[Cuộc Sống] Nỗi đau, bệnh tật và tính tự yêu bản thân

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Bạn đã từng bị vấp ngón chân chưa?
Bạn cảm thấy thế nào?
Bạn có lẽ nhớ về khoảnh khắc bị sốc và sau đó là 1 cơn đau dâng lên đột ngột.

Đau đớn và tính tự yêu bản thân

Bây giờ, hãy tưởng tượng có 1 người đến nói chuyện với bạn vào lúc đó. Đó có thể là 1 bệnh nhân nếu bạn là bác sĩ, hoặc 1 thân chủ nếu bạn là nhà tham vấn tâm lý, hoặc chỉ là 1 người bạn cần sự chú ý của bạn.

Bạn muốn lắng nghe, nhưng bạn không thể. Cơn đau đã lấy đi tất cả năng lượng ý thức của bạn.

Như thể toàn bộ thế giới này chỉ xoay quanh ngón chân đang đau nhói của bạn.

Bạn có thể không phải là 1 người mắc chứng tự yêu bản thân (narcissist), nhưng vào lúc đó, tất cả mọi thứ đều xoay quanh bạn.

Những mối quan hệ tốt

Hầu hết chúng ta được sinh ra như những sinh vật xã hội. Những mối quan hệ tốt bao gồm sự có qua có lại. Tôi lắng nghe bạn và bạn lắng nghe tôi. Tôi giúp bạn và bạn giúp tôi.

Đây là nơi mà nỗi đau có thể hủy hoại mọi thứ.

Có nhiều kiểu đau. Tôi nhớ về ngón chân bị vấp của tôi trước khi 1 thân chủ bước vào phòng tôi. Và tôi nhớ lại nó thật khó khăn như thế nào để tập trung vào việc điều trị cho cô ấy. Nhưng ơn Chúa, ngón chân đau chỉ tạm thời. Tôi có thể trở lại bình thường trong vài phút.
Nhưng điều gì xảy ra với những cơn đau trầm trọng hoặc mãn tính? Ví dụ, chứng đau nửa đầu mãn tính hoặc nỗi đau tâm lý như nỗi sợ bị tấn công.

Hãy nghĩ về nỗi khổ của 1 người mắc chứng rối loạn lưỡng cực hoặc sự trống rỗng của 1 người có tính tự yêu bản thân. Mỗi kiểu bệnh đem theo những nỗi đau.

Những kiểu đau khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ?

Nỗi đau y học và những mối quan hệ

Cho dù nó là chứng đau ruột mãn tính hoặc đau lưng, đau khớp, tất cả đều rút lại thành vấn đề giống nhau. Nếu bạn bị ám ảnh đủ bởi sự đau đớn trong 1 khoảng thời gian đủ dài thì bạn sẽ dành hết tâm trí vào bản thân bạn.

Làm thế nào bạn có thể chú ý đến trạng thái của những người bạn hoặc bạn đời hoặc con của bạn, nếu từng giây từng phút cơ thể bạn đang ĐÒI HỎI sự chú ý của bạn? Bạn cố gắng hết sức của bạn, nhưng tâm trí bạn nhanh chóng quay lại vấn đề làm thế nào để xoa dịu cơn đau, dù chỉ trong 1 lúc.

Nỗi đau tâm lý và những mối quan hệ

Nếu bạn đang có 1 vấn đề tâm lý, thì bạn đang đau. Đó không phải là nỗi đau của 1 bệnh y học, nhưng nó vẫn là nỗi đau có thật. Trầm cảm là 1 nỗi đau kinh khủng. Bạn cảm thấy tuyệt vọng, bất lực và không tìm thấy niềm vui trong mọi việc.

Lo lắng cũng là 1 kiểu đau. Ví dụ, trong chứng rối loạn lo lắng chung (GAD), thì luôn luôn có 1 thứ gì đó khiến bạn lo lắng. GAD là 1 sự ám ảnh không bao giờ chấm dứt.

Trong khi GAD hoặc trầm cảm có thể gây ra 1 sự cho mình là trung tâm và điều đó có thể đẩy người khác ra xa bạn, thì hãy xem xét về thế giới của những người mắc những bệnh rối loạn nhân cách. Những người đó, theo định nghĩa, đang bận tâm về bản thân họ, thường theo những cách có tính tiêu cực. Họ cảm thấy bản thân đặc biệt 1 cách bệnh hoạn. Nỗi đau của họ thúc đẩy họ lợi dụng người khác hơn là quan tâm đến người khác. Nguồn gốc của nỗi đau đó thường là do sang chấn tâm lý, hoặc sự nhạy cảm trước sự từ chối hoặc tức giận, hoặc cả 2. Nhiều người mắc chứng rối loạn nhân cách dễ dàng bị kích thích, và họ đã phát triển 1 loạt sự phòng vệ để tránh cho bản thân không bị đau đớn. Điều đó thật mệt mỏi cho họ và những người gần họ.

Những bệnh rối loạn nhân cách và những mối quan hệ

Những bệnh rối loạn nhân cách thường bắt nguồn từ 1 nhu cầu muốn cảm thấy mình đặc biệt, nhưng theo 1 cách méo mó. Người tự yêu bản thân (narcissist) kiêu căng khẳng định sự đặc biệt của anh ta. Người có nhân cách bệnh lý (sociopath) sống với quan điểm rằng luật pháp không áp dụng với anh ta. Và người có chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng bức có 1 trách nhiệm đặc biệt trong việc giữ cho thế giới có trật tự bởi những sự cử động của anh ta.

Trong khi những bệnh rối loạn tâm thần có nguồn gốc di truyền và môi trường thì đừng bỏ qua khao khát muốn cảm thấy mình quan trọng của con người.

Lời khuyên

Tính tự yêu bản thân của người có nỗi đau y học: Nếu bạn có cơn đau mãn tính, thì bạn cần nhận ra nhu cầu xoa dịu bản thân, đôi khi nó làm ảnh hưởng đến việc quan tâm người khác. Đừng cảm thấy có lỗi. Thay vào đó, hãy xem có lúc nào khi bạn có thể bước ra ngoài bản thân bạn và quan tâm đến người khác.

Tính tự yêu bản thân của người có nỗi đau tâm lý: Nếu bạn đang trầm cảm hoặc chịu đựng chứng lo lắng mãn tính, hãy nhận ra là bạn có thể không nuôi dưỡng tốt các mối quan hệ. Giống như nỗi đau y học, hãy giảm bớt sự tội lỗi. Thay vào đó, xem thử liệu có thời điểm nào mà bạn có thể tống khứ nỗi đau của bạn trong một lúc và quan tâm đến những người quan trọng đối với bạn.

Tính tự yêu bản thân của người có bệnh rối loạn nhân cách: Dấu hiệu của 1 bệnh rối loạn nhân cách là cách thức mà họ xây dựng 1 vũ trụ loạn chức năng xoay quanh bản thân họ. Cho dù chẩn đoán là Người tự yêu mình, Người phụ thuộc, Ám ảnh cưỡng bức, Rối loạn lưỡng cực hoặc nhân cách bệnh lý, tất cả bọn họ đều có ý thức về tầm quan trọng của cái tôi rất mạnh mẽ. Trị liệu sẽ có kết quả tốt khi những bệnh nhân đó bắt đầu xem xét nghiêm túc về nhu cầu và hy vọng của người khác.

Tin tốt là nỗi đau y học và tâm lý thường suy giảm. Hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất đang đau khổ và nếu bạn trung thực, thấu cảm với những người xung quanh bạn. Thường thì bạn có thể trở nên rộng lượng và giúp đỡ người khác khi bạn không còn đau 1 cách tương đối.

Mọi mối quan hệ tốt đẹp đòi hỏi tính có qua có lại.

Nỗi đau là 1 phần của cuộc sống

Nỗi đau và tính tự cho bản thân là trung tâm đi cùng với nhau.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết bạn có thể làm cho 1 mối quan hệ tốt đẹp hơn mỗi ngày. Hãy nắm bắt những lúc đó, nó phụ thuộc vào bạn để tóm được chúng. Hãy gọi điện cho mẹ, hoặc 1 lời tử tế với vợ con. Hoặc nhắn tin cho 1 người bạn hỏi thăm cô ấy xử lý với vấn đề của cô ra sao. Những lúc đó đều được tính đến.
Tham khảo
Narcissism and Other Kinds of Hurt
Pain, illness and narcissism
Published on June 11, 2013 by Mark Banschick, M.D. in The Intelligent Divorce
Nguồn: Psychologytoday
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
H [Cuộc Sống] 5 lí do tại sao nỗi đau tâm lý tồi tệ hơn nỗi đau thể lý Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Tại sao chúng ta che giấu nỗi đau cảm xúc Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Nỗi buồn ngày Valentine Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Kỹ thuật 2 phút để vượt qua nỗi sợ hãi của nhạc sỹ được đề cử Grammy Peter Himmelman Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Nỗi hối tiếc lớn nhất cuộc đời bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Quá phấn khích đến nỗi mất ngủ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Một cái ôm giúp chống lại sự ốm đau, stress và trầm cảm nhiều như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Một thứ cảm xúc thật sự gây "đau não" Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bạn có nghiện sự đau khổ? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao 1 số người thích đau khổ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Tình đơn phương: trải nghiệm tình yêu đau đớn nhất. Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Những điều người bị đau mãn tính không muốn nghe bạn nói. Quà Tặng Cuộc Sống 0
ducanhdhcs_t48 [Gia Đình] Con làm đau bố mẹ bởi những non dại đầu đời Quà Tặng Cuộc Sống 0
nhok 2J [Tình Bạn] Xin lỗi vì tôi đã làm bạn đau Quà Tặng Cuộc Sống 3
H [Cuộc Sống] 4 thuận lợi bất ngờ của bệnh trầm cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 5 dấu hiệu kinh điển của bệnh trầm cảm mà phần lớn mọi người không nhận ra Quà Tặng Cuộc Sống 0
benny [Gia Đình] Hai bệnh nhân Quà Tặng Cuộc Sống 1
benny [Cuộc Sống] Câu chuyện về hai bệnh nhân Quà Tặng Cuộc Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top