Sống với người đồng tính

Lương Thế Huy

Thành viên mới
Bài báo cũng nhắc tới một dự án phản hồi báo chí, nơi các nhà báo làm việc với nhóm bạn trẻ là người đồng tính để nâng cao chất lượng các bài viết liên quan đến chủ đề này.

Là một người đồng tính chưa công khai thời điểm đó, tôi luôn đau đáu với việc tại sao những gì mình đọc được về đồng tính đều không giống với trải nghiệm của bản thân: ví dụ đồng tính là bệnh bẩm sinh hoặc do đua đòi, đồng tính thì ẻo lả hoặc hay ghen tuông... Nói cách khác, tôi không thấy mình trong sách, không thấy mình trên báo, không thấy mình trên truyền hình, tôi không thấy mình trong pháp luật. Và vậy là tôi quyết định đi tìm mình.

Tôi âm thầm tìm hiểu tổ chức được đề cập đến trong bài báo, với mong muốn hiểu hơn về những người giống như mình. Đây là tổ chức đầu tiên của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam. Nhưng đó không phải là một câu lạc bộ. Đó là nơi người ta làm việc, có chiến lược và kế hoạch, có tầm nhìn và sứ mệnh.

Bài báo mà tôi đọc là kết quả của một trong những hoạt động tập huấn dành cho nhà báo để viết bài về LGBT. Các anh chị trong tổ chức kể lại với tôi, sau hai ngày tập huấn kiến thức cơ bản với các giảng viên, phần cuối của chương trình là giao lưu với người trong cộng đồng. Cả hai bên đều hồi hộp, các nhà báo tò mò vì lần đầu được gặp nhiều người đồng tính ngoài đời, còn các thành viên của tổ chức thì lo lắng vì rất sợ báo chí, không biết họ sẽ nghĩ gì về mình. Sau tập huấn, họ trở thành những người bạn và hiểu rằng hóa ra không phải nhà báo nào cũng kỳ thị, và người đồng tính vốn không khác gì "người bình thường".

Tốt nghiệp đại học, tôi ứng tuyển và trở thành nhân viên tổ chức này. Mười lăm năm dấn thân vào công việc hoạt động xã hội trong lĩnh vực rất mới và còn nhiều định kiến, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu câu chuyện vui, buồn, hạnh phúc, choáng ngợp. Càng lắng nghe những người trong cộng đồng, tôi càng hiểu hơn về bản thân mình. Tôi thấy tôi ở mọi nơi.

Một bạn trẻ 16-17 tuổi đi dự triển lãm về tình yêu cùng giới, bạn đứng loanh quanh cả buổi, rồi quay lại tiếp vào những ngày sau. Ngày cuối bạn viết vào sổ lưu bút của sự kiện, rằng từ nay khi bước ra đường bạn cảm thấy yên tâm hơn, vì biết có những tổ chức đang làm việc để bảo vệ quyền của mình. Trong một cuộc họp dành cho cha mẹ của người LGBT, một người mẹ có con đồng tính nói với các phụ huynh khác trong nước mắt: Tôi mất mười năm để chấp nhận con mình, gây bao tổn thương không thể chữa lành cho cả hai, các phụ huynh ở đây đừng để mất tới mười năm như tôi.

Mỗi người trong cộng đồng LGBT mà tôi gặp đều cho thấy họ chỉ là những người rất bình thường với ước mơ giản dị, mong muốn được sống là chính mình, không làm hại ai, được gia đình chấp nhận và là một phần của xã hội. Nhưng trong mắt nhiều người, họ là kẻ gây rắc rối, cố gắng thách thức số đông, đòi hỏi quyền lợi dành riêng cho mình, thậm chí đang làm xói mòn giá trị truyền thống Việt Nam.

Những vấn đề mà người LGBT đang mong muốn được thừa nhận trong pháp luật, thật ra nó không "ăn lẹm" một chút nào vào cái tự do mà những người còn lại đang có. Không ai mất gì hay phải làm thêm gì, nếu có chăng là những bất tiện nhỏ khi bạn định nói một điều gì đó định kiến, hay phải chậm lại một chút khi định có một hành động kỳ thị. Nó trao thêm tự do mà những người LGBT chưa có: được sống là chính mình, yêu người mình yêu, và vì vậy cái tổng tự do của toàn xã hội tăng lên. Thứ tự do duy nhất sẽ mất đi đó là tự do phân biệt đối xử, tự do thù ghét.

Để làm được điều đó sẽ rất đơn giản, nhưng đơn giản không có nghĩa là dễ. Nếu vẫn giữ quan điểm "số đông là bình thường" thì ta sẽ luôn coi số ít là bất thường và số ít cần ép mình cho hợp với số đông. Từ đó mà cũng dẫn tới hiểu lầm rằng chấp nhận số ít nghĩa là số đông phải ép mình theo số ít. Thật ra cái khiến chúng ta phải "ép mình" chính là những khuôn mẫu giới, và một cái khuôn đủ rộng sẽ giúp tất cả dễ dàng đi qua, hoặc giả không cần bất kỳ cái khuôn nào ở đây cả.

Chúng ta càng cố làm xã hội này ít sự khác biệt hơn, thì chính chúng ta lại đang tạo ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết hơn. Chỉ khi nào để cho sự đa dạng và khác biệt được tồn tại, cuộc sống này mới thực sự mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Cũng như cách tôi hay nói khi có ai đó nhắc về cách gọi "thế giới thứ ba": Không có thế giới thứ nhất, thứ hai hay thứ ba, bởi vì một thế giới là đủ cho tất cả mọi người cùng chung sống.

Lương Thế Huy
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
V Sống chung với AI Góc Nhìn 0
M Sống với khác biệt Góc Nhìn 0
N Sống trong thế giới camera Góc Nhìn 0
Đan Thảo 9 Bức Tranh Cho Thấy Cuộc Sống Hiện Đại Đã Làm Chúng Ta Thay Đổi Như Thế Nào Góc Nhìn 0
V Món nợ với miền Tây Góc Nhìn 0
V Làm gì với ChatGPT? Góc Nhìn 0
L Tử tế với bản thân Góc Nhìn 0
V Trở về với mẹ Góc Nhìn 0
T Món nợ với ngành y Góc Nhìn 0
V Sòng phẳng với thuế xăng dầu Góc Nhìn 0
M Chỉ người già mới khoe tài sản. Còn người trẻ, thứ họ muốn khoe với thế giới là "Tôi đã trải nghiệm điều gì trên thế giới này?" Góc Nhìn 0
V Xót chó, đánh người Góc Nhìn 0
Đ Alibaba và những người ham đất rẻ Góc Nhìn 0
V Hy vọng của người di cư Góc Nhìn 0
B Danh dự của người đói Góc Nhìn 0
N Tìm người chưa tiêm Góc Nhìn 0
V Người khuyết tật vùng vẫy Góc Nhìn 0
V Người Sài Gòn hào sảng Góc Nhìn 0
V Nhà bạc tỷ cho người nghèo Góc Nhìn 0
V Con nhà người ta Góc Nhìn 0
V Giữ chân người tài Góc Nhìn 0
M Thu hút người tài Góc Nhìn 0
G Học để làm người tự do Góc Nhìn 0
Tom Đừng bán rẻ tuổi trẻ – cái tuổi quý giá nhất đời người Góc Nhìn 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top