Cuộc nói chuyện với bản thân làm tăng thành công nếu bạn sử dụng mẹo này

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu


Nhiều người trong chúng ta sử dụng cuộc nói chuyện với bản thân để thúc đẩy bản thân và giữ bình tĩnh trước những tình huống gây căng thẳng như thuyết trình ở cơ quan, hoặc phỏng vấn xin việc hoặc những buổi hẹn hò đầu tiên. Các nhà khoa học ở đại học Michigan đã xem xét cuộc nói chuyện nội tâm này và phát hiện thấy việc chúng ta sử dụng cuộc nói chuyện với bản thân như thế nào quyết định tính hữu ích về mặt tinh thần của nó.

Trong một loạt nghiên cứu, họ giao cho những người tham gia một nhiệm vụ mà nhiều người chúng ta sẽ thấy stress – thực hiện một bài nói chuyện dài 5 phút về lý do tại sao họ có đủ khả năng cho “công việc mơ ước” của họ.

Để làm cho sự việc trở nên căng thẳng hơn, những người tham gia được cho biết họ sẽ nói trước một hội thẩm gồm các nhà phỏng vẩn chuyên gia và họ sẽ được quay video trong khi nói. Và để đảm bảo rằng những người tham gia yếu kém sẽ bị stress toàn tập, họ chỉ có 5 phút chuẩn bị và không được phép ghi chú.

Những người tham gia được phân thành 2 nhóm. Cả hai nhóm được cho biết những người khác có xu hướng chuẩn bị tinh thần cho bản thân trước những tình huống gây stress và suy ngẫm về cảm xúc của họ. Nhóm đầu tiên được hướng dẫn sử dụng ngôi thứ nhất khi chuẩn bị bản thân (ví dụ, “Tôi cảm thấy rất lo lắng và stress”) và nhóm khác được hướng dẫn sử dụng ngôi thứ hai và thứ ba (ví dụ, “Bạn cảm thấy rất lo lắng và stress” hoặc “[tên của người tham gia] cảm thấy rất lo lắng và stress”).

Sau đó, các nhà nghiên cứu xem xét những người tham gia đã có bài nói thành công như thế nào bằng cách sử dụng những đánh giá khách quan, người tham gia cảm thấy lo lắng như thế nào trước và sau nhiệm vụ này, và họ đánh giá như thế nào về những tình huống có thể gây ra lo lắng trong tương lai.

Họ phát hiện thấy những người sử dụng ngôi thứ hai và thứ ba đã thực hiện nhiệm vụ tốt hơn đáng kể so với những người sử dụng ngôi thứ nhất. Việc sử dụng ngôi thứ cũng tác động đến việc người tham gia kiểm soát cảm xúc của họ như thế nào. Những người sử dụng ngôi thứ hai và ba thì ít lo lắng cả trước và sau nhiệm vụ hơn những người dùng ngôi thứ nhất và đánh giá những tình huống gây ra lo lắng trong tương lai là nhiều thách thức và ít gây đe doạ.

Khoảng cách tâm lý

Bằng cách sử dụng các ngôi thứ hai và ba, đối lập với ngôi thứ nhất, những người tham gia đã tạo ra khoảng cách tâm lý, đưa bản thân họ ra khỏi tình huống gây stress bằng cách xem ‘bản thân’ như ‘người khác‘ (một kĩ thuật được dùng trong nhiều liệu pháp tâm lý như NLP và AEDP). Tạo ra khoảng cách tâm lý từ một sự kiện gây stress hoặc lo lắng cho phép chúng ta kiểm soát những cảm giác lo lắng của chúng ta hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động bất lợi của những cảm xúc đó lên hành vi của chúng ta.


Nguồn
Self-Talk Increases Success If You Use This One Trick
The self-talk technique that helps manage stress
Published on May 29, 2014 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday
 

Bình luận bằng Facebook

Top