[KNNN] Thông tin về nhân viên phân tích tài chính

chuonchuon

Thành viên năng động
Trở thành một chuyên viên phân tích tài chính (financial analyst - FA)


Trong ngành công nghiệp tài chính, một trong những nghề được đánh giá cao nhất đó là FA. Tài chính là một ngành có mức độ cạnh tranh và vị trí FA là một vị trí sẽ làm bạn tốn nhiều công sức để đạt được (và để giữ nữa), tuy nhiên có một số điều bạn nên chuẩn bị khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài viết này sẽ giới thiệu cặn kẽ những điều bạn nên “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trước khi bước vào thương trường

Những điều cần chuẩn bị

1. Tôi đã nghe nhiều đến FA, vậy FA làm cái gì?

Một FA sẽ nghiên cứu những tình hình kinh tế vĩ mô, và vi mô, đánh giá sự tác động của những tình hình đó lên hoạt động của một nhóm ngành, một ngành và một doanh nghiệp cụ thể để đưa ra những phân tích, nhận định. Họ thường là người tư vấn cho những quyết định mua, bán hay tiếp tục nắm giữ một cổ phiếu dựa trên các phân tích, nhận định về diễn biến giá cả trong hiện tại và tương lai của cổ phiếu đó. Một FA thường liên tục cập nhật tình hình, diễn biến kinh tế - tài chính và chuẩn bị các mô hình tài chính nhằm dự báo những diễn biến kinh tế - tài chính tiếp theo.

2. Background của một FA?

Nếu bạn vẫn còn là sinh viên chuyên ngành kinh tế - tài chính – ngân hàng nói chung, bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức thật vững chắc về các môn kinh tế, tài chính, các môn “định lượng” (toán cao cấp, xác suất thống kê hay kinh tế lượng). Tuy nhiên, cơ hội làm việc trong ngành tài chính không chỉ giới hạn cho các sinh viên thuộc những chuyên ngành đó, bạn vẫn có ưu thế nếu bạn theo học một số ngành như công nghệ thông tin (bật mí: Tổng Giám đốc của công ty chứng khoán VNDirect có bằng Khoa học Máy tính tại Mỹ), toán, vật lý hay thậm chí là hóa học hay sinh học nữa. Điểm chung của sinh viên học các ngành này là tư duy khoa học sâu sắc, có thiên hướng nghiên về tính toán, định lượng nên họ rất được trong dụng trong ngành, bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn của một số ngành còn rất có ích trong việc thẩm định các dự án đầu tư (ví dụ, giả sử nơi quỹ đầu tư bạn đang làm việc đang dự tính đầu tư vào một công ty lọc dầu, nếu như bạn là cựu sinh viên của trường Bách Khoa ngành Hóa dầu chẳng hạn, chắc chắn bạn sẽ được cử đi thẩm định đi, thẩm định lại mặt kỹ thuật của dự án đó). Tuy nhiên, điểm yếu của những sinh viên ngành kỹ thuật là thiếu những kiến thức cơ bản về kinh tế - tài chính và để bắt kịp, họ sẽ phải tự trang bị cho mình. Nếu có bằng cử nhân thuộc loại khá giỏi thuộc các chuyên ngành nói trên, nhiều khả năng bạn sẽ được nhận vào vị trí FA sơ cấp tại các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, bộ phận tín dụng hay đầu tư của các ngân hàng thương mại, khối tự doanh của các công ty chứng khoán…

Còn để phấn đấu lên vị trí FA cao cấp, có 3 cách: một, bạn phải trở thành một FA sơ cấp xuất sắc, đạt được nhiều thành tích, tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm và một ngày nào đó bạn sẽ được đề bạt; hai, bạn dành thời gian đi học các bằng cấp sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ và thậm chí sau Tiến sỹ), MBA và MSc các chuyên ngành kinh tế - tài chính thường được ưa chuộng nhất, và ba, nếu bạn không có thời gian lẫn tiền bạc để thực hiện cách thứ hai, thì đầu tư cho bằng CFA là một khoản đầu tư sinh lợi tức rất cao. Bằng CFA là bằng cấp chuyên nghiệp, được công nhận trên toàn thế giới, điều này có nghĩa là nếu bạn có bằng này thì dù ở một nơi phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản hay Singapore hay như Thái Lan hoặc Việt Nam, cơ hội được nhận của bạn là gần như nhau (người viết nói là “gần như” bởi vì ở Mỹ có một số điều kiện cao hơn).

3. Kỹ năng

Học thuật (phần cứng) là một chuyện, trong công việc, bạn phải rèn luyện cho bằng được những kỹ năng (phần mềm) sau đây:
Khả năng làm việc nhóm;
Kỹ năng thương thuyết, đàm phán;
Kỹ năng thuyết trình, trình bày ý kiến;
Ngoài ra kỹ năng viết báo cáo cũng là kỹ năng quan trọng không kém;
Bên cạnh đó còn có kiến thức tin học văn phòng (bắt buộc) và khả năng xử lý dữ liệu, lập trình căn bản (được đánh giá cao)

4. Dưới đây là trích CV của một FA

Đoạn này người viết copy từ một FA trên LinkedIn:

‘Ambitious finance professional with strong track-record of delivering top performance. Possess large spectrum of experience in financial markets, corporate finance, and treasury finance. Successfully wrote all three CFA (Level I, II, and III) exams. Can undertake difficult mandates and meet tight deadlines. Personal qualities include: rigorous, positive, good problem-solver, autonomous, persistent, adaptable, and driven. Other skills include:

- Financial Stmt & Ratio Analysis
-Complex Financial, Operational, & Quantitative Modeling
- Measurement of Productivity & Process
- Investor Relations
- Securities Trading
- Debt & Equity Financing
- Economic, Financial, & Technical Indicators
- Technical Analysis
- Treasury Operations
- Creation of Templates & Procedures
- MS Office (Excel Expert)
- SAP, AccPac
- Basic Programming (VBA, Java, C++)

Source: phochungkhoan
 

Bình luận bằng Facebook

Top