[Sức khỏe] Ruột thừa không... dư ?

Nguyen_HSU

Thanh viên kỳ cựu

158249941.jpg



Không nên cắt bỏ ruột thừa nếu chưa có dấu hiệu viêm nhiễm



(TNTT&GT) Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Duke (North Carolina), ruột thừa không hẳn… vô tích sự như quan niệm xưa nay.


Nơi tập trung "công thần"
Trong các sách y học, phần viết về ruột thừa thường khá ngắn gọn, chỉ bao gồm định nghĩa, miêu tả vị trí, hình dạng và hình ảnh minh họa. Danh mục này luôn được gắn một cách hiển nhiên với bệnh viêm ruột thừa cấp tính, căn bệnh khá phổ biến, chữa trị bằng phẫu thuật không phức tạp nhưng có thể gây tử vong nếu để chậm trễ. Richard Darwin cũng xem ruột thừa như một "tàn tích" còn sót lại của quá trình tiến hóa ở loài người.
Tóm lại, từ trước tới nay ruột thừa được xem là tồn tại chỉ để chờ dịp… quấy nhiễu khổ chủ, không ít người chẳng ngần ngại chịu vài nhát dao kéo trong phòng mổ, cắt trước đi cho "nhẹ lòng". Tuy nhiên, các báo cáo gần đây của 2 nhà khoa học William Parker và Randal Bollinger thuộc trường Đại học Duke (North Carolina, Hoa Kỳ) cho thấy ruột thừa có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.
Hơn 10 năm qua, nhóm nghiên cứu của 2 ông chuyên tìm hiểu về lớp màng vi khuẩn có ích trong hệ thống ống tiêu hóa. Các vi khuẩn này sống cộng sinh với con người và đóng vai trò thiết yếu trong sự tiêu hóa (giúp lên men thức ăn, tổng hợp vitamin). William Parker cho biết ông đã cùng với các cộng sự quan sát và ghi nhận lại sự tập trung rất đông đúc của vi khuẩn có ích tại ruột thừa và càng xa khu vực này, mật độ của chúng càng giảm.
Như vậy, ruột thừa là nguồn dự trữ vi khuẩn có ích cho tiêu hóa. Đặc biệt, trong trường hợp tiêu chảy nặng, hệ tiêu hóa bị "thất thoát" một lượng lớn vi khuẩn có ích, sự "chi viện" từ ruột thừa là vô cùng cần thiết để lập lại trật tự, tránh việc các vi khuẩn gây hại lợi dụng xâm nhập. Vai trò của ruột thừa vì thế sẽ rõ nét hơn tại các nước đang phát triển, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là nước uống, kém hơn so với Tây phương.


Nguồn gốc xa xưa
Những kết luận của nhóm Parker-Bollinger càng thuyết phục khi đi đúng chiều hướng của những khám phá gần đây về tầm quan trọng của vi khuẩn có ích đối với sự tiêu hóa và sức khỏe con người. Các nhà khoa học ước tính trong "hệ sinh thái" đường ruột của chúng ta có hàng trăm ngàn tỉ vi khuẩn (với tổng khối lượng khoảng 1,5kg) đang chung sống hòa bình! Các vi khuẩn này tập trung suốt chiều dọc của ống tiêu hóa và tạo nên lớp màng sinh học, bảo vệ ruột khỏi những tác nhân gây hại.
Một báo cáo khác của nhóm Parker-Bollinger về quá trình tiến hóa của các loài chỉ ra rằng ruột thừa đã có mặt, dưới những dạng khác nhau, ở nhiều loài động vật hữu nhũ (đặc biệt là loài ăn cỏ) từ hơn 80 triệu năm qua. Nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh rằng, nếu ruột thừa có thể trường tồn đến thế mà không bị quy luật tiến hóa loại thải thì chắc chắn bộ phận này phải mang một tầm quan trọng nhất định. (Nguồn: Đại học Duke và Le Figaro)



Triệu chứng viêm ruột thừa

. Các triệu chứng của đau ruột thừa xuất hiện tương đối đột ngột ở người lớn. Vùng quan trọng nhất để chẩn đoán đau ruột thừa là hố chậu phải (bụng phải, bên dưới). Cần lưu ý là cơn đau có thể khởi phát ngay vùng hố chậu phải hoặc từ phía trên rốn, trường hợp sau dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày.

Nếu đau từ phía trên, cơn đau sẽ lan xuống hố chậu phải rồi chủ yếu khu trú ở đó, đau nhiều khi ho, khom người… Một số triệu chứng kèm theo gồm sốt, ớn lạnh hoặc hiếm gặp hơn là ói mửa. Trong lâm sàng các bác sĩ thường ấn vào hố chậu phải của bệnh nhân, nếu đau nhói dữ dội thì có thể chẩn đoán viêm ruột thừa (dấu chứng Mac Burney). Thử máu cho kết quả bạch cầu cao; siêu âm đôi khi dễ bị bỏ lỡ. Cần chú ý có vài trường hợp ruột thừa lạc chỗ nằm bên trái.

. Khi đau nhói vùng hố chậu phải kèm các triệu chứng phụ, nên đến bệnh viện sớm. Viêm ruột thừa nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng nội soi, không để lại di chứng; nếu để lâu, ruột thừa vỡ sẽ gây nhiễm trùng, viêm ruột, phải can thiệp bằng phẫu thuật lớn và có thể để lại di chứng.

. Viêm ruột thừa có xảy ra ở trẻ em, cần lưu ý vì triệu chứng không rõ ràng, khó xác định nếu trẻ không biết mô tả cơn đau, nguy hiểm vì dễ viêm lan tỏa gây biến chứng. Nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện đau dữ dội ở vùng hố chậu phải. Mọi bệnh viện có khoa ngoại đều có thể mổ ruột thừa.
BS. Hồ Hữu Lộc
(Chuyên khoa tiêu hóa, Bệnh viện Triều An)


Cẩn thận vẫn hơn!

Viêm ruột thừa (thường do lòng ruột thừa bị tắc nghẽn vì sạn hoặc hạt cứng của thức ăn không tiêu rơi vào, gây sưng và nhiễm trùng) tuy phẫu thuật không phức tạp nhưng sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu để chậm trễ. Vì vậy, một số nghề nghiệp có đặc thù "đi sâu, đi xa" như phi công, thủy thủ, ngư dân, thám hiểm rừng núi… thường được khuyên nên mổ cắt ruột thừa trước để đề phòng khi phát bệnh không đến bệnh viện kịp thời.

TNO
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
T [Sức Khỏe] Ngồi càng lâu càng sớm gặp thần chết Sức Khỏe 0
_ice_ [Sức khỏe] Mướp đắng và những công dụng Sức Khỏe 5
trangdang [Sức khỏe]-10 thực phẩm giúp sắc mặt tươi tắn! Sức Khỏe 7
_ice_ [Sức khỏe] Các cách trị bệnh từ gừng Sức Khỏe 2
L [Sức khỏe] Giảm cân hiệu quả bằng trái cây tự nhiên Sức Khỏe 0
_ice_ [Sức khỏe] Ngủ bao lâu một ngày là đủ? Sức Khỏe 0
_xU_kUt3_ [Sức khỏe] Giải mã hội chứng "nghiện" điện thoại của teen Sức Khỏe 0
_ice_ [Sức khỏe] Tác dụng chữa bệnh của trà xanh! Sức Khỏe 0
Happy Life [Sức khỏe] Giữ gìn sức khỏe mỗi ngày Sức Khỏe 18
tritai [Sức khỏe] Tránh xa mệt mỏi và bệnh tật do ngồi lâu Sức Khỏe 1
tritai [Sức khỏe] Những thực phẩm "giải quyết" chứng khó tiêu Sức Khỏe 0
tritai [Sức khỏe] Uống càphê không giúp gia tăng tư duy sáng tạo Sức Khỏe 0
elsonhoang [Sức khỏe] Nguy cơ về sức khỏe trong tương lai khi ngồi trước màn hình Sức Khỏe 0
tritai [Sức khỏe] Làm sao cho tóc mau dài? Sức Khỏe 5
hero_hnam [Sức khỏe] 4 phương thuốc cho người thường xuyên dùng máy tính Sức Khỏe 0
benny [Sức khỏe] Bia có thể ngăn ngừa ung thư Sức Khỏe 2
V [Sức khỏe] Đừng đùa với kính sát tròng đủ màu Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Uống nước hợp lý trong ngày Sức Khỏe 0
V [Sức khỏe] Bị sống thực vật sau khi chơi game liền 3 giờ Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] 13 thói quen làm hại bạn Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Vượt qua triệu chứng say tàu, xe Sức Khỏe 2
KendyDat [Sức khỏe] Để thiền định được nhanh hơn Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Thiếu ngủ hại tim Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Lá lô hội chữa bệnh Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Những thực phẩm không nên ăn sống Sức Khỏe 2
KendyDat [Sức khỏe] Những điều "cấm kỵ" trong ăn uống Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] 4 thủ phạm gây mất ngủ "không ngờ tới" Sức Khỏe 0
Hoài Niệm [Sức khỏe] HIV Không đáng sợ như bạn tưởng! Sức Khỏe 6
swynts [Sức khỏe] Ngủ ít thì chết sớm Sức Khỏe 11
KendyDat [Sức khỏe] 4 động tác Yoga giúp giảm mệt mỏi vùng lưng Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Nhận biết 5 loại rau hay phun hóa chất Sức Khỏe 0
mnizeky [Sức khỏe] Giảm cân như thế nào ? Sức Khỏe 0
L [Sức khỏe] Nỗi lo tăng cân sau Tết – đâu là hướng giải quyết? Sức Khỏe 11
KendyDat [Sức khỏe] 7 điều KHÔNG NÊN làm sau khi ăn Sức Khỏe 7
mnizeky [Sức khỏe] Sớm phát hiện ung thư vú ở nam giới Sức Khỏe 1
phanlethinh [Sức khỏe] 9 thực phẩm ngừa ung thư Sức Khỏe 1
KendyDat [Sức khỏe] Những điều chưa biết về ôxy già Sức Khỏe 8
vermouth [Sức khỏe] 10 thang thuốc bổ của nụ cười Sức Khỏe 8
vermouth [Sức khỏe] Ngồi nhiều có thể chết sớm Sức Khỏe 4
mnizeky [Sức khỏe] Dấu hiệu bạn đang béo lên ....!!! Sức Khỏe 8
mnizeky [Sức khỏe] Chửi thề giúp giảm đau !!! Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Công dụng đa dạng của mật ong Sức Khỏe 0
KendyDat [Sức khỏe] Tỏi...kháng sinh từ thiên nhiên Sức Khỏe 4
canh buom do [Sức khỏe] Ớn lạnh...nước giải khát Sức Khỏe 5
H [Sức khỏe] Mẹo nhỏ cho tác dụng lớn Sức Khỏe 0
Nguyen_HSU [Sức khỏe] 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng Sức Khỏe 1
vermouth [Sức khỏe] Bệnh do "ôm" máy tính Sức Khỏe 11
vermouth [Sức khỏe] 10 điều có thể bạn chưa biết về cafe Sức Khỏe 5
Nguyen_HSU [Sức khỏe] Nước nho giúp giảm mất trí nhớ Sức Khỏe 0
Nguyen_HSU [Sức khỏe] Những nguyên tắc khi rửa mặt... Sức Khỏe 1

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top