[Cuộc Sống] Sự quen thuộc đem lại niềm vui

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Tham khảo
Familiarity Breeds Enjoyment
Why forced familiarity with novel experiences enhances enjoyment in life.
Published on January 17, 2012 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go here.


Khi tôi lần đầu tiên từ Ấn Độ đến Mỹ năm 1994 để bắt đầu học PhD, tôi được chủ nhà chở từ sân bay đến nhà hàng Taco Bell dùng bữa tối. Là người ăn chay, tôi gọi món đậu burrito. Tôi đã nhớ là mình ghét bữa ăn đó, nhưng vì lịch sự nên tôi cố ăn hết với sự giúp đỡ của rất nhiều nước. Tôi tự hỏi làm thế nào chủ nhà của tôi có thể ăn món dở tệ đó. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi học được cách không chỉ chịu đựng món đậu mà còn thực sự thích chúng. Và có những lúc tôi thực sự thèm chúng!

Làm thế nào sự thay đổi này lại xảy ra? Làm thế nào mà tôi từ 1 người ghét đậu burrito trở thành người yêu đậu? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tiết lộ bí mật cho 1 trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm tăng niềm vui trong cuộc sống.

Hãy xem xét về hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần (the mere exposure effect). Những người tham gia trong 1 thực nghiệm được tiếp xúc với 1 loạt mẫu tự trong tiếng Nhật. Những mẫu tự tiếng Nhật trông giống như vẽ hoặc những bức tranh được gọi là chữ tượng hình. Trong thực nghiệm, khoảng thời gian tiếp xúc với mỗi chữ được cố ý làm cho rất ngắn – 30 phần nghìn giây, hoặc 1/30 giây- trong 1 số thực nghiệm. Với những khoảng thời gian tiếp xúc ngắn như vậy – được biết đến như là tiếp xúc dưới ngưỡng – con người không thể ghi nhớ kích thích và do đó, những người tham gia trong thực nghiệm không được mong đợi là nhớ lại được những chữ đã xem. Tuy nhiên, câu hỏi là: Liệu những người tham gia sẽ phát triển sự yêu thích nhiều hơn đối với những chữ tượng hình mà họ từng được tiếp xúc trước đây?

Hóa ra câu trả lời là có. Khi những người tham gia được cho xem 2 bộ mẫu tự, 1 bộ mà họ từng được tiếp xúc trước đây và bộ kia họ chưa từng xem, những người tham gia đã thông báo là thích bộ đầu tiên hơn – ngay cả khi họ không thể nhớ được đã xem chúng! Các kết quả đó từng được tái tạo lại nhiều lần và qua 1 loạt những kiểu kích thích, do đó chúng là thực. Các kết quả tiếp xúc đơn thuần cho thấy con người phát triển 1 sự yêu thích đối với kích thích quen thuộc. Dù sự quen thuộc có thể đôi lúc gây ra sự coi thường, nó có vẻ như thường đem lại sự yêu thích hơn.

Nhưng, tại sao những vật quen thuộc lại được thích nhiều hơn?

Vì những vật quen thuộc – thức ăn, âm nhạc, những hoạt động, ...- làm chúng ta cảm thấy thoải mái. Từ quan điểm tiến hóa, ta có thể hiểu được tại sao sự quen thuộc gây ra sự yêu thích. Nói chung, những thứ quen thuộc có nhiều khả năng là an toàn hơn những thứ không quen thuộc. Nếu 1 thứ gì đó là an toàn, chúng ta rõ ràng sống sót khi tiếp xúc với nó, và bộ não của chúng ta nhận ra điều này, hướng chúng ta về phía nó.

Các kết quả của tiếp xúc đơn thuần là thú vị, nhưng thậm chí thú vị hơn là hầu hết chúng ta ít hoặc không lợi dụng xu hướng này để làm tăng niềm vui của chúng ta trong cuộc sống.

Mỗi người chúng ta có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số niềm vui chúng ta có được từ cuộc sống bằng cách làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số kích thích mà chúng ta làm cho quen thuộc với bản thân chúng ta. Ví dụ, so với 1 người chỉ có thể thích món ăn Ấn Độ, 1 ai đó khác có thể thích cả món Ấn, Ý, Mexico sẽ đương nhiên tìm thấy nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống. Tương tự, so với 1 người chỉ thích nhạc rock, 1 người khác cũng thích nhạc rock, nhạc cổ điển, jazz và bluegrass sẽ có được nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống. Tóm lại, cánh cửa đi đến niềm vui lớn hơn là đơn giản chỉ cần tiếp xúc với những kích thích mới. Nhưng hầu hết chúng ta giới hạn bản thân chỉ trong những kiểu thức ăn, kiểu âm nhạc hoặc những kiểu thế giới quan nào đó.

Tại sao 1 ai đó trưởng thành trong 1 nền văn hóa nào đó không thể thích hoặc học cách thưởng thức những truyền thống hoặc nền văn hóa khác?

Có 2 lý do cho điều này.

chúng ta được lập trình để ban đầu không thích những kích thích không quen thuộc, chúng ta xem phản ứng tiêu cực ban đầu này đối với kích thích như là những phản ứng thực sự và ổn định của chúng ta đối với chúng. Nói cách khác, chúng ta xem sự không thích ban đầu của chúng ta đối với những thức ăn, âm nhạc hoặc những quan điểm không quen thuộc như thể chúng là những cảm xúc kéo dài mãi mãi của chúng ta đối với chúng. Điều này là vì chúng ta không có trực giác tốt về ảnh hưởng mà sự quen thuộc có đối với sự yêu thích của chúng ta với kích thích mới, và chúng ta dễ dàng quên chúng ta từng cảm nhận như thế nào trước đây với kích thích tương tự. Hầu hết chúng ta ghét nhất là ăn rau khi còn bé, nhưng chúng ta không thể nhớ được trong hiện tại. Phần lớn chúng ta ghét mùi vị của bia khi lần đầu tiên uống bia! Nhưng theo thời gian, sự tiếp xúc với chúng được lặp lại nhiều lần, chúng ta trở nên thích chúng. Ảnh hưởng của sự quen thuộc đối với sự yêu thích là chậm, nhưng đáng tin.

1 khi chúng ta nhận ra sự thật này về mối liên kết giữa sự quen thuộc và sự yêu thích (nó tốn nhiều lần tiếp xúc để phát triển 1 sự yêu thích đối với kích thích không quen thuộc), chúng ta có thể biến nó thành 1 chiến lược để xem xét phản ứng tiêu cực ban đầu đối với kích thích mới.

Lý do thứ 2 giải thích tại sao chúng ta không chủ động tìm kiếm sự tiếp xúc với những kích thích mới và không quen thuộc có liên quan đến cái tôi của chúng ta, và đây là chướng ngại khó khăn hơn nhiều để vượt qua. Đối với 1 người trưởng thành chỉ ăn thức ăn Ấn Độ, nó là vấn đề của niềm kiêu hãnh để dìm hàng những kiểu đồ ăn khác. Và khi nói đến những niềm tin tôn giáo, bao gồm cái tôi của bạn trong đó thì việc không thích xem xét những quan điểm xa lạ khác thậm chí còn lớn hơn. Do đó, chướng ngại chính để có được niềm vui lớn hơn từ cuộc sống là 1 chướng ngại bên trong. Chúng ta càng từ bỏ cái tôi ra khỏi con đường của chúng ta thì chúng ta sẽ càng thưởng thức được cuộc sống. Vượt qua cái tôi, đơn giản về lý thuyết nhưng khó thực hành. Tuy nhiên, bạn có thể làm được nếu có đủ động lực.


Đầu tiên, bắt đầu nói với bản thân và những người xung quanh bạn rằng bạn là người cởi mở. Chỉ cần hành động nói với bản thân bạn là người cởi mở sẽ buộc bạn hành động theo cách cởi mở. Hãy nhớ là phản ứng ban đầu của bạn trước những kinh nghiệm mới có nhiều khả năng là tiêu cực. Nhưng nói với bản thân rằng, dù bạn không ý thức nhận ra nó thì tiềm thức của bạn sẽ dần trở nên thích những kinh nghiệm không quen thuộc với mỗi lần tiếp xúc.

Thứ 2, để giúp bạn thích nhanh hơn đối với những kinh nghiệm không quen thuộc, hãy tiếp cận những kinh nghiệm mới với 1 ý thức tôn trọng và ngạc nhiên.

Thứ 3, nhận ra bạn đang làm tăng khả năng phát triển sự yêu thích trước 1 kinh nghiệm mới nếu kinh nghiệm đó có ít nhất 1 số yếu tố quen thuộc trong nó. Ví dụ, 1 người đã quen với đồ ăn Ấn Độ sẽ thấy dễ dàng hơn để thích đồ ăn Thái Lan hơn là đồ ăn Nhật. Do đó, đồ ăn Thái có thể được xem như 1 “cây cầu” giữa đồ ăn Ấn Độ và Nhật. Khi bạn đã yêu thích món Thái, bạn sẽ dễ dàng hơn để thích đồ ăn Nhật.

Cuối cùng, du lịch đến những vùng đất mới. Vì khi bạn du lịch, bạn buộc mình tiếp xúc với những kinh nghiệm mới. Dù bạn có thể không thích sự không thoải mái mà bạn cảm nhận lúc đó, thì sự tiếp xúc bắt buộc với kích thích và kinh nghiệm mới sẽ làm cuộc sống bạn phong phú


Nguồn: PsychologyToday

 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Bài viết rất thú vị. Mình cũng đồng ý với quan điểm nêu trong bài viết.
Trong một video clip mà mình xem được mới đây, có kể về một cậu bé 4 tuổi, khi mẹ bị ốm phải vào viện, em vẫn đến trường mẫu giáo để học. Tại trường, với phong cách giáo dục Montessori, người ta để trẻ được làm những việc trẻ thích. Và em ấy lựa chọn việc cắm hoa - một việc mà em đã quen thuộc. Người ta quay cái cảnh em lần lượt làm từng bước của việc cắm hoa, từ chuẩn bị bình hoa, miếng lót bình, đến việc cho hoa vào bình, lấy nước... Có đôi lúc em thẫn thờ một lúc, nhưng rồi vẫn tiếp tục. Có một điều rất giản dị: khi cắm hoa xong, em mang hoa ra các bàn cho các bạn khác.
Có lẽ, khi bất an, chúng ta cũng có xu hướng tự nhiên là chọn lựa làm những việc quen thuộc bởi đó là cách khiến ta không phải căng thẳng thêm, nhưng cũng đồng thời ta vẫn có thể có được một vài thành tựu nào đó để có thể tự tin vào năng lực của mình.
Giống như mình, lúc căng thẳng nhất, mình thường chọn đi nấu ăn hoặc viết lách cái gì đấy.

---------- Post added at 08:29 AM ---------- Previous post was at 08:27 AM ----------

Và còn một điều khác có thể rút ra từ những kết quả nghiên cứu trên:

"Những người hạnh phúc luôn nhìn cuộc đời bằng một tâm hồn rộng mở"

:mimcuoi:
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
M Thói quen đọc sách là khởi đầu thành công: Tri thức là gốc rễ tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và số đông còn lại Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự bừa bộn và thói quen tích trữ đồ đạc ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tom [Gia Đình] Tâm sự của bạn trẻ 23 tuổi lần đầu tiên đưa mẹ đi du lịch sau hơn nửa đời người vất vả Quà Tặng Cuộc Sống 0
Vrain [Cuộc Sống] Phía sau niềm Hạnh Phúc: Mặt tích cực của Sự Thất Vọng (II) Quà Tặng Cuộc Sống 0
T [Tình Yêu] Tình yêu, giàu sang và sự thành công Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Chữa lành tâm trí thông qua sự yên lặng và cô độc Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] 3 phương thức để đối phó với sự ghen tị Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Phía sau niềm Hạnh Phúc: Mặt tích cực của Sự Thất Vọng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 10 sự thật gây bất ngờ về nghiền ngẫm Quà Tặng Cuộc Sống 0
Twisted [Cuộc Sống] Bài học về sự ưu tiên trong cuộc sống Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Một cái ôm giúp chống lại sự ốm đau, stress và trầm cảm nhiều như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 8 thuận lợi bất ngờ nhất của sự lo lắng Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 10 sự thật gây bất ngờ về sự tội lỗi Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 10 sự thật bất ngờ về sự cô đơn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sức mạnh quyến rũ của sự tự tin quá mức Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Hẹn hò và tình yêu: Vấn đề với sự tử tế Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để nhận ra sự dối trá? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Cho bản thân bạn sự lựa chọn không làm gì cả Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Mối nguy hiểm của sự thờ ơ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Một thứ cảm xúc thật sự gây "đau não" Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 8 nghiên cứu chứng minh sức mạnh của sự đơn giản Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Tình bạn vs. Sự quyến rũ trong những mối quan hệ tình cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự tiến hóa không ban thưởng cho những người ích kỷ và xấu tính Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 9 dấu hiệu cho thấy bạn thực sự là một người hướng nội Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bạn có nghiện sự đau khổ? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 10 sự thật gây bất ngờ về sự từ chối Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 5 cách để vượt qua sự ganh tỵ của bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Lý do thực sự khiến các đôi yêu nhau cho rằng họ không hợp nhau Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Lợi ích của sự nhìn thấy rừng mà không thấy cây Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Tình Bạn] Tình bạn: Những quy luật của sự thu hút Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Ảnh hưởng của sự khinh thường và thương xót lên nhà lãnh đạo Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để vượt qua tính nhạy cảm với sự từ chối Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự vô cảm, bất lực và động cơ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Chữa lành sự phân chia có hại giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Yếu tố chung cho sự thành công của nhóm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để xử lí với sự thay đổi Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 5 sự thật về thèm khát thức ăn bạn không nên bỏ qua Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự thật về ghen tuông Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự chú tâm có thể giúp bạn cải thiện những công việc lặt vặt hằng ngày Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Con dao 2 lưỡi của sự gắn bó Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 7 yếu tố dự báo sự thành công của mối quan hệ dài hạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự thích đáng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 10 cách kiểm soát sự tức giận Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Trong những mối quan hệ, sự tôn trọng thậm chí còn quan trọng hơn tình yêu Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Sự công bằng có thể là phần thưởng lớn hơn tiền bạc Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bộ não của bạn thèm khát sự chắc chắn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự sáng tạo đến từ đâu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Những đứa trẻ hay than vãn và sự ngụy biện tự nhiên Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Học cách chịu đựng sự không chắc chắn để giảm lo lắng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự thu hút: ai thích ai? Quà Tặng Cuộc Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top