Review Nope (Không) và giải thích những khái niệm, sự ẩn dụ của Jordan Peele

Thanh Đoan

Thành viên mới

Review Nope (Không): bộ phim thứ 3 của nhà làm phim kinh dị Jordan Peele, ban đầu có vẻ có chút khó nắm bắt hơn Get Out hay Us và đòi hỏi khán giả phản nỗ lực tìm hiểu nhiều hơn, nhưng khi nắm bắt được những khái niệm và ẩn ý mà bộ phim muốn nói đến bạn sẽ cảm nhận được sự dẫn dắt khéo léo của Jordan Peele.


Nope (Không) cho thấy phong cách của Jordan Peele đó là tạo ra những bộ phim khơi dậy nỗi sợ hãi bắt nguồn từ các vấn đề xã hội thực tế (phim kinh dị xã hội), kết hợp với nguyên lý của Hitchcock về sự hồi hộp và bất ngờ: đó là chờ đợi một điều gì đó khủng khiếp xảy ra luôn tồi tệ hơn khi nó xảy ra.

Bộ phim bắt đầu với một phân cảnh khá kinh dị, khi mô tả lại một vụ tai nạn kinh hoàng trên một chương trình truyền hình có sử dụng động vật. Và hầu như xuyên suốt toàn bộ Nope (Không), mối quan hệ giữa người và động vật, ngành công nghiệp giải trí trở thành sợi dây vô hình kéo các câu chuyện rời rạc trở nên gắn kết với nhau theo một cách đầy ám ảnh.

Review Nope (Không) của Jordan Peele

Review Nope (Không) của Jordan Peele

Nội dung của Nope (Không)


Nope (Không) có hai đường dây câu chuyện chính xoay quanh hai nhân vật là Otis Jr. (Daniel Kaluuya) và Jupe (Steven Yeun). Mặc dù câu chuyện của cả hai không có nhiều liên kết trên bề mặt nhưng ẩn sau đó là cách thức mà cả hai đối xử với những động vật, nhất là những động vật trong ngành giải trí.

Trong khi Otis Jr Haywood hay gọi là OJ sống cùng cha mình là Otis Haywood tại trang trại Haywood Hollywood khá hẻo lánh và tách biệt. Trang trại này chuyên cung cấp những con ngựa đã qua huấn luyện cho ngành giải trí, khì có quá khứ là hậu duệ của người cưỡi ngựa cưỡi ngựa trong đoạn phim ngắn đầu tiên năm 1878, The Horse in Motion. Tuy nhiên cha của OJ bỗng nhiên chết trong một tai nạn kỳ lạ và cô em gái Emmy (Keke Palmer) quay trở lại để phụ giúp anh trai mình.

Công việc của trang trại trở nên khó khăn khi OJ và con ngựa của anh gây tai nạn trên phim trường, cộng với việc sử dụng CGI gần đây nên anh buộc phải bán ngựa cho một công viên giải trí do cựu ngôi sao nhí Jupe quản lý, người đã sống sót thần kỳ khi chứng kiến con tinh tinh có tên là Gordy, nổi điên và tàn sát toàn bộ đoàn phim.

Cuộc sống hằng ngày của họ đột nhiên bị gián đoạn khi mọi người nhận ra có một UFO đang bay lượn trên trang trại. Mỗi người đều có kế hoạch riêng của mình khi cố gắng khai thác hiện tượng này, trước khi nhận ra đó là một sinh vật ngoài hành tinh chuyên săn mồi.

Phần review và giải thích bên dưới có spoil nên bạn cân nhắc khi tiếp tục đọc!

Review-phim-Khong-1024x435.jpeg

Các nhân vật trong Nope (Không)

Nope (Không) đề cập đến việc con người thuần hóa và sử dụng động vật nhất là trong khía cạnh giải trí


Phân cảnh mở đầu của Nope (Không) khá ám ảnh, khi chú tinh tinh Gordy gây ra vụ thảm sát kinh hoàng trên phim trường. Cách mà trước đó mọi người cho rằng thật hài hước khi một con tinh tinh giúp mua vui và hành xử như con người. Máy quay, nhứng ánh nhìn và tiếng nhạc, tiếng vỗ tay khiến nó phát điên. Câu chuyện nhỏ này được gợi nhớ lại chi tiết hơn trong cuộc gặp gỡ giữa anh em nhà Haywood và Jupe, thậm chí bao gồm cả các khía cảnh giải trí ăn theo từ sự kiện kinh dị kia.

Khái niệm này tiếp tục được dẫn dắt qua buổi quay phim, nơi mà OJ và chú ngựa Lucky của mình cùng tham gia. Hầu như tất cả đều không bận tâm hay tỏ ra tôn trọng với cả OJ và chú ngựa, đơn giản xem họ là đạo cụ cần thiết. Một tai nạn đáng tiếc diễn ra khi một trong số họ bỏ qua lời khuyên của OJ và chiếu quả cầu sáng vào thẳng mắt của Lucky, khiến nó nổi điên.

Cả hai câu chuyện nhỏ ở trên mở đầu làm nền tảng cho câu chuyện chính trong Nope (Không) khi sinh vật ngoài hành tinh bắt đầu săn mồi quanh khu vực họ sống. Tất nhiên nếu điều này là thật, nó sẽ là một tin tức, sự kiện chấn động thu hút tất cả mọi người. Cả hai anh em nhà Haywood và Jupe đều có những kế hoạch riêng của họ trong việc tận dụng sinh vật trên bầu trời này. Và tất nhiên họ không lường được hết những hậu quả từ nó.

Hình ảnh nhìn vào mắt nhau trở thành một biểu tượng xuyên suốt trong Nope (Không), đó được xem như là một cách giao tiếp hiệu quả nhất khi không dùng lời nói, nhất là giữa người và động vật, đó cũng là cách mà khi con người dùng để thuần hóa chúng. Tuy nhiên mọi người khá lầm tưởng về chuyện này theo hướng tích cực, trong khía cạnh liên quan đến lĩnh vực giải trí, đôi khi ánh nhìn từ người khác lại có thể được hiểu theo cách ngược lại và ở khía cạnh một động vật đôi khi nó khiến chúng bị ám ảnh và tức giận.

Jupe-Steven-Yeun-1024x531.png

Steven Yeun trong Nope (Không)

Mối quan hệ giữa người và động vật trong Nope (Không)


Thông qua hai nhân vật chính, những người mà tiếp xúc với động vật qua những hoàn cảnh khác nhau, đã tạo cho họ cách tiếp cận và khuật phục khác nhau khi đối mặt với sinh vật ngoài hành tinh.

Nếu như OJ hiểu rằng anh ta không thể kiểm soát được sinh vật đáng sợ kia, anh ta cần phải tôn trọng các quy tắc của nó. Nó giống như việc đoàn làm phim không tôn trọng những quy tắc khi làm việc cùng con ngựa của anh và chỉ nhìn nhận nó như một công cụ biểu diễn. Mỗi sinh vật có những quy tắc riêng và nếu con người muốn tiếp cận chúng, họ cần hiểu và điều chỉnh theo các quy tắc đó hơn là bắt ép chúng.

Khi biết được mối nguy hiểm ngoài kia là một sinh vật sống, OJ hiểu rằng anh cần nhanh chóng học được các quy tắc của nó để có thể sống chung trong cùng môi trường. Và sau hàng loạt các sự kiện mà anh quan sát được, OJ đã nhận ra rằng sinh vật này không thích bị quan sát hay nhìn thấy, nhờ đó anh có thể đưa ra các kế hoạch sinh tồn hiệu quả.

Trong khi đó Jupe từng thoát chết khi đối mặt với con tinh tinh Gordy phát điên và nhầm lẫn rằng nó có cảm tình với mình, rằng mình là người đặt biệt, là kẻ được chọn. Bối cảnh lúc đó khiến anh ta không nhận ra rằng con tinh tinh trở nên bình tĩnh và không xem anh là mối đe dọa khi chiếc khăn trải bàn đang che mắt của anh, nhờ đó anh vô tình không nằm trong những việc khiến nó phát điên.

Anh-chup-Man-hinh-2022-08-26-luc-19.44.00.png

Nope (Không) có nhiều phân cảnh kinh dị ấn tượng

Sau sự kiện năm đó, Jupe trở thành quản lý một công viên giải trí, nơi anh sử dụng động vật trong các trò biểu diễn. Khi vô tình phát hiện ra sinh vật ngoài hành tinh, có vẻ như chính Jupe là người đã sử dụng những chú ngựa như một phần thức ăn nhằm xây dựng mối quan hệ tình cảm với sinh vật kia. Một lần nữa anh ta muốn trở thành “người đặc biệt” có thể thuần hóa nó nhằm phục vụ cho những buổi biểu diễn hoặc những kế hoạch điên rồ khác.

Tuy nhiên không có phép màu nào giống như “chiếc giày hướng lên trên”, lần này không chỉ Jupe mà cả những khán giả tò mò hướng ánh nhìn về phía sinh vật ngoài hành tinh này đều bị nuốt chửng. Jupe không quan tâm đến việc tìm hiểu các quy tắc của sinh vật này, mà chỉ muốn nó làm theo một kịch bản mà nó thậm chí không hiểu và cuối cùng nhận lấy hậu quả cho sự ảo tưởng của mình.

Nope (Không) có khá nhiều khái niệm nhỏ được lồng ghép trong phim, nhất là những khía cạnh trong ngành giải trí khi đạo diễn Jordan Peele là người có nhiều trải nghiệm ở đó. Hình ảnh sinh vật ngoài hành tinh thậm chí còn tượng trưng cho một sự kiện mang tính giải trí cao mà hầu như tất cả mọi người đều lao vào đó với những mục đích khác nhau. Một số nhân vật phụ khác xuất hiện trong Nope (Không) cũng đại diện cho những kiểu người trong lĩnh vực này.

Mặc dù Nope (Không) có vẻ rời rạc hơn so với Get Out hay Us nhưng yếu tố kinh dị xã hội của nó mới mẻ hơn rất nhiều, hơn nữa phim cũng có nhiều những hình ảnh và những cảnh tượng vừa ám ảnh vừa đẹp mắt: phân cảnh của chú tinh tinh Gordy, cảnh sinh vật thả những thứ nó tiêu hóa trên căn nhà, ngôi nhà của anh em Haywood sau đó, hay cái nhìn trầm ngâm của Jupe do Steven Yeun thể hiện khi anh ta chìm vào khoái cảm khi trở nên đặc biệt trong mắt chú tinh tinh Gordy ngày nhỏ.

Một số giả thuyết trong Nope (Không) theo Most Randomish

Nope-theory-1024x1024.jpg

Một số giả thuyết trong Nope (Không)

1. Con quái vật trong Nope đại diện cho các hãng phim. Họ được nuôi dưỡng bởi những người ham muốn danh vọng, nhưng họ nhai chúng và nhổ chúng ra. Đổi lại, họ tạo ra tiền (xu) và chìa khóa (nghĩa đen và nghĩa bóng) để “thành công”. Hầu hết logo các hãng phim đều xuyên qua những đám mây.

2. Jupe (Steven Yeun) đại diện cho những diễn viên nhí, những diễn viên châu Á muốn có lại danh tiếng. Anh gần như sống trong hào quang quá khứ, khao khát sự trở lại và tìm mọi cách quay lại đó lần nữa bất chấp việc đánh đổi tất cả mọi thứ.

3. Nhà quay phim nổi tiếng Antlers Holst (Michael Wincott) đại diện cho những đạo diễn, nhà làm phim nhiệt tình, những người trở nên tàn nhẫn trong việc theo đuổi “cảnh quay hoàn hảo” của họ. Họ hy sinh sự tỉnh táo và tính mạng của mình cho các công ty sản xuất vì nghệ thuật.

4. Người đi mô tô đại diện cho một người bình thường với điện thoại di động và các kênh truyền thông xã hội của họ. “Người có ảnh hưởng” vội vàng, ngu ngốc, hy sinh mọi thứ để theo đuổi sự nổi tiếng nhanh chóng. Người đội mũ bảo hiểm không gương mặt, được tráng gương phản chiếu gương mặt của bất cứ ai xem hay nhìn vào đó đều có thể trở thành một phần giống họ.

5. OJ (Daniel Kaluuya) đại diện cho những người không muốn dính dáng gì đến danh vọng. Anh ấy hạnh phúc hơn khi không có nó, nhưng không may là phải đối mặt với nó vì hoàn cảnh. Anh ấy tượng trưng cho tất cả những người đã trở nên nổi tiếng mà không muốn nó.

6. Emmy (Keke Palmer) đại diện cho những người đa tài – chăm chỉ – những người nghĩ muốn nổi tiếng bằng cách nỗ lực, nhưng khó vượt qua và không được đối xử công bằng. Họ bị xem nhẹ, bị lạm dụng, không được đánh giá cao.

Nope (Không) hiện đang công chiếu tại các rạp và là phim thứ 3 của Jordan Peele đạt doanh thu 100 tỷ riêng ở thị trường nội địa.

Trailer Nope (Không)
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Thanh Đoan Review Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) bản chất thật sự của truyền thông Giải Trí 0
Thanh Đoan Review B4S Trước Giờ Yêu tuyển tập những câu chuyện dễ thương về tình yêu – tình dục Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Monkey Man Báo Thù câu chuyện về một “John Wick ở Mumbai” đi tìm công lý cho bản thân Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Godzilla x Kong The New Empire Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Trừ Tam Hại (The Pig, The Snake and The Pigeon) Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Dune Part 2: tác phẩm khoa học viễn tưởng kinh điển của Denis Villeneuve Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Thanh Gươm Diệt Quỷ: Chuyến Đặc Huấn Của Đại Trụ Movie Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Đào Phở Và Piano: câu chuyện về những cá nhân nán lại vì những điều rất Hà Nội Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Madame Web: bộ phim như một phân cảnh post-credits dài 2 giờ Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Gặp Lại Chị Bầu: những bất ngờ ban đầu thú vị Giải Trí 0
Thanh Đoan Review phim Mai của Trấn Thành: cuộc đời thì ngắn nên hãy yêu nhau đi Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Trên Bàn Nhậu Dưới Bàn Mưu bộ phim Việt Nam mang phong cách hài hước đậm chất Hàn Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Aquaman and the Lost Kingdom (Aquaman và Vương Quốc Thất Lạc) Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Yu Yu Hakusho (Hành Trình U Linh Giới) những trận chiến đẹp mắt nhưng không hài hước và thiếu cảm xúc Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Kẻ Ăn Hồn phần tiền truyện hấp dẫn, giải thích những tình tiết bí ẩn trong Tết Ở Làng Địa Ngục Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Bên Trong Vỏ Kén Vàng (Inside The Yellow Cocoon) bộ phim Việt Nam gây ấn tượng tại Liên hoan phim Cannes Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) một bộ phim mang tính chiêm nghiệm hơn là giải trí Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Leave the World Behind nỗi lo sợ về một thế giới mà ta không còn biết rõ Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Người Mặt Trời cốt truyện đủ giải trí nhờ các cảnh hành động hấp dẫn và kỹ xảo tương đối tốt Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Wonka của Timothee Chalamet trải nghiệm của một đứa trẻ lần đầu nếm viên sôcôla vừa ngọt vừa đắng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Chiếm Đoạt chuỗi “drama” không hồi kết được tạo ra bởi sự hoang tưởng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Đấu Trường Sinh Tử: Khúc Hát Của Chim Ca Và Rắn Độc hành trình “hắc hóa” của Coriolanus Snow Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The Marvels: tập phim mở rộng của nhân vật Ms. Marvel Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Người Vợ Cuối Cùng của Victor Vũ Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Tết Ở Làng Địa Ngục: series kinh dị cổ trang đầu tiên của Việt Nam Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Lật Mặt 6: Tấm Vé Định Mệnh Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Chuyện Xóm Tui: Con Nhót Mót Chồng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Dungeons & Dragons: Honor Among Thieves: theo chân những tên trộm đến một thế giới giả tưởng hấp dẫn, hài hước Giải Trí 0
Thanh Đoan Review A Tourist’s Guide to Love – Hành Trình Tình Yêu Của Một Du Khách Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The First Slam Dunk: câu chuyện về anh chàng hậu vệ Ryota Miyagi Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The Night Agent (Đặc Vụ Đêm) nhiệm vụ phản gián đầu tiên Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Shazam! Cơn Thịnh Nộ Của Các Vị Thần: câu chuyện về những siêu anh hùng tuổi teen Giải Trí 0
Thanh Đoan The Glory: review và giải thích cuộc trả thù của Dong Eun và nghiệp báo của kẻ xấu Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Khóa Chặt Cửa Nào Suzume nỗ lực vì những niềm hạnh phúc đời thường Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Unlocked – Mở Khóa khi toàn bộ thông tin rơi vào tay một kẻ sát nhân không danh tính Giải Trí 0
Thanh Đoan Re/Member: review, giải thích trò chơi vòng lặp học đường đi tìm xác chết bí ẩn Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Ant-Man and the Wasp: Quantumania cuộc phiêu lưu của gia đình Người Kiến ở Thế Giới Lượng Tử Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Tình Ta Đẹp Tựa Đóa Hoa (We Made a Beautiful Bouquet) Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Trò Chơi Cơ Thể (Bodies Bodies Bodies) ám ảnh trò chơi kinh dị Gen Z Giải Trí 0
Thanh Đoan The Last Of Us: review và giải thích các chi tiết Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Tiếng Gõ Ở Căn Nhà Gỗ ý tưởng độc đáo nhưng không phải là câu chuyện giải trí hấp dẫn Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Babylon: câu chuyện về những con thiêu thân say mê ánh sáng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Vong Nhi: một bộ phim kinh dị, tuyên truyền về nạn nạo phá thai Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Chị Chị Em Em 2 của Vũ Ngọc Đãng: cuộc cạnh tranh đầy tham vọng giữa hai mỹ nhân Sài Thành Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Nhà Bà Nữ của Trấn Thành mọi thứ không thể lúc nào cũng tuyệt đối mà đôi khi chỉ tương đối thôi Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Junji Ito Maniac: Japanese Tales of the Macabre với 20 câu chuyện của ông hoàng truyện tranh kinh dị Nhật Bản Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Puss in Boots: The Last Wish điều ước thật sự của mỗi người Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Thế Giới Không Lỗi Thoát season 2: trò chơi của những lá bài hình Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Thanh Sói: bí mật đằng sau cái tên của nhân vật phản diện trong Hai Phượng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Đảo Độc Đắc – Tử Mẫu Thiên Linh Cái: phô trương những phân cảnh đẫm máu rời rạc Giải Trí 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top