NTTU đào tạo ngành Vật lý Y khoa theo khung của IAEA

VnExpress

Thành viên mới
Chương trình tại NTTU nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia IAEA trong khuôn khổ Dự án hợp tác Kỹ thuật về Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục và đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam VIE 6030. Theo đó, chuyên ngành Vật lý Y khoa tại đây tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan tới bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đồng thời, chịu trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

image001-2008-1655174674.jpg


Sinh viên NTTU thực hành tại phòng thí nghiệm thực hành Vật lý Y khoa. Ảnh: NTTU


Đồng thời, sinh viên học ngành Vật lý Y khoa tại Đại học Nguyễn Tất Thành còn có cơ hội được thực tập tại các bệnh viện có hợp tác chiến lược với trường, trong đó có Bệnh viện Chợ Rẫy.

"Qua đó, sinh viên được 'thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệp', đúng theo tôn chỉ giáo dục và đào tạo của trường", đại diện đơn vị nói.

TS. Đặng Thanh Lương - Phó Trưởng Khoa Y, Trưởng Ngành Vật Lý Y Khoa cũng chia sẻ, nhà Vật lý Y khoa có thể đảm nhiệm công việc ở các khoa xạ trị, chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, bộ phận đảm bảo an toàn bức xạ của cơ sở tại các bệnh viện hay làm việc tại các công ty chuyên về thiết bị y tế và các dịch vụ khác, viện nghiên cứu, Trung tâm kiểm định thiết bị y tế,...

Hiện, Đại học Nguyễn Tất Thành đang tuyển sinh ngành Vật lý Y khoa với mã ngành 7520403 thông qua 4 phương thức theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục.

Ngành Vật lý Y khoa là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng các kiến thức vật lý, bao gồm các quy luật và hiện tượng vật lý cũng như các nguyên lý kỹ thuật vào sinh học, y học để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. TS. Thanh Lương đánh giá Vật lý Y khoa như cầu nối giữa vật lý và y học, cầu nối giữa bác sĩ và công nghệ. Danh xưng "nhà vật lý y khoa" được dùng chung cho các chức danh kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, được đào tạo và có bằng cấp tương ứng.

"Nhà Vật lý Y khoa có vai trò đảm bảo an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và công chúng; đảm bảo chất lượng cho thiết bị chẩn đoán và điều trị sử dụng bức xạ; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh", ông nói thêm.

image003-2230-1655174674.png


Sinh viên thực hành đánh giá chất lượng cho các thiết bị chẩn đoán và điều trị sử dụng bức xạ. Ảnh: NTTU


Tại Việt Nam, danh mục nghề Việt Nam, nhà Vật lý Y khoa được xếp chung nhóm ngành Vật lý và Thiên văn học, bao gồm các nhà vật lý, vật lý y khoa, vật lý hạt nhân và nhà thiên văn học. Đồng thời, nguồn nhân lực ngành này là một trong những điều kiện tiên quyết để cấp phép cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ.

"Điều này khẳng định vai trò của nhà vật lý y khoa đã được pháp luật thừa nhận đối với việc nâng cao chất lượng điều trị và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong y học bức xạ", TS. Thanh Lương nhấn mạnh.

Thiên Minh
 

Bình luận bằng Facebook

Top