Mỹ, Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng nợ chính phủ

Đan Thảo

Thanh viên kỳ cựu
Chính phủ của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, được cho là sẽ đẩy mạnh hoạt đông vay nợ trong những năm tới, khi các nước này phải chi tiêu nhiều hơn cho dân số già và đẩy mạnh cuộc dịch chuyển sang năng lượng sạch - theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tổng nợ chính phủ trên toàn thế giới đã giảm trong khoảng một thời gian ngắn sau khi các quốc gia chấm dứt biện pháp hỗ trợ tốn kém liên quan đến liên quan đến đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, khối nợ này sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm nay và tiếp tục tăng trong 5 năm tới - tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo Giám sát Tài khoá (Fiscal Monitor) do IMF phát hành ngày 12/4 cho biết.

Ngoài nhu cầu chi tiêu gia tăng do dân số già hoá và cuộc dịch chuyển năng lượng, sự gia tăng nợ nần của các chính phủ cũng phản ánh chi phí vay nợ gia tăng do lãi suất leo thang. Đây là một hệ quả của việc các ngân hàng trung ương mạnh tay tăng lãi suất để chống lạm phát.

Các nhà kinh tế học của IMF cảnh báo rằng việc mở rộng vay nợ và chi tiêu của các chính phủ có thể thổi bùng áp lực tăng giá, gây cản trở nỗ lực chống lạm phát của các ngân hàng trung ương. Tình trạng đối đầu giữa chính sách tiền tệ thắt chặt và tài khoá mở rộng có thể gây ra những hệ quả khó lường cho nền kinh tế.

“Hiện nay, đối với hầu hết các quốc gia, thắt chặt tài khoá là việc nên làm”, ông Vitor Gaspar, Giám đốc phụ trách vấn đề tài khoá IMF, đưa ra khuyến nghị kèm theo các biện pháp như cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. “Chính sách tài khóa thắt chặt góp phần giảm tổng cầu, qua đó làm giảm áp lực lạm phát, từ đó giảm bớt sức ép đối với các ngân hàng trung ương trong việc tăng lãi suất”.


“Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất vào xu hướng này. Nếu không tính Mỹ và Trung Quốc, tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ giảm”.

Ông Vitor Gaspar, Giám đốc phụ trách vấn đề tài khoá IMF


IMF dự báo tổng nợ chính phủ trên toàn thế giới - bao gồm các khoản vay của chính quyền trung ương và địa phương, cùng các công ty thuộc sở hữu chính phủ - sẽ tăng đến mức tương đương 93,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm nay, sau đó tiếp tục tăng dần lên 99,6% vào năm 2028. Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP toàn cầu là 82,8% vào năm 2018 và đạt mức đỉnh gần đây là 99,7% vào năm 2020.

“Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất vào xu hướng này. Nếu không tính Mỹ và Trung Quốc, tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ giảm” trên toàn cầu, ông Gaspar nhấn mạnh.

Nợ chính phủ Mỹ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới một phần vì Washington đang phải chi nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội khi thế hệ “baby boomer” đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng nặng gánh chi phí cho các dự án năng lượng sạch và các chính sách kinh tế trong nước khác.

Dự báo của IMF được đưa ra trong bối cảnh Washington có khả năng lại chìm vào một cuộc chiến trần nợ đã trở thành “thường niên” trong những năm gần đây. Mức vay nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện bị áp giới hạn ở mức khoảng 31,4 nghìn tỷ USD, và số nợ thực tế đã gần kịch trần. Quốc hội Mỹ vẫn chưa thống nhất được có tăng trần nợ hay không.

Nếu trần nợ không được nâng kịp thời trong vài tháng tới đây, Chính phủ Mỹ sẽ rơi vào tình trạng hết tiền để trang trải các hoá đơn. Đảng Dân chủ - phe nắm giữ Nhà Trắng - đang thúc đẩy việc nâng trần nợ, trong khi đối thủ của họ là những người Cộng hoà muốn tìm cách cắt giảm chi tiêu trước khi nhất trí nâng trần nợ.

Tổng nợ của chính phủ Mỹ dự kiến sẽ tăng lên mức 136,2% GDP vào năm 2028, tăng từ 107,4% GDP vào năm 2018 và cao hơn mức đỉnh của thời đại dịch là 133,5% GDP vào năm 2020 - theo IMF. Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Mỹ năm nay dự kiến ở mức 122,2%, chỉ tăng nhẹ so với mức 121,7% vào năm 2022.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là một quốc gia nữa với nợ chính phủ tăng nhanh. IMF dự kiến tỷ lệ nợ chính phủ của Trung Quốc sẽ tăng lên mức 104,9% GDP vào năm 2028, từ 82,4% vào năm 2023 và 56,7% vào năm 2018.

Chi tiêu của Trung Quốc cho dân số đang lão hoá nhanh và gói biện pháp kích cầu để duy trì tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố đằng sau khiến nợ của nước này leo thang - theo IMF.

Nợ chính phủ Mỹ đang tăng nhanh hơn mức tăng trung bình của các nền kinh tế phát triển nói chung - nhóm có tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP được IMF dự báo tăng lên mức 117,8% vào năm 2028 từ mức 112,4% trong 2023.

Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Mỹ là cao hơn so với của các nước châu Âu giàu có như Đức, Pháp và Anh, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với của Nhật Bản - một quốc gia đã vay rất nhiều để hỗ trợ dân số già hoá. Tỷ lệ tổng nợ chính phủ trên GDP của Nhật Bản được dự báo lên tới 258% trong năm nay và 264% vào năm 2028, theo IMF.

Các chuyên gia của IMF cũng nói rằng mức nợ chính phủ của các nền kinh tế lớn hoàn toàn có thể vượt dự báo mới nhất. Có một số nguyên nhân, bao gồm tăng chi tiêu quân sự trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. Một lý do khác là tăng trợ cấp của chính phủ và các biện pháp khác để cải thiện sức mạnh cho các ngành công nghiệp trong cuộc cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Đan Thảo 10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới trong 5 năm qua, Trung Quốc và Mỹ thống trị Tài Chính - Ngân hàng 0
TQV [Tài chính] Mỹ - Trung sẽ "ly hôn" ? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giá vàng “dùng dằng” sau báo cáo CPI Mỹ, SPDR Gold Trust mua 4 tấn Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lo lắng về khủng hoảng ngân hàng Mỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giá vàng lao dốc chóng mặt sau báo cáo việc làm của Mỹ, “cá mập” SPDR Gold Trust tiếp tục mua Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Khủng hoảng ngân hàng khu vực Mỹ sẽ lan rộng? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cổ phiếu sụt 50% chỉ trong vài giờ, một ngân hàng Mỹ nữa đang lung lay Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Thêm một ngân hàng Mỹ “sập tiệm”, vì sao Fed vẫn có thể tăng lãi suất? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giá vàng thế giới tăng vọt lên đỉnh 1 năm khi lạm phát ở Mỹ suy yếu Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giá vàng thế giới nhảy vọt qua 2.000 USD/oz sau dữ liệu xấu từ Mỹ, trong nước “bất động” Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Khủng hoảng ngân hàng Mỹ: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giới chức Mỹ ở đâu khi SVB sụp đổ? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giá vàng thế giới tăng dữ dội sau vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Tìm hiểu về khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo TP. Hồ Chí Minh cùng 32 bộ, cơ quan trung ương giải ngân với tốc độ "rùa bò" dưới 5% Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Trung Quốc đạt bước tiến mới về phổ biến đồng Nhân dân tệ điện tử Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giao hơn 2.200 tỷ vốn ngân sách trung ương cho Bộ Tài chính năm 2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Hết quý 1/2023, có 30 bộ và cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Theo sát thông tin 70.000 đơn vị bán hàng online, ngành thuế yêu cầu kê khai trung thực Tài Chính - Ngân hàng 0
moon Ngân hàng trung ương Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Phân loại thẩm định viên về giá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ nhiều điểm trong Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Nợ nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam chiếm 70% tổng nợ quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2022 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Việt Nam và OECD ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, ngăn hành vi trốn thuế quốc tế Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp được miễn, giảm phí chuyển tiền quốc tế tại PVcomBank Tài Chính - Ngân hàng 0
kieuphuong [Tài chính] Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến Tài Chính - Ngân hàng 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top