Các nhà quản lý có thể thúc đẩy nhân viên bằng một từ

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
motivate-your-staff.jpg


Con người mang tính xã hội sâu sắc. Chúng ta bị chi phối bởi sự liên kết với những cá nhân khác trên nhiều phương diện và luôn có nhu cầu cùng cộng tác. Nói một cách ngắn gọn, loài người không thể sinh tồn riêng biệt nếu thiếu đi nhu cầu bản năng sống và làm việc theo nhóm, đơn giản vì nếu đứng tách biệt đơn lẻ, con người không đủ mạnh và dữ tợn.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của đặc tính xã hội đối với nhân loại. Ví dụ, như nhà thần kinh học Matt Lieberman mô tả trong cuốn sách của mình, Social: Why Our Brains are Wired to Connect, ("Tính xã hội: Tại sao Não bộ con người kết nối”), bộ não của chúng ta hòa hợp với những mối quan hệ xã hội đến mức độ mà theo đúng nghĩa đen cảm nhận thành công và thất bại trong xã hội tương tự với cách chúng ta phản ứng với đau đớn và sự phấn khích . Ví như, Bị từ chối cũng khiến chúng ta có cảm giác "tổn thương" tương tự như bị một cú đấm thẳng vào đầu- đủ đau đến nỗi nếu bạn dùng một viên aspirin bạn sẽ thực sự cảm thấy tốt hơn khi nghĩ đến cuộc tan vỡ này.

David Rock, người sáng lập Viện NeuroLeadership, đã xác định được sự liên kết của cảm giác tin tưởng, kết nối, và sự thuộc về (feelings of trust, connection, and belonging)-là một trong năm loại chính của sự phấn khích và nỗi đau mang tính xã hội (cùng với địa vị xã hội, sự chắc chắn, tự chủ, và công bằng). Nghiên cứu của Rock cho thấy hiệu quả công việc cũng như tính tương tác của nhân viên thường bị ảnh hưởng xấu nếu họ đang trong trạng thái bị đe dọa hay thất bại. Trong nghiên cứu khác, ông chứng minh được rằng cộng tác với nhau thực sự mang lại động lực lớn hơn, đặc biệt là động lực nội tại, đó là liều thuốc kỳ diệu của sự hứng thú, hưởng thụ, và sự cộng tác, tất cả đều góp phần mang lại hiệu suất tốt nhất.

Về mặt lý thuyết, nơi làm việc thời nay sẽ tràn ngập sự tương tác. Không giống như tổ tiên sống nhờ săn bắn hái lượm, hầu hết chúng ta đều làm việc và hoạt động trong các nhóm, tập thể. Và mỗi 1 tập thể/ nhóm phải là một nguồn phong phú của sự tương tác. Nhưng đây là nghịch lí, khi chúng ta có thể có những mục tiêu nhóm, các cuộc họp nhóm và được đánh giá theo nhóm, rất ít người trong chúng ta thực sự làm việc được phân công trong đội.

Tôi là 1 ví dụ. Tôi thực hiện tất cả các phần việc với một đội ngũ các nhà nghiên cứu khác. Tôi thường xuyên là đồng tác giả các bài báo và sách. Cộng tác viên của tôi và tôi thường xuyên gặp gỡ để thảo luận, lên ý tưởng và lập kế hoạch. Nhưng tôi chưa bao giờ phân tích dữ liệu với cộng tác viên kế bên, hoặc thực hiện nghiên cứu thông qua việc thử nghiệm với đồng nghiệp khác ở bên cạnh và các đồng tác giả của tôi và tôi chưa bao giờ đánh máy trong cùng một phòng.

Tất nhiên, nhiều mục tiêu chúng ta theo đuổi và các dự án chúng ta hoàn thành được thực hiện theo một nhóm, nhưng không giống như các công xã nguyên thủy của con người liên kết với nhau để hạ gục một voi ma mút, hiện nay chúng ta thường sẽ tự giải quyết công việc của mình.

Do vậy, đây chính là sự kì quặc trong việc làm nhóm. Nhóm, là nguồn tiềm năng nhất mang lại sự liên kết và tính sở hữu trong công việc, nhưng thật ra làm việc nhóm sẽ là một trong những công việc cô đơn nhất bạn từng làm.

Vì vậy, những gì chúng ta cần là tạo cho nhân viên cảm giác làm việc như một đội, ngay cả khi họ không ở trong đội nào. Và nhờ vào nghiên cứu mới của Priyanka Carr và Greg Walton của Đại học Stanford, bây giờ chúng ta biết một cách rất hiệu quả: Chỉ đơn giản là nói từ “ Cùng nhau”

Trong nghiên cứu của Carr và Walton, người tham gia trước tiên được phân thành các nhóm nhỏ, và sau đó tách riêng để trả lời câu hỏi. Người tham gia ở nhóm có tâm lý làm việc theo nhóm đã nói rằng họ làm việc trên công việc của họ "cùng nhau" mặc dù họ ở phòng riêng biệt, và sau đó chuyền đi hoặc nhận được một vài gợi ý từ một thành viên trong nhóm để giúp họ giải quyết các câu hỏi. Trong nhóm tâm lý đơn độc, không có đề cập đến ý niệm "cùng nhau", và những gợi ý họ nhận được sẽ đến từ các nhà nghiên cứu. Trên thực tế, tất cả những người tham gia đều làm việc một mình với các câu đố. Sự khác biệt duy nhất là thành quả mà cảm giác họ đang làm việc "cùng nhau" có thể tạo ra.

Những ảnh hưởng của sự thay đổi nhỏ này khá sâu sắc: người tham gia trong các loại tâm lý theo nhóm có năng suất tăng 48%, giải quyết nhiều vấn đề một cách chính xác, và nhớ tốt hơn những gì họ đã làm. Họ cũng nói rằng họ cảm thấy ít mệt mỏi và áp lực hơn. Họ cũng cho thấy sự thích thú với công việc hơn khi làm việc cùng nhau, và dẻo dai hơn vì động lực nội tại này (chứ không phải của một ý thức nghĩa vụ cho đội nhóm, một động lực bên ngoài).

Từ "cùng nhau" là một gợi ý mang tính xã hội mạnh mẽ đến não bộ. Bản chất của nó, có vẻ như một phần thưởng của sự tương tác, báo hiệu rằng bạn thuộc về, bạn đang kết nối, và có những người bạn có thể tin tưởng đang làm việc với các bạn vì một mục tiêu chung.

Các nhà quản lí nên tận dụng từ này với tần suất nhiều hơn nữa. thậm chí không nên lãng phí cơ hội để tương tác mà không dùng từ đó. Hãy để cụm từ “cùng nhau” nhắc nhở nhân viên rằng họ không đơn độc, tạo cho họ động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Thế Đó dịch

Nguồn:
http://www.psychologytoday.com/blog...1408/managers-can-motivate-employees-one-word
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top