plastic, thủy tinh, gỗ, giấy…
  • Kiểu đậy: bấm, có nắp, không nắp, có đầu chuôi…
  • Màu sắc: một màu, nhiều màu, màu neon, đổi màu, không màu…
  • Nguồn mực: ống cố định, ống mực thay được, bơm được, không có ống mực, ống mực chấm hút…
Sau khi có bảng rồi thì tạo nên một “phát minh” mới bằng gán ghép ngẫu nhiên: một cây viết bi hình người đánh Golf, bằng thủy tinh màu xanh lá cây có nắp đậy là cái nón đội và ống mực thay được.

Để thấy được toàn bộ bức tranh của các bước sử dụng khả năng của các phương cách tương tự hóa. Ví dụ sau đây sẽ phân tích chi tiết hơn về một quá trình phát minh được tìm ra bằng phương pháp cưỡng bức tương tự hóa do chính tác giả đã đề xuất (trong năm 2000) tạo ra nhằm chống lại nạn “ăn cắp mật khẩu”:

1. Tìm hiểu vấn đề:
Trong những năm cuối của thập niên 90, khi Internet trở nên phổ biến thì các hiện tượng tiêu cực lợi dụng chổ hở của Internet và các hệ điều hành cũng đã xảy ra: đó là việc ăn cắp tên và mật khẩu của các thành viên trong hệ thống mạng hay e-mail. Ngoài ra, hiện tượng ăn cắp mật khẩu giữa những người làm chung một công sở cũng có thể xảy ra (nhìn trộm người ta đăng nhập và nhớ mật khẩu để ăn cắp các nghiên cứu chẳng hạn).
Nghiên cứu đối tượng: Hệ thống Login (còn gọi là hệ thống đăng nhập):
- Đọc user account (tên đăng nhập).
- Đọc password (mật khẩu) và mã hóa passworrd.
- So sánh pasword đã mã hóa với mã sẵn có của người đăng nhập. Nếu đúng thì cho phép sử dụng các dịch vụ, sai thì loại bỏ.

2. Xác định vấn đề:
Tin tặc (hacker) có thể dùng một hệ thống bao gồm nhiều máy tính làm việc chung với nhau tấn công vào một hệ thống mật khẩu bằng cách… “mò mẫm” – tức là, các máy tính sẽ kiến tạo vô cùng nhanh các mật khẩu bằng cách tăng tiệm biến các giá trị của mật khẩu rồi thử đăng nhập vào cho tới khi “mò ra” được mật khẩu đúng…(Quá trình này sẽ không bao giờ thực hiện được… nếu làm bằng tay; tiếc thay với vận tốc nhiều tỉ phép tính trong một giây thì một hệ thống máy (còn gọi là supper computer system) sẽ bẻ gãy hầu như bất kì một mật khẩu thông thường nào nếu được chạy và thử liên tục trong 7 - 10 ngày).

Mật khẩu cũng có thể bị “đọc” và đem đi chỗ khác đăng nhập.

3. Phân tích cội rễ của vấn đề:
  • Trong thời gian mà thành viên của một hệ thống mật khẩu không đổi giá trị thì “Mật khẩu là một giá trị hằng số tạm thời”. Và cũng vì nó là hằng số trong một thời gian đủ rộng nên nó mới bị “mò” ra.
  • Lực lượng tập hợp của các giá trị mật khẩu có thể dùng thì tối đa chỉ tương đương với lượng tập hợp của các số tự nhiên (nếu không hiểu khái niệm lực lượng thì cũng có thể bỏ qua nhận xét này).
  • Trong thực tế thì các hằng số mật khẩu tạm thời thường không có giá trị quá đặc biệt hay quá khó mò (đa số chỉ bao gồm các kí tự trong bảng kí tự La-tinh… một số có thể có thêm vài chữ số nhưng cùng không giúp gì nhiều trong việc chống tin tặc) – do đặc điểm này mà các mật khẩu có thể mò ra càng nhanh hơn.
  • Trường hợp xấu hơn là mật khẩu bị ăn cắp bởi người làm chung (công nhân quét dọn hay cộng sự viên chẳng hạn) - do đặc điểm phân tích được là: Mật khẩu bị ăn cắp sẽ được dùng đăng trên một máy khác với máy của người chủ hợp pháp trong một thời gian sau khi đã bị “nhìn lén” lúc đăng nhập.
Trên đây chỉ là bốn điểm yếu quan trọng.

4. Áp dụng tương tự hóa:
a. So sánh với hai câu trong kinh điển Phật giáo: “Vạn vật là vô thường” (dịch nghĩa nôm na là tất cả mọi vật đều không giữ nguyên trạng thái của nó) – và câu “Bất ưng trụ phát sinh tâm” (đại ý là đừng cố bám vào phật pháp như là chỗ “trụ” cố định) có lẽ sẽ ngạc nhiên về cách “tương tự cưỡng bức kì quái này” nhưng nó là phát khởi của phát minh. So với đối tượng là sự cố định tạm thời của mật khẩu – ta đi đến một ý mới đó là mật khẩu biết tự thay đổi và không là hằng số nữa”. Như vậy rõ ràng là vấn đề sẽ hầu như được giải quyết vì… máy có thể mò kiếm ra một hằng số dễ dàng chớ khó có thể kiếm ra mật khẩu mà giá trị của nó bị thay đổi liên tục theo thời gian… Nghĩa là, nếu giá trị gõ vào của mật khẩu là giá trị của một hàm F(t) của thời gian thì mọi việc sẽ êm đẹp hơn nhiều (hãy “so sánh việc này với trò chơi trốn tìm… và người trốn liên tục thay đổi chỗ núp !!!). Hơn nữa một khi mật khẩu thay đổi theo thời gian thì dẫu người xấu có đọc lóm được giá trị tạm thời của nó thì nó cũng sẽ không thể dùng được trong một khoảng thời gian khác.

b. Vấn đề ở chỗ làm sao người chủ của mật khẩu biết được giá trị thay đổi này để có thể đăng nhập? Câu trả lời không quá khó là người chủ sẽ định nghĩa qui định thay đổi của mật khẩu (tức là người chủ sẽ tự định nghĩa của hàm số mật khẩu theo thời gian mỗi lần thay đổi mật khẩu thì người chủ cũng có thể đổi luôn hàm này).

c. Tuy nhiên như vậy bắt buộc người chủ mật khẩu phải biết …TOÁN. Và hơn nữa người đó không được tiết lộ hay để hở cái hàm số mật khẩu mỗi khi cài đặt mới.
Trên đây chỉ là những ý sơ khởi cho một hệ thống mật khẩu mới có khả năng chống lại… việc “chôm” mật khẩu có thể được dùng trong các hệ thống chuyên nghiệp.

Trải nghiệm:
Theo bạn chiếc thuyền của loài người chúng ta được kết hợp từ đâu? Một thân gỗ lớn và một chiếc lá bồng bềnh trên mặt nước. Bạn có nhận ra mối liên hệ gì giữa một chú dơi và một chiếc máy ra-đa?

Bài tập:
- Hãy chọn một đồ vật (ví dụ: đôi dép) và hai mươi con vật. Lần lượt “biến hóa” đồ vật sao cho giống từng con vật mà bạn đã liệt kê ra để có những kiểu dép thật “độc”.
- Nếu “cưỡng bức” những thuộc tính của một ly nước cam cho một quyển vở học trò, bạn sẽ cho ra những loại vở độc đáo nào?


5. TƯ DUY HÀNG NGANG
Chúng ta được giáo dục theo lối tư duy tuyến tính hoặc theo phương thẳng đứng, theo logic từ điểm này đến điểm kế tiếp cho đến khi đạt được một kết quả hợp lý. Loại tư duy này mang tính phân tích, tuần tự, có chủ định; trong tiến trình tư duy đó, nếu phát hiện ra điều gì không đúng lẽ chúng ta liền dừng lại và chuyển qua một hướng khác, cứ lần lượt từng bước theo logic cho đến khi nào có một kết hợp hợp lý. Nhưng có một cách tư duy khác do Edward De Bono phổ biến gọi là tư duy độc đáo – còn gọi là tư duy theo chiều ngang, tư duy xé rào. Theo cách tư duy này, con người sẽ tiến bằng từng cú nhảy vọt chứ không nhất thiết phải theo đường dẫn logic, chúng ta có thể sử dụng nhiều con đường không chính thống (có vẽ như không dẫn đến đâu cả) để tìm ra kết luận bởi vì một giải pháp tốt nhất đều có ý nghĩa và do đó đều có những con đường hợp lý đưa đến giải pháp ấy. Thực tế sau mọi diễn biến, khi nghĩ lại chúng ta thấy rằng hầu hết các giải pháp đều hiển nhiên, thật khó mà tưởng tượng rằng giải pháp lại xảy đến một cách logic. Đó là lối tư duy độc đáo, còn gọi là tư duy theo hàng ngang hay tư duy xé rào.

Trải nghiệm:
Bạn có biết một khu phố được xây dựng trong lòng biển và thu hút hàng triệu khách tham quan?
Bạn có biết tác phẩm điêu khắc trên hạt gạo được đấu giá hơn 200.000 USD?
Bạn có biết ý tưởng kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới đã tạo nên một trang facebook vô cùng đồ sộ?
Tất cả những ý tưởng đó ban đầu đều là những ý tưởng điên rồ.

Bài tập:
- Làm cách nào để biến một tấm vải trở thành quần áo mà chỉ cần qua một bước?
- Làm thế nào để bột, trứng, đường, sữa có thể biến thành bánh ngay mà những bà nội trợ không cần phải pha trộn hay nhào nặn?
- Làm thế nào để mở đèn mà không cần bật công tắc?
- Làm sao để viết mà không cần đến giấy?
- Làm sao để ủi quần áo mà không cần đến bàn ủi và ghế ủi?
- Phải như thế nào để máy tính ghi lại được chữ mà không cần gõ bàn phím?


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Bảo, Hãy vượt qua tính ì tâm lý, NXB GD, 2006
2. Dương Xuân Bảo, Những mẩu chuyện về phương pháp luận sáng tạo, NXB GD, 2006
3. Phan Dũng, Phương pháp luận tư duy sáng tạo, NXB TP HCM, 1998
4. Jack Foster, Bí quyết sáng tạo, Nguyễn Minh Hoàng (biên dịch), NXB Trẻ, 2005
5. Trần Kiều (chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, NXB CTQG, 2005
6. Lê Nguyên Long, Hãy trở thành người thông minh tài trí, NXB GD, 2006 (tái bản)
7. Michael Michalko, Đột phá sức sáng tạo - Bí mật của những thiên tài sáng tạo, NXB Tri thức, 2006
8. Nhóm Eureka, Bốn mươi thủ thuật sáng tạo, NXB Trẻ, 2007
9. Huỳnh Văn Sơn và nhiều tác giả, Phương pháp tổ chức giáo dục - Tư duy sáng tạo, Trường Đoàn Lý Tự Trọng, 2004
10. Huỳnh Văn Sơn, Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo, 2004
11. Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB GD, 2009
12. Nguyễn Huy Tú, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, Viện KHGD, 2000
13. Nguyễn Huy Tú, Tài năng - quan niệm, nhận dạng và đào tạo, NXB GD, 2004
14. Nguyễn Hữu Thụ, Tâm lý học tuyên truyền quảng cáo, NXB ĐHQGHN, 2006
15. Trần Trọng Thủy, Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB GD, 1992
16. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005) Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, NXB GD
17. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP HN, 1999
18. Đức Uy, Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục, 1999
19. Dorothy Cohen, Advertising, Hofstra University, 1988
20. Guilford J.P, Creative American Psychologist, 1950
21. Getzels. J anhJackson. P, Creativity and inteligence: Explorations with gifted student, NewYork, 1962.
 

Bình luận bằng Facebook

Top