[Phong Tục] Người Việt và triết lý sống "Phúc đức tại Mẫu".

_ice_

Giải Nhất Lời Con Muốn Nói 20
Trong văn hóa Việt cổ, tục thờ Mẫu vốn mang gốc từ tín ngưỡng phồn thực, là sự cầu mong sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người. Hạt nhân thờ Mẫu là tục thờ đa thần, do lối sống của cư dân trồng lúa, phụ thuộc môi trường tự nhiên, dẫn đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, "thần hóa" các hiện tượng: đất, nước, lửa, cây, mây, mưa, sấm, chớp... thành những vị thần, mà nữ thần chiếm địa vị áp đảo (theo sách "Các nữ thần Việt Nam", có tới 75 nữ thần Việt). Và nữ thần phải là các bà mẹ, các mẫu, không phải gái đồng trinh. Sau đó, từ tên cổ: bà Trời, bà Đất, bà Lửa do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, mà có tên: bà Thiên, bàn Địa, bà Thủy, bà Hỏa. Bộ ba bà quản ba vùng Trời-Đất-Nước thành: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (đọc chệch từ chữ Thủy)...

Sống để lưu phúc cho con cháu

Tục thờ Mẫu mang căn cơ văn hóa thờ phụng Việt cổ và di truyền theo chiều ngang không gian, của nhà - làng - nước và theo chiều dọc huyết thống gia tộc, từ ngàn đời trong cấu trúc xã hội nông nghiệp Việt. Theo Đào Duy Anh, sách "Việt Nam văn hóa sử cương" xuất bản từ năm 1938, trong thiên Tổng luận, khi truy tìm được 5 đặc tính hay là đặc sắc của văn hóa Việt, ông phân tích rõ: một trong đó là quan niệm sống của người Việt, "chỉ trông cậy vào con cháu để lưu truyền nòi giống và tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên", nên đã cho cái sống là "chỉ cốt lưu chút phúc ấm cho con cháu về sau".

Điển hình là người mẹ Việt, người đã làm "phổ thông" quan niệm ấy trong lối sống của xã hội nông nghiệp. Và đó cũng là kết quả làm nên đặc tính thứ nhất của văn hóa nông nghiệp Việt, ấy là xã hội đã lấy "gia tộc làm cơ sở", cho nên "gia tộc chủ nghĩa vẫn là nguyên tố trọng yếu của xã hội". Đây cũng là đặc tính khởi nguyên của văn hóa Việt, theo Đào Duy Anh.
Sự liên quan hữu lý này khiến ông Đào Duy Anh nêu ví dụ: "ở trong lịch sử, cũng như trong truyện ký, tiểu thuyết hoặc hí khúc, thường thấy trong một gia đình, người gia trưởng hoặc cả nhà bị hại chỉ còn sót lại được một chú con trai duy phúc là cục máu sót của gia tộc, người mẹ hoặc bạn hữu phải nương náu ở tha phương mà chịu trăm cay ngàn đắng, nuôi nấng cho thành người để mong vãn hồi gia tộc.

Ở những cảnh huống nước mất nhà tan, chính nhờ những quan niệm ấy mà hy vọng của người ta còn hăng hái mà khôi phục được cơ nghiệp. Ta có thể nói rằng trải qua những bước gian truân thảm họa, mà chủng tộc vẫn sống còn là nhờ cái nhân sinh quân ấy một phần lớn vậy". Vậy người mẹ Việt để phúc đức lại cho con bằng cách nào?


Bằng cách trong đời làm chi chít việc thiện cứu người, không tính toán vụ lợi, thương người như thể thương thân. Như cách xử thế của nhân vật mẹ Tứ trong "Vợ nhặt" - truyện ngắn kinh điển của nhà văn Kim Lân. Nhân vật con trai bà trong nạn đói năm 1945, đã chỉ mới vài tấm bánh đúc cứu đói mà được một cô vợ theo không về nhà. Ấy vậy mà mẹ anh chỉ có một bề thương cảm, cùng con trai lo cuộc mừng con dâu món chè cám, hiu hắt nghèo đói, và "cấy trồng" được giấc mơ phá kho thóc Nhật vào cuối truyện.

Mẹ Việt không chỉ thương con, mà thương cả dâu. Chẳng thế mà nữ sĩ Xuân Quỳnh viết bài thơ "Mẹ của anh" hàm ơn mẹ chồng đã có công "sinh anh để bây giờ cho em". "Mẹ tuy không đẻ không nuôi, mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong". Biết ơn mẹ chồng, không để đâu cho hết trong thơ của Xuân Quỳnh, về một phương diện, đó là việc con dâu trả chữ hiếu cho mẹ chồng đã cưu mang mình như mẹ ruột đẻ ra...

Bậc sinh thành nhận lại chữ hiếu?

Vẫn theo nghiên cứu của Đào Duy Anh, gia tộc Việt đã được khẳng định là "bản vị" của xã hội Việt truyền thống. Trong gia tộc gia trưởng đứng đầu, có vị thế như nóc ngôi nhà, nên dân gian cho cái việc "con không cha như nhà không nóc". Vì thế học giả họ Đào: "trong một nhà, con em phải phục tùng gia trưởng và trọng giai cấp trưởng ấu, đạo hiếu làm mối đầu đạo đức. Mỗi nước cũng có một gia tộc lớn, cho nên điển lễ giao miếu là đại kinh của quốc gia, mà nhân dân phải phục từng quân chủ và trọng gia cấp tôn ti. Đạo đức dạy người ta phải trọng trung hiếu". Có lẽ bằng vào nghiên cứu này, ta thấy chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.

Tuy nhiên, đặc tính thứ 5 theo Đào Duy Anh, là tính thương tồn (permanence), xét về phương diện văn hóa, lại là một thứ "tinh thần tồn cổ", coi "văn hóa đời xưa như thế nào thì đời này vẫn thế", đã "vốn làm cho xã hội ta không tiến bộ được mau chóng như xã hội phương Tây". Tiên liệu của Đào Duy Anh cách nay hơn nửa thế kỷ về lối sống đương đại Việt vẫn còn nguyên giá trị nhận thức: xã hội Việt đã, đang và sẽ khẳng định "khuynh hướng từ gia đình bản vị, bước dần sang cá nhân bản vị".

Chính điều này đã khiến "cái nhân sinh quan "lưu ấm" là một đặc tính rất cảm động của văn hóa ta, ngày nay đã suy theo gia tộc chủ nghĩa. Quan niệm của người đời nay thiết thực hơn, đối với con cái người ta (chỉ những phần tử giác ngộ) chăm lo nuôi nấng và dạy bảo để cho nó trở thành người chứ không tưởng gì đến điều "để phúc" cho con cháu". Ngày nay, sự mãn nguyện không nằm trong "lưu ấm", mà ở những cái "nhãn tiền" và "chỉ trông mong ở con cái bằng vào tư cách và tài năng của nó thôi". Và kéo theo là các cử chỉ bày tỏ chữ hiếu đối với bậc sinh thành cũng nhiều phần phai bạc trong ứng xử của thế hệ hậu sinh.

Chính những điều trông thấy ấy, khiến người Việt hôm nay, tìm về ứng xử truyền thống, với sự tri ân triết lý Việt "phúc đức tại Mẫu", khởi từ người mẹ Việt xa xưa đã mang một giá trị thật nhân văn, thuần hậu, thuần phát: sống cốt là để lưu phúc cho con cháu.

Từ tục thờ Mẫu, thờ Mẹ, và từ ứng xử văn hóa căn cơ này, mà sinh thời, GS Trần Quốc Vượng đã quy chiếu thành "nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam". Và trêm đường về ấy, nhất định cả hai thế hệ cha mẹ - con cái của xã hội Việt đương đại sẽ tìm thấy lại một phép ứng xử văn hóa thích hợp với sự phát triển của thế kỷ mới và phú cho nội dung của chữ Phúc, chữ Đức, chữ Hiếu những giá trị hiện đại, tân kỳ, đáng được đời này lưu giữ và phát huy...

Sưu Tầm
 

tienluat

Thành viên mới
Cảm ơn bạn về bài viết đầy triết lý giáo dục này. Xã hội này ngày càng nhiều những người con bất hiếu, sẳn sàng vì tiền, danh lợi, dục vọng mà quên đi công lao to lớn của cha mẹ mình, hy vọng những tấm gương về lòng trung hiếu được lưu truyền mãi mãi để lớp trẻ ngày nay đỡ gieo nghiệt nữa! :(

--------------------------------------------------​

Giá dich vu ke toan trọn gói
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
N [Phong Tục]Tết âm lịch của người Hàn Quốc Phong Tục - Tập Quán 1
Tom [Phong Tục]Chuyện Ngưu Lang Chức Nữ Phong Tục - Tập Quán 0
N [Phong Tục]Bạn biết gì về ngày Lễ Tạ Ơn? Phong Tục - Tập Quán 0
tiktik [Phong Tục]Chiếc bánh tình yêu Tiramisu...mum mum... Phong Tục - Tập Quán 0
benny [Phong Tục]tangnam2 làm gì trong ngày giỗ Tổ? Phong Tục - Tập Quán 3
benny [Phong Tục]Những lời chúc Tết độc đáo Phong Tục - Tập Quán 1
M [Phong Tục]Nguồn gốc Tết trung thu! Phong Tục - Tập Quán 0
Tom [Phong Tục]Tiếng Việt Dễ Thương Qua 2 Miền Nam, Bắc Phong Tục - Tập Quán 0
KendyDat [Phong Tục]Sự khác biệt giữa Sài Gòn & Hà Nội Phong Tục - Tập Quán 7
Sóng [Phong Tục]Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản Phong Tục - Tập Quán 2
tranjahi [Phong Tục]Tip me or die of thrist Phong Tục - Tập Quán 2
M [Phong Tục]01/04/2010 Bò hay Lừa??? Phong Tục - Tập Quán 8
M [Phong Tục]Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 Phong Tục - Tập Quán 1
KendyDat [Phong Tục]Ý nghĩa Hoa sen trong Phật giáo Phong Tục - Tập Quán 1
vermouth [Phong Tục]Những tập tục đón năm mới kỳ lạ Phong Tục - Tập Quán 1
nguyenson [Phong Tục]Ông Táo về trời Phong Tục - Tập Quán 4
K [Phong Tục]Mâm ngũ Quả ngày Tết. Phong Tục - Tập Quán 0
M [Phong Tục]Nguồn gốc lễ hội Halloween Phong Tục - Tập Quán 5
T [Cà phê triết đạo] Kỳ 5: Con người cà phê Phong Tục - Tập Quán 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top