[Học Bổng] Câu chuyện ngược đời của giáo dục ở Mỹ

lecaoson9192

Thanh viên kỳ cựu
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng thấy điểm khác nhau rõ ràng giữa nền giáo dục nước ta với một nước đặc biệt phát triển nhu Mỹ.Mỹ là một nước mặc dù rất phát triển nhưng đặc biệt cũng rất chú trọng đến hệ thống giáo dục, vậy đâu là điểm khác biệt và ngược đời.Ta hãy xem qua năm điểm được nêu rõ sau đây.
1.
Chuyện ngược đời đầu tiên là trẻ em Mỹ không cần trường. "Không cần" theo nghĩa đen, chứ không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai. Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao..."Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).
Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà. Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ và thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

2.
Chuyện ngược đời thứ hai là nếu đến trường, trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất. Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.

Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp. Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

3.
Chuyện ngược đời thứ ba là các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước. Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học. Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh. Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương. Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.

4.
Chuyện ngược đời thứ tư là coi nhà trường như doanh nghiệp. Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.

Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.

Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật...Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!

Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.

5.
Chuyện ngược đời thứ năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới. Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.(nguồn trích dẫn một số trên internet)

Qua tất cả điều đó, tại sao nước Mỹ vẫn giỏi như vậy, phải chăng chính chúng ta mới ngược đời?
 

jimmydang

[♣]Thành Viên CLB
Liệu ngành giáo dục của ta có thể chuyển đổi ngay được không trong khi còn nhiều vướng mắc vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để như Nội dung SGK, không thi đại học......
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
M Chương trình Học bổng Borlaug FY19 của USDA Học Bổng 0
M Học Bổng Global UGRAD 2019 Dành Cho Sinh Viên Học Bổng 0
Tom Chương trình Học bổng lãnh đạo trẻ ABG 2019 Học Bổng 0
M Chương trình Học bổng Chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam: Mời nộp hồ sơ năm 2019 Học Bổng 0
M Học bổng Thạc sỹ KNB 2017 dành cho sinh viên Việt Nam tại Indonesia Học Bổng 0
M Open IPL Scholarship - Học Bổng “Hạt Giống Lãnh Đạo” Học Bổng 0
M Chương trình học bổng chính phủ Hàn Quốc hệ sau Đại học dành cho người nước ngoài năm 2017 (KGSP-G) Học Bổng 0
M Học Bổng "Kỹ Năng Lãnh Đạo Đổi Mới Toàn Cầu" Của Tập Đoàn Fujitsu Nhật Bản 2017 Học Bổng 0
Tom [Ấn Độ] Học Bổng General Scholarship Scheme Của Chính Phủ Ấn Độ 2017-2018 Học Bổng 0
Tom Học bổng Global Ugrad 2017 dành cho sinh viên đại học Học Bổng 0
Tom Học Bổng StudyNT Của Chính Phủ Bắc Úc 2017 Học Bổng 0
jodiepham2204 Học Bổng MBA Của Đại Học California Berkeley 2017 Học Bổng 0
Tom Học Bổng Của Đại Học Nottingham Trent 2017 Học Bổng 0
Tom Học Bổng IUPUI Dành Cho Sinh Viên Quốc Tế Tại Mỹ, 2017 Học Bổng 0
M Ngày thông tin Học bổng EU 2016 Học Bổng 0
M Học bổng dành cho sinh viên quốc tế tại Đại học Monash, Úc Học Bổng 0
M Học bổng về Biến đổi khí hậu cho phóng viên điều tra Châu Á Học Bổng 0
M Học Bổng Đầu Vào Của Đại Học British Columbia 2017 Học Bổng 0
M Học Bổng Toàn Phần Đại Học Westminster 2017 Học Bổng 0
Tom Học Bổng Dành Cho Sinh Viên Quốc Tế Của Đại Học Salford, Anh, 2017 Học Bổng 0
M Học bổng Hubert Humphrey năm học 2015-2016 Học Bổng 0
M Thông báo tiếp nhận hồ sơ học bổng “Thắp sáng niềm tin” Học Bổng 0
H 14 & 15/12: 2 BUỔI TỔNG GIẢI ĐÁP HỌC BỔNG NUS KHÔNG THỂ BỎ QUA Học Bổng 0
vhungnr [Học bổng Awake Your Power trên Zing] và cơ hội tham gia Giải Pháp Kỹ Năng Cá Nhân Học Bổng 0
Tom Chương trình học bổng và thực tập “Fulbright- Truyền Đuốc” Học Bổng 0
T Chương trình Học bổng Hubert Humphrey 2013-2014 Học Bổng 0
M Học bổng Thạc sĩ toàn phần Panasonic 2013 tại Nhật Bản Học Bổng 0
P [Học Bổng] 10/6: Hợp Điểm tổ chức giao lưu 'Làm gì để trở thành sinh viên giỏi ở Mỹ?' Học Bổng 0
G [Học bổng] Đợt trao học bổng kỹ năng mềm khóa học Hành Trình Delta lần 2 từ DeltaViet Học Bổng 0
N [Học Bổng] Chương trình học bổng AYP và PSE Học Bổng 1
T [Du học] Hội thảo du học mỹ - học bổng ưu đãi đặc biệt! Học Bổng 0
T [Học bổng] Du học Mỹ hấp dẫn cùng els! Học Bổng 1
G [Học bổng] 60 suất học bổng kỹ năng mềm - Khóa học Hành Trình Delta Học Bổng 2
P [Học bổng] Du học ngành kinh doanh, du lịch, KS tại kaplan higher education Học Bổng 0
T [Học Bổng] Học bổng hấp dẫn học viện erc - erc institute (singapore) Học Bổng 0
P 9-1: Báo cáo cơ hội học bổng và du học ngành sinh hóa, y - nha - dược tại ĐH Debrecen Học Bổng 0
P [Học Bổng] Báo cáo cơ hội học tập tại các trường Trung học công lập Singapore Học Bổng 0
M [Học Bổng] Học bổng tình nguyện nước ngoài – VPV 2011 Học Bổng 0
P [Học Bổng] Mời bạn tham dự buổi hỏi đáp cuối năm về tuyển sinh cử nhân nus Học Bổng 0
P [Học Bổng] Báo cáo học bổng và du học học viện quản lý singapore (sim) Học Bổng 0
P [Học Bổng] Tuyển sinh Học bổng và Trợ giúp tài chính Cử nhân NUS 2011-2012 Học Bổng 0
nguyentham_nh [Học Bổng] Học bổng Hành trang cuộc sống dành cho tân sinh viên năm 2010" Học Bổng 12
P [Du học] du học và học bổng sinh, hóa & y- nha-dược bằng tiếng anh tại châu âu Học Bổng 0
Thiên Sứ [Học Bổng] Học bổng chương trình huấn luyện “True Leaders” Học Bổng 1
P [Học Bổng] Báo cáo học bổng & du học tại đại học southern new hampshire - mỹ Học Bổng 0
P [Học Bổng] Báo cáo Hướng dẫn điền đơn Học bổng NUS nhiều nơi trên cả nước Học Bổng 0
D [Học Bổng] Nhận ngay học bổng 8000 s$ khi du học tại auston !!! Học Bổng 0
Sóng [Học Bổng] Triễn lãm giáo dục Hoa Kỳ 11/10/2010 Học Bổng 0
P [Học Bổng] Báo cáo học kinh doanh tại đại học công lập fullerton - california Học Bổng 0
Sóng [Học Bổng] IPL - Hạt giống lãnh đạo năm 2010 Học Bổng 13

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top