[Sinh Viên] Khi khối C 'trượt giá'

huxu456

[♣]Thành Viên CLB
Trước việc hồ sơ đăng ký thi khối C mỗi ngày một hẻo, nhiều người lo sợ rằng xã hội hình như đang "quay lưng" với các ngành khoa học xã hội (KHXH). Câu hỏi đặt ra là bản thân nhóm ngành có còn hấp dẫn học sinh cũng như phụ huynh, nhà tuyển dụng? Đây là một câu hỏi lớn, nhưng khi nhìn vào thực tế, thì lại không khó để trả lời.

Học để "ra tiền"

Chị Thu là một phụ huynh làm nghề buôn bán nhỏ, có con gái năm nay đang học lớp 3, Trường Tiểu học Tân Mai. Một tuần, ngoại trừ học bán trú ở trường, buổi tối về, bé Thanh Mai, con chị còn học thêm Toán và tiếng Anh với hai cô giáo trong khu phố.

Bé Mai học rất tốt cả hai môn Văn, Toán. Tuy thế, chị chưa hề có ý định cho con học bồi dưỡng năng khiếu môn văn. Thậm chí, chị luôn khuyến khích con học Toán nhiều hơn. Chị nói: “Môn Văn như thế là được rồi, chỉ cần lấy 5 - 6 điểm. Còn môn Toán phải đầu tư cho nó học, để sau này còn theo khối A.”

Hỏi về các môn xã hội, chị đáp lời: “Thời buổi bây giờ phải học Toán, thi vào mấy trường kinh tế, ngân hàng thì mới làm giàu được chứ. Học khối C thì sau này nhà không có \'cơ\' bên mấy ngành đó, lấy tiền đâu mà xin việc cho nó.”

Chị Thu dẫn chứng: Cô của bé Mai, tốt nghiệp Ngoại thương, đi làm cho Ngân hàng, tiền nong lúc nào cũng rủng rỉnh, mới mấy năm đã có nhà cửa \'rung rinh\' ở Hà Nội. Chị họ của bé tốt nghiệp kinh tế, cũng làm trong Ngân hàng, và giàu không kém.

Chị bổ sung thêm: Còn mấy anh em nữa trong nhà theo học khối C, người nào cũng tốt nghiệp bằng giỏi, đi dạy là giáo viên giỏi, rồi làm báo chí, công an nhưng ai cũng chỉ đủ ăn thôi, có giàu được đâu, thậm chí còn chật vật. Nhiều con cái của bạn bè chị học nhóm ngành này ra, tốn bao nhiêu tiền xin việc mà còn chưa có chỗ “nhét”.

Trên thực tế, ngay từ khi con mới học lớp 3, lớp 4, nhiều phụ huynh đã định hướng cho con học các môn tự nhiên, còn các môn xã hội chỉ học cầm chừng. Trong đó, người có suy nghĩ như chị Thu khá phổ biến.

Chị Thanh Thảo, tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm I với tấm bằng khá vẫn đang trên đường tìm kiếm việc làm thì khẳng định: Sau này, nhất định sẽ không cho con học đại học ở các lĩnh vực này. Giỏi bên ngành đã khó, giàu càng khó hơn. Người kiếm được vài chục triệu/tháng từ công việc lại càng là con số ít.

Tuy nhiên, cũng có những phụ huynh nghĩ khác. Chị Hương, hiện làm trong một cơ quan báo chí thì cho biết: Bản thân chị không thấy khó xin việc. Nhiều người theo học nhóm ngành này vẫn xin được việc làm tốt. Vì thế, nếu con chị muốn học khối C, rồi sau này vào các ngành khoa học xã hội, chị cũng không ngăn cản, quan trọng là năng lực của con đến đâu.

Vừa thiếu thực hành lại không có yếu tố “ngoại”

Đạo diễn Đỗ Đức Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần sản xuất truyền thông Digisun cho biết, các ứng viên của công ty đến từ những ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không nhiều.

"Tôi không quan trọng họ tốt nghiệp trường nào, mà đánh giá cao khả năng tư duy thực hành và sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của ứng viên".

Anh Thành nhận xét: Riêng yếu tố “ngoại”, mà chủ yếu ở đây là ngoại ngữ, các bạn chỉ có vốn tàm tạm, chưa sử dụng được trong công việc. Đây thực sự là một hạn chế lớn khi cần mở rộng kiến thức và làm việc với đối tác trong ngành này.

"Kiến thức nền của ứng viên những ngành học này vừa thiếu lại vừa thừa. Đặc biệt, khả năng thích ứng với công việc, áp dụng kiến thức quá sơ sài" - anh Thành nói thêm.

Có nhiều ứng viên kiến thức nền rất tốt nhưng điều quan trọng là áp dụng kiến thức nào để giải quyết một việc cụ thể thì lại rất khó khăn.

Một cán bộ tuyển dụng ngành truyền hình cùng chung nhận xét: “Với phương pháp giáo dục hiện tại của ta,i 4 năm 2 kỳ thực tập chóng vánh quả là một \'đại họa\' cho các nhà tuyển dụng. Sinh viên ra trường tỏ rõ sự thiếu hụt trong kỹ năng, khả năng tư duy logic và tư duy tổng thể. Thực tế cho thấy, có khoảng cách qua xa giữa kiến thức trong nhà trường và những gì nhà tuyển dụng yêu cầu".

Nhà tuyển dụng này cho biết mong muốn những ứng viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội có kiến thức nền tốt, chứ chưa “dám” đòi hỏi về trình độ ngoại ngữ. Vậy nhưng ngay cả điều này cũng khó kỳ vọng, bởi sinh viên các ngành xã hội hiện đại có điều kiện tiếp xúc với Internet, nhanh nhẹn, nhưng không sâu sắc - đó là lý do kiến thức của nhiều người bị hổng.

Luật sư Phạm Thành Long, Giám đốc công ty Luật gia Phạm quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen.” Vì thế, với mỗi ứng viên ngành luật hay tốt nghiệp từ những ngành khoa học xã hội khác vào công ty, anh đều cố gắng đào tạo họ bước vào thực hành, gắn với thực tiễn chứ không “nằm chết” mãi trên những lý thuyết được học.

Luật sư Phạm Thành Long chia sẻ: Các nhà tuyển dụng kêu về chất lượng ứng viên các ngành khoa học xã hội à rất đúng. Vì thực tế cho thấy như vậy. Và lúc này, thực tế vẫn không thay đổi. Cho dù kêu thế nào đi nữa, họ là người nghe đầu tiên. Vì vậy, thay vì chấp nhận là "nạn nhân của việc đào tạo", anh ra sức đào tạo những ứng viên đã chọn, chỉ cần họ có đam mê, tầm nhìn.

Học Khoa học xã hội, phải ra nước ngoài

Chu Thị Thùy Dương là học sinh lớp 12 Anh Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam, học sinh vừa đạt giải nhất quốc gia môn tiếng Anh năm nay nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà Tâm lý học.

Nơi em chọn để thực hiện ước mơ là một trong những trường ĐH của Mỹ. Tương lai, Dương sẽ học cao học về ngành này và trở về Việt Nam làm việc. “Ở nước mình, dù ngành em theo đuổi chưa thực sự được coi trọng, nhưng em tin sớm muộn nó sẽ được trả về đúng vị trí của mình.”- Dương nói.

Đạo diễn Đỗ Đức Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Digisun cho biết, nếu mai sau các con chọn khối C hay các ngành khoa học xã hội, anh sẽ tôn trọng ý muốn đó. Tuy nhiên, anh sẽ cho con ra nước ngoài để hưởng một nền giáo dục tốt hơn.

Luật sư Phạm Thành Long, Giám đốc công ty Luật gia Phạm cũng chung quan điểm. Anh không quan trọng việc con chọn lĩnh vực nào để học, mà quan trọng con sẽ làm được gì. Vì thế, tất cả các con sẽ được anh cho học ở nước ngoài.

Điều cuối cung mình muốn lắng nghe suy nghĩ của các bạn về vấn đề này
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
K [Sinh Viên] 7 sai lầm khi học anh văn của người việt và pp học anh văn hiệu quả (p.1) Học Tập - Thi Cử 7
lecaoson9192 [Sinh Viên] Chữa bệnh mất lửa trong khi học Học Tập - Thi Cử 2
trantuya6 [Sinh Viên] Nghe nhạc Baroque trong khi học giúp nâng cao năng suất học tập. Học Tập - Thi Cử 6
_xU_kUt3_ [Sinh viên] Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1 Học Tập - Thi Cử 1
T [Sinh Viên] Lịch Khai Giảng Tháng 08/2011 - CISNET (Ưu đãi đặc biệt giảm 20-30% HP) Học Tập - Thi Cử 1
lady [Sinh Viên] Sự thật về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Học Tập - Thi Cử 5
tangnam2 [Sinh Viên][you] sẽ nhắn gì với các sĩ tử của chúng ta? Học Tập - Thi Cử 38
_xU_kUt3_ [Sinh Viên] Làm thế nào học bài nhanh thuộc và nhớ lâu ? Học Tập - Thi Cử 3
cogaihoabachhop [Sinh Viên] Tương lai ơi...! Học Tập - Thi Cử 0
lecaoson9192 [Sinh Viên] Làm sao cho hết bệnh... lười? Học Tập - Thi Cử 2
txtzeus [Sinh Viên] Thi học kỳ, Ôi sao mà mệt. Học Tập - Thi Cử 0
KendyDat [Sinh Viên] Khảo sát giúp Ten Millions Team Học Tập - Thi Cử 7
benny [Sinh Viên] Bí quyết học thi Học Tập - Thi Cử 1
benny [Sinh Viên] Bản đồ tư duy Học Tập - Thi Cử 1
bachtuocdo [Sinh Viên] HỘI THẢO LỚN :ỨNG DỤNG TƯ DUY ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH 31/10/2010 Học Tập - Thi Cử 0
D [Sinh Viên] Tỷ lệ “chọi” vào các trường Học Tập - Thi Cử 0
tritai [Sinh Viên] Bác nào học luật kinh tế giúp em với Học Tập - Thi Cử 0
B [Sinh Viên] Khuân viên Trường Đại Học???? Học Tập - Thi Cử 7
KendyDat [Sinh Viên] Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ 2010 Học Tập - Thi Cử 0
tritai [Sinh Viên] Cần các bro giúp đây Học Tập - Thi Cử 6
H [Sinh Viên] Là sinh viên - bạn nghĩ gì về thực trạng này? Học Tập - Thi Cử 7
M [Sinh Viên] Cách học lạ mà hiệu quả Học Tập - Thi Cử 4
swynts [Sinh Viên] Học Tiếng Việt , Giáo Trình Học Tiếng Việt ? Học Tập - Thi Cử 1
ananchip [Sinh Viên] [you] có học TOEIC? Học Tập - Thi Cử 119
lapdong [Sinh Viên] Những điều cấn biết dành cho tân sinh viên Học Tập - Thi Cử 3
quaden [Sinh Viên] kinh nghiệm thi B là gì? Học Tập - Thi Cử 1
M [Sinh Viên] Địa điểm thi các trường ĐH năm 2009 Học Tập - Thi Cử 1
thanhdat1004 [Sinh Viên] Phương pháp nghiên cứu khoa học trong sinh viên Học Tập - Thi Cử 1
kieuphuong [Sinh Viên] Kinh nghiệm học tiếng anh hiệu quả Học Tập - Thi Cử 5
P [Sinh Viên] Học TOEF ITP Học Tập - Thi Cử 2
LuckyStar [Sinh Viên] Chương trình Khởi nghiệp cùng Prudential Học Tập - Thi Cử 2
Sóng [Sinh Viên] Trường Đại học hay Cao đẳng nào thú vị nhất? Học Tập - Thi Cử 27
kực_kì_lì Bạn có sai lầm khi học cải thiện? Học Tập - Thi Cử 2

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top