[Cuộc Sống] Cám dỗ nguy hiểm của ‘những tin tức rẻ tiền’.

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
“Tin tức rẻ tiền” là những tin lặp đi lặp lại, đòi hỏi ít nỗ lực để tiếp thu, và được tiêu thụ rất nhiều: tội phạm, thiên tai, chính trị, chuyện tầm phào về người nổi tiếng, về thể thao hoặc những bức ảnh về nhà đẹp, đồ ăn hoặc quần áo. Tất cả chúng ta có nhiệm vụ trở thành những công dân có học, nhưng tin tức rẻ tiền đem lại những bình luận, sự suy đoán, những hình ảnh vô tận hơn là những sự thật hoặc phân tích trí tuệ, và thông tin thường mang tính giật gân.

Hầu hết mọi người thỉnh thoảng thích đọc những tin rẻ tiền. Tuy nhiên, một số người đặc biệt bị thu hút trước những tin làm họ cảm thấy sốc, sợ hãi, bất an hoặc gây phẫn nộ và đó là điều mà các tin rẻ tiền thường mang đến.

Liên tục tiếp xúc với tin rẻ tiền gây ra một kiểu chán nản có thể kích thích những thói quen xấu ở những người bị thu hút nhiều nhất trước tin rẻ tiền.

Tôi đề xuất điều này: “Hãy lấy thông tin từ những nguồn được viết. Nhìn những hình ảnh đau buồn trên TV khiến con người chán nản hơn rất nhiều so với đọc về nó - bạn có thể xem TV suốt 3 tiếng đồng hồ hơn là đọc về một chủ đề trong 3 tiếng, và những tin được viết ra có xu hướng có tác dụng nâng cao kiến thức nhiều hơn. Hoặc quyết định chỉ xem TV trong một khoảng thời gian giới hạn, như ‘Tôi sẽ xem trong 30 phút để biết điều gì đang diễn ra, sau đó tôi sẽ tắt TV cho đến ngày mai.’

Những tin rẻ tiền có hai bất lợi chính: nó có thể lấy của bạn rất nhiều thời gian, và vấn đề lớn hơn đó là một số người cảm thấy bị quá tải và tức giận, và sau đó họ theo đuổi những thói quen xấu để cố gắng làm bản thân cảm thấy tốt hơn.

Sự tức giận, thương cảm chính đáng và một khao khát về sự công bằng – những điều đó có thể khiến chúng ta dấn thân và làm những việc tốt. Nhưng điều đó có nghĩa là thực hiện hành động tích cực, và tin rẻ tiền thường khiến con người cảm thấy khó chịu, tức giận hoặc bất lực, nhưng không có khao khát hành động. Và nó có thể có một tác động xấu lên họ. Tôi đã đọc một bình luận: “Tôi quá lo lắng về cuộc bầu cử diễn ra thế nào đến nỗi tôi đã ăn hết một nửa đĩa bánh bơ đậu phụng trước TV.”

Nó gây stress. Dành nhiều giờ xem TV không giống với dành nhiều giờ làm việc thiện nguyện. Cảm giác chán nản ở mức độ cao khiến con người cảm thấy kích động và cạn kiệt về cảm xúc, đến độ họ thiếu năng lượng hoặc không muốn giúp đỡ - hoặc tốn năng lượng để kiểm soát bản thân họ.

Đối với người thích đọc tin rẻ tiền, họ cần học cách làm bản thân sao lãng khỏi những tin tức đó. Như William Edward Hartpole Lecky viết “Nhìn sự việc theo đúng tỷ lệ của chúng, thoát khỏi ảnh hưởng phóng đại của một trí tưởng tượng bệnh hoạn, nên là một trong những mục tiêu chính của cuộc sống.”


Nguồn
Avoid the Dangerous Allure of 'Potato-Chip News'
Potato-chip news comes in many guises.
Published on November 19, 2013 by Gretchen Rubin in The Happiness Project
Psychologytoday
 

Bình luận bằng Facebook

Top