[KN KHÁC] Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy tán loạn?....

cruiseBK

Thanh viên kỳ cựu
Nếu 1 ngày nào đó bạn phải chạy loạn trong đám đông chạy toán loạn thì bạn sẽ giải quyết ra sao???


Theo Bác sĩ Quản Hồng Đức

Từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến 4 thảm họa chết người từ sự hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau khi tìm cách thoát khỏi đám đông, tại những sự kiện hoặc lễ hội tổ chức trên thế giới.
Ngày 4/3 đánh dấu thảm họa đầu tiên khi ít nhất 71 người chết và hơn 200 người khác bị thương khi đang tham dự lễ hội tại ngôi đền Ram Janki, tỉnh Kunda, Ấn Độ. Đám đông trở nên hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau để thoát thân sau khi cửa của ngôi đền bị đổ sập.
Một thảm họa khác xảy ra vào ngày 6/6 làm 14 người bị thương tại sân vận động Makulong, khi vé vào cửa được phát miễn phí để xem trận đấu giao hữu giữa hai đội bóng Nigeria và Bắc Triều Tiên. Đám đông hâm mộ chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành cho được tấm vé vào cửa.
Sự kiện gần đây nhất xảy ra vào ngày 24/7 tại thành phố Duisburg, Đức, trong Liên hoan âm nhạc điện tử mang tên “Đám rước tình yêu”. 21 người chết và hơn 500 người bị thương trong đám đông hỗn loạn chưa từng thấy.
Và ngày 22/11, có ít nhất 349 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương tại lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia. Đám đông người tham dự lễ hội chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau thoát ra ngoài sau khi có tin cây cầu hẹp nối thành phố với một hòn đảo nhỏ nơi diễn ra lễ hội bị yếu và có nguy cơ sập. Đây cũng là một trong những thảm họa kinh hoàng làm chết nhiều người nhất trong thế kỷ 21 (Vụ tồi tệ nhất giết chết hơn 1.000 người xảy ra vào ngày 31/8/2005 trên cầu Baghdad, Iraq).
http://www.youtube.com/watch?v=LMbbawZ9FUA

image002.jpg


Giẫm đạp nhau kinh hoàng tại thảm họa ngày 22/11 ở lễ hội nước PhnomPenh khiến ít nhất 375 (con số đến 18 gi chiều 23/11) người chết. Ảnh: AFP
Rõ ràng trong thế giới và xã hội hôm nay, con người đã và đang phải đối mặt với một loại thảm họa mới xuất hiện thường xuyên hơn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn:.
Thảm họa chết người từ những đám đông
Nhìn lại lịch sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ thường xuyên và nghiêm trọng tăng lên rõ rệt. Nếu trong thế kỷ thứ 19 chỉ có 5 thảm họa tương tự thì con số này đã là 22 trong thế kỷ 20. Và tính đến ngày hôm nay của thế kỷ 21, số vụ giẫm đạp chết người đã lên tới 29.
Điều này thực ra không có gì khó hiểu khi mà ngày càng có nhiều lễ hội, sự kiện được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới cho những mục đích khác nhau như âm nhạc, thể thao, chính trị hoặc tôn giáo… thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Hơn nữa, con người của ngày hôm nay dường như cũng nhạy cảm hơn trước đây, với những nguy cơ, rủi ro liên quan đến an toàn và an ninh của bản thân cùng những người xung quanh.
Dưới đây là một biểu đồ về số người chết trung bình trong một đám đông hỗn loạn từ những sự kiện khác nhau, để ch úng ta có một cái nhìn khách quan về loại thảm họa mới này.
Thống kê này được tổng hợp và phân tích từ 215 thảm họa, trong đó có 49 vụ liên quan đến các sự kiện thể thao, 25 trường hợp xuất phát từ sự kiện âm nhạc, 38 từ chính trị và 41 bắt đầu bởi các sự kiện tôn giáo. 60 vụ còn lại liên quan đến những sự kiện và nguyên nhân khác nhau.
image003.jpg

Biểu đồ số người chết trung bình trong đám đông hỗn loạn. Nguồn: epiphenom.fieldofscience.com
Qua phân tích trên biểu đồ chúng ta thấy rất rõ, số lượng người chết kỷ lục thuộc về các thảm họa có liên quan đến các sự kiện tôn giáo. Điều này có thể giải thích rằng, số lượng người tham gia tại một sự kiện tôn giáo lớn hơn rất nhiều so với những sự kiện khác. Hơn nữa, khả năng nhận định và phân tích các tình huống nguy hiểm ở những người đang tham dự sự kiện tôn giáo cũng phần nào hạn chế bởi khung cảnh của sự kiện, bởi sự tập trung tinh thần và tín ngưỡng vào các hoạt động chính. Sự tập trung này phần nào làm mất đi khả năng nhận thức những mối nguy và rủi ro xung quanh. Nên khi có một sự cố, thậm chí chỉ là một tin đồn thất thiệt về một sự cố, những người tham gia sự kiện dễ dàng rơi vào trạng thái của sự hoảng sợ quá mức. Họ như “bừng tỉnh” để trở về với thế giới thực và phản xạ bản năng với những nguy hiểm xung quanh.
Vậy điều gì thực sự đã diễn ra trong những đám đông hỗn loạn đó và nguyên nhân nào đã trực tiếp gây ra những cái chết cho những nạn nhân? Chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân dưới góc độ chuyên môn và đưa ra những gợi ý giúp mọi người có những giải pháp và hành động chính xác nếu không may ở trong những hoàn cảnh tương tự.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến những cái chết trong đám đông hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau. Đó là:
1. Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)
2. Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)
3. Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người)
Qua phân tích những thảm họa xảy ra gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nạn nhân tử vong là do các nguyên nhân kể trên. Có rất ít số liệu và báo cáo cho thấy có nạn nhân tử vong vì những sự cố thực sự gây ra thảm họa như cháy, nổ…, vì thực tế nguyên nhân này sẽ được các nhà chức trách xử lý kịp thời trước khi có hậu quả. Nếu có thì thường con số thương vong không lớn.
Chúng tôi muốn các bạn lưu ý nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi (vì nghĩ mình sẽ chết bởi sự cố trong sự kiện). Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.
Bạn nên nhớ rằng: Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi
Khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây khi quyết định tham gia sự kiện:
- Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia (bạn nên lưu ý đến những phân tích về số người chết liên quan đến sự kiện trong phần đầu bài viết).
- Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.
- Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…)
nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
- Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
- Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện.
- Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.
Còn khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?
Bạn nên nhớ, nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.
Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.
Khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (sự chính xác của thông tin, loại sự cố: cháy, nổ, sập công trình...)
- Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.
- Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn (như tòa nhà, công viên... hay cửa thoát hiểm gần nhất) và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.
- Quan sát xung quanh để tìm những nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn bạn. Thông thường, trong đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì rất ít người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước nơi họ sẽ chạy đến. Có rất nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp như vậy. Cũng có khi những người này đang ở vị trí cao hơn bạn (trên cây, bờ tường…) và từ vị trí này họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.
- Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở một vị trí khác.
- Lưu ý những hậu quả của sự cố trực tiếp (khói, khí độc từ vụ hỏa hoạn). Bạn hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi cho mình

Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, bạn đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.
Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.
Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất.

 

kimoanh

Thành viên năng động
cảm ơn bạn vì những thông tin hữu ích này.
mình không nghĩ sẽ bị rơi vào tình huống này nên cũng chẳng tìm kiếm thông tin như vậy bao giờ.
Nhưng, chúng khá bổ ích để mọi người biết cách xoay xở trng trường hợp như vậy đấy nhỉ!
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
lady [KN KHÁC] Làm thế nào để có thể học tốt trên ghế Đại học? Kỹ năng khác 5
moon_tsuki [KN KHÁC] Làm thế nào để bạn thoát khỏi ôtô đang chìm? Kỹ năng khác 8
Happy Life [KN KHÁC] Hòa nhập thành công với môi trường làm việc Kỹ năng khác 12
elsonhoang [KN KHÁC] Làm sao để viết tốc ký ? Kỹ năng khác 4
M [KN KHÁC] Các kỹ năng dành cho sinh viên năm cuối và người mới đi làm Kỹ năng khác 1
benny [KN KHÁC] Loạt bài về khóa học làm giàu của hoclamgiau.vn Kỹ năng khác 6
longteo [KN KHÁC] Làm sao để người khác lắng nghe bạn? Kỹ năng khác 2
H Tại sao có những người rất thích chỉ trích người khác? Kỹ năng khác 2
H Sự khác nhau giữa lời khuyên tốt và kém Kỹ năng khác 0
H Tập trung vào những điểm khác nhau cho phép tôi hiểu bạn tốt hơn Kỹ năng khác 1
H Những động cơ khác nhau của sự lười biếng Kỹ năng khác 1
H Sự im lặng có vai trò như thế nào khi lắng nghe người khác ? Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Tại Sao Cần Chỉ Dẫn Cho Quản Lý Cấp Cao Về Đánh Giá Huấn Luyện? Kỹ năng khác 0
thien_duong_mau_tim [KN KHÁC] Thế nào là 1 tình bạn chân chính? Kỹ năng khác 1
ythan3 [KN KHÁC] cảnh quê hương tôi Kỹ năng khác 1
ythan3 [KN KHÁC] Nếu chỉ còn một ngày để bạn sống ......... Kỹ năng khác 1
D [KN KHÁC] Luật cư xử với chiếc xe đổ rác Kỹ năng khác 0
ythan3 [KN KHÁC] Mưa quá khứ và hiện tại Kỹ năng khác 2
thien_duong_mau_tim [KN KHÁC] Kỹ năng về tình bạn Kỹ năng khác 7
D [KN KHÁC] Khát vọng của nàng Violet Kỹ năng khác 0
trangdang [Kỹ năng khác] Trưởng thành từ những cuốn sách: 1. Đắc nhân tâm. Kỹ năng khác 4
D [KN KHÁC] Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học Kỹ năng khác 2
D [KN KHÁC] Cuộc đời và những vòng tay Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Cải thiện quy trình hiện tại Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Mẹ và cuộc hành trình của bạn Kỹ năng khác 1
O [KN KHÁC] Tự học và những con số biết nói Kỹ năng khác 2
D [KN KHÁC] Hãy thử một cách khác Kỹ năng khác 1
nhoccan219 [KN KHÁC] sơ lược về kỹ năng sinh tồn Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Tìm hiểu thực tế Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Đắc Nhân Tâm – Nguyên Tắc Vàng Số 15 Kỹ năng khác 0
benny [KN KHÁC] [you] cùng chia sẻ kỹ năng đi rừng nhé! Kỹ năng khác 9
huxu456 [KN KHÁC] Văn hóa Mỹ và Việt – những khác nhau trong giao tiếp Kỹ năng khác 1
blacksun [KN KHÁC] Trắc nghiệm khuynh hướng tính cách Online Kỹ năng khác 8
D [KN KHÁC] Tránh biến trẻ thành người thủ đoạn Kỹ năng khác 1
lampham [KN KHÁC] hãy đọc và suy nghẫm Kỹ năng khác 0
huxu456 [KN KHÁC] Kỹ năng kiếm tiền của người giàu Kỹ năng khác 0
lampham [KN KHÁC] Sinh viên cần có kỹ năng mềm Kỹ năng khác 0
tangnam2 [KN KHÁC] Kỹ năng mềm - Quyết định 75% sự thành đạt Kỹ năng khác 1
Gio_xinh_091 [KN KHÁC] Luật hấp dẫn của một bề mặt trống Kỹ năng khác 1
lampham [KN KHÁC] Người trẻ Việt giàu hay nghèo? Kỹ năng khác 1
N [KN KHÁC] Bí quyết giúp người nhút nhát tạo dựng mối quan hệ Kỹ năng khác 0
N [KN KHÁC] Trị ''bệnh'' sợ nói trước đám đông Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Doanh nghiệp và trường kinh doanh chống tệ viết sai Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Đắc nhân tâm và mẹ Kỹ năng khác 0
benny [KN KHÁC] trangdang chọn đọc bài hay post bài? Kỹ năng khác 21
B [KN KHÁC] Bắt tay trong giao tiếp Kỹ năng khác 0
_xU_kUt3_ [KN KHÁC] Tình bạn kiểu "Tụ điện" Kỹ năng khác 1
auror_1102 [KN KHÁC] Ngày nói thật Kỹ năng khác 6
trangdang [KN KHÁC] Chìa khoá xử lý những thông tin phản hồi tiêu cực Kỹ năng khác 0
trangdang [KN KHÁC] Trắc nghiệm thiên hướng nghề nghiệp Kỹ năng khác 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top