[Cuộc Sống] Suy nghĩ như 1 nhà tâm lý trị liệu

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu

Tham khảo
Think Like a Shrink
By Emanuel H. Rosen, published on September 01, 1998 - last reviewed on August 20, 2012

Bạn có thể nhìn thấy con người thật của người khác đằng sau những phòng vệ của họ. Dưới đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản giúp hiểu hơn về tâm hồn của chúng ta do nhà tâm thần học Emanuel H. Rosen nêu ra, sau nhiều năm được huấn luyện về phân tâm học.

Hầu hết các thân chủ/bệnh nhân tìm đến các bác sĩ tâm thần vì họ nhận ra, ở 1 mức độ nào đó, những nhận thức của họ chứa 1 số kiểu bóp méo thực tế. Đó thường là cơ chế phòng vệ (defense). Ví dụ, 1 phụ nữ 40 tuổi có thể bắt đầu buổi điều trị đầu tiên của cô với 1 bác sĩ tâm thần và than phiền về 1 ‘chứng trầm cảm về sinh học’ và yêu cầu được cho thuốc. Nhưng đến cuối buổi, cô í có thể thừa nhận rằng chồng cô suốt 10 năm qua đã từ chối quan hệ tình dục và điều đó có liên quan rất nhiều đến tâm trạng đau khổ của cô.

Trong việc thực hành điều trị tâm lý của tôi, tôi giải thích với các bệnh nhân về những việc họ đang làm và lí do họ làm thế. Các kết quả không chỉ có tác động rõ rệt mà còn đẩy nhanh quá trình điều trị tâm lý. Lối tiếp cận tương tự có thể giúp cộng đồng nói chung hiểu tốt hơn về những đấu tranh nội tâm trong mỗi người.

Những quan điểm và nguyên tắc ở đây được giới thiệu trực tiếp và không dùng những thuật ngữ khó hiểu. Nhiệm vụ chính của nhà trị liệu tâm lý là gỡ bỏ những chiến lược phòng vệ của con người. Và nếu bạn hiểu được những chiến lược phòng vệ mà con người có xu hướng dùng để bảo vệ bản thân họ thì bạn có thể nhìn thấu người khác, hoặc ít nhất là hiểu rõ bản thân bạn hơn.

Sau đây là 1 số nguyên tắc chung giúp bạn suy nghĩ như 1 nhà tâm lý. Tinh thông chúng và bạn sẽ tăng thêm sự hiểu biết của bạn về thế giới xung quanh. Bạn có thể nhìn thấu con người. Bạn có thể đọc tâm trí họ.

1. Nếu bạn muốn biết 1 ai đó có sự lành mạnh về cảm xúc như thế nào, chỉ nhìn vào những mối quan hệ thân mật của họ.

Người có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, lôi cuốn, tự tin, giàu có hoặc thông minh không phải lúc nào cũng lành mạnh về cảm xúc. Ví dụ, về tuổi tác thì họ có thể là những người trưởng thành, nhưng về mặt cảm xúc, họ có thể chỉ mới 2 tuổi. Bạn sẽ không thể thực sự đưa ra được bất kì đánh giá chính xác, sâu sắc nào về con người cho đến khi bạn học cách phân biệt những phẩm chất hữu hình bề ngoài với những phẩm chất cảm xúc ý nghĩa.

Có ít nhất 3 điều quan trọng bạn muốn biết:

Những mối quan hệ thân mật quan trọng nhất, kéo dài bao lâu và cam kết như thế nào trong hiện tại của họ?

Họ trải nghiệm xung đột tiêu cực trong môi trường làm việc của họ nhiều như thế nào và những công việc hiện tại của họ kéo dài bao lâu?

Họ có hòa hợp với gia đình của họ?

2. Cảm nhận của bạn về bản thân bạn (lòng tự trọng của bạn) được quyết định ở 1 mức độ to lớn bởi cách nuôi dạy của bố mẹ, anh chị của bạn đối với bạn khi bạn lớn lên – đặc biệt là mẹ bạn.

Chúng ta không đổ lỗi cho người mẹ cho tất cả những vấn đề của 1 thân chủ. Chỉ đơn giản là sự chăm sóc lành mạnh ổn định giúp chống lại rất nhiều bệnh về tinh thần.

3. Cách bạn quan hệ với những người thân thiết thường dựa vào cách bạn từng quan hệ với gia đình bạn khi bạn lớn lên.

Về cơ bản, tất cả chúng ta đem theo gia đình của chúng ta mãi mãi. Chúng ta giữ họ trong đầu của chúng ta. Trong phần đời còn lại của chúng ta, chúng ta sẽ có những xu hướng hoặc là đóng vai cái tôi thơ ấu của chúng ta hoặc vai bố mẹ của chúng ta.

Hãy xem xét cẩn thận những mối quan hệ của bạn với gia đình bạn. Nó nói với bạn rất nhiều về bạn là ai.

4. Tất cả chúng ta đều chơi với 1 người bị che giấu—Bố và Mẹ—trong đầu chúng ta.

Bạn thường thấy con người làm những việc kì lạ trong những tương tác liên nhân cách của họ. Bạn thường hỏi “Điều đó đến từ đâu?” Nó đến từ 1 kịch bản bị che giấu từng được viết trong đầu người đó.

Bề ngoài, anh í phản ứng lại bạn, nhưng trong đầu anh í, anh í đang phản ứng lại mẹ của anh. Trong thực tế, anh í càng ít nhớ được về thời thơ ấu của mình, anh í sẽ càng phản ứng ra bên ngoài với bạn.

Điều này dẫn đến...

5. Những người nói rằng họ “không nhớ” thời thơ ấu của họ thường có vấn đề cảm xúc.

Những người có cơ thể khỏe mạnh nhưng không thể nhớ lại thời thơ ấu của họ thường chịu đựng 1 số kinh nghiệm đau đớn đến nỗi tâm trí của họ bị chặn đứng. Kết quả là họ thực sự không biết họ là ai. Các bác sĩ tâm thần gọi đó là 1 ý thức về bản sắc tâm lý bị thu nhỏ.

6. Những nạn nhân đôi lúc thích trở thành những kẻ gây hấn, và những kẻ gây hấn thưởng được lập lại thành những nạn nhân.

Con người thực sự có thể trở nên gây hấn nhiều hơn khi họ cảm thấy bị buộc ở vào 1 vị trí thụ động.

7. Có 1 tâm trí “vô thức”, và nó về cơ bản quyết định cuộc sống của bạn, quyết định mọi thứ từ công việc bạn chọn đến người bạn kết hôn.

Tất cả những cảm xúc bạn có về bản thân bạn, bố mẹ bạn và gia đình bị chôn sâu trong tâm trí vô thức này.

Bạn càng ý thức được về tâm trí vô thức của bạn, bạn sẽ càng có nhiều tự do.

8. Tình dục là quan trọng, bất kể điều gì mà bất kì ai nói.

Tình dục như 1 yếu tố quan trọng để giải thích về hành vi con người đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, người ta đúng hơn là nhấn mạnh đến vai trò của những cảm xúc, những suy nghĩ hơn là vai trò của tình dục. Tuy nhiên, hoạt động tình dục và quá khứ tình dục nói với bạn rất nhiều về 1 người nào đó thực sự là như thế nào.

9. Bất cứ khi nào bạn có 2 người đàn ông hoặc 2 phụ nữ ở trong 1 căn phòng, thì bạn có sự căng thẳng tình dục đồng giới.

Có 1 sự thật cốt lõi là tất cả mọi người đều có những xu hướng tình dục đồng giới và tình dục khác giới. Những sự khác biệt là cách bạn xử lí với những xu hướng đó như thế nào. Chỉ vì bạn có 1 thôi thúc hoặc 1 ý tưởng tình dục đồng giới hoàn toàn không liên quan gì đến định hướng tình dục của bạn. Bạn được định nghĩa bởi hành vi tình dục của bạn, không phải bởi những thôi thúc tình dục của bạn.

Những người trong xã hội của chúng ta mà phản đối tình dục đồng giới nhiều nhất là những người cảm thấy khó chịu nhất với những thôi thúc tình dục đồng giới của chính họ. Những thôi thúc đó bị trục xuất khỏi ý thức của họ.

10. Trẻ em muốn thu hút tình dục với bố mẹ khác giới ở 1 mức độ nào đó trong cuộc đời thơ ấu của chúng, thường ở độ tuổi từ 4-6.

Hầu hết mọi người đều ghê tởm trước ý nghĩ bố mẹ họ quan hệ tình dục. Điều này là vì có 1 sự kháng cự quan trọng chống lại kí ức về những cảm xúc tình dục của 1 người đối với bố mẹ của người đó.

Điều đó không có nghĩa là bạn phải nhớ được những thôi thúc tình dục của bạn đối với 1 người bố/mẹ để trở nên khỏe mạnh về tinh thần. Trong thực tế, 1 trong những vấn đề phổ biến nhất mà 1 người trưởng thành phải xử lí là sự kiềm chế không đầy đủ của xung đột này.

11. Quả thực có cái gọi là nỗi sợ bị thiến.

Trong thực tế, nó là nỗi sợ đáng sợ nhất mà con người có. Nó có lẽ không chỉ có tính thích nghi về mặt tiến hóa mà còn quan trọng về mặt cảm xúc.

12. Phụ nữ không có sự ghen tỵ dương vật nhiều gần như đàn ông.

Tất cả đàn ông trong sâu xa rất bận tâm đến dương vật của họ. Những mối bận tâm thường xoay quanh dương vật lớn, dài, dày như thế nào.

Đây là 1 vấn đề quan trọng có thể sẽ không bao giờ được nghiên cứu vì nó làm mọi người rất không thoải mái để nói về nó. Có nhiều thần thoại về đối tượng này hơn những câu chuyện thần thoại Hi Lạp được viết.

13. Bản thân 1 cuộc ngoại tình ít quan trọng so với cái gì dẫn đến cuộc ngoại tình.

Những người ngoại tình được phân làm 2 kiểu: những người không muốn bị phát hiện và những người muốn được phát hiện.

Người thông minh muốn giữ cho gia đình họ nguyên vẹn hạn chế việc ngoại tình của họ bằng những cuộc tình ngắn hạn. Bằng cách đó, ham muốn tình dục của họ không làm ảnh hưởng đến hôn nhân. Những kiểu ngoại tình đó có thể không liên quan gì đến vợ/chồng của họ mà thay vào đó là những phút không tự kiểm soát được bản thân. Đàn ông dễ có những cuộc tình thuần tình dục. Nhưng nếu những cuộc tình về tình dục được lặp lại nhiều lần có thể là 1 sự né tránh những vấn đề trong hôn nhân của họ.

Người cố tình để bị phát hiện: người phô trương việc ngoại tình của họ thì họ có thể có 1 mối quan hệ có tính khổ dâm với đối tác trong hôn nhân của họ. Hoặc nếu không, bằng cách khoe khoang những cuộc tình, họ muốn có sự thay đổi và đang lát 1 con đường ly hôn không thể tránh khỏi.

Trong cả 2 trường hợp trên, yếu tố quyết định ngoại tình không phải là đột ngột xuất hiện. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn những nhu cầu của họ, đặc biệt khi có những nhu cầu không được đáp ứng có vẻ như không cần thiết hoặc trở nên không thể chịu đựng nổi. Các bên liên quan – người lừa dối, người bị lừa dối và kẻ thứ 3 – tất cả họ đều có những cuộc sống ít nhất phần nào không thể ở được.

14. Mọi người về cơ bản giống nhau; đó là, họ đều muốn được thỏa mãn những nhu cầu sâu xa giống nhau và chế ngự những nỗi sợ giống nhau nằm bên dưới.

Nhìn chung, tất cả mọi người đều muốn tiền, quyền lực và sự ngưỡng mộ. Họ muốn thỏa mãn tình dục. Họ muốn cảm thấy thành công. Họ muốn cảm thấy được yêu thương.

Liên quan đến nguyên tắc này: Tiền và trí thông minh không bảo vệ được bạn. Chỉ có sức khỏe tinh thần mới làm bạn bình an; những cảm xúc của bạn về bản thân bạn và về những mối quan hệ thân mật ổn định của bạn là quan trọng trong cuộc sống.

15. Con người thường hành động ngược lại với cách họ cảm nhận, đặc biệt khi họ ốm.

Quá nhiều tình yêu có thể có nghĩa là ghét; quá nhiều sự ghét có thể có nghĩa là yêu.
Con người không nhất thiết là hành động theo những cảm xúc của họ vì những lý do có tính bảo vệ.

Hành động ngược với 1 cảm xúc thực sự được gọi là ‘phản ứng ngược’ (reaction-formation). Những người phản ứng ngược không chỉ nói điều ngược lại với những gì họ muốn nói. Họ còn sống với điều ngược lại đó. Trong thực tế, họ không nhận ra những cảm xúc nội tâm của họ.họ hành động ngược lại với những cảm xúc đó vì 1 nỗi sợ rằng những cảm xúc đó sở hữu sức mạnh có tính hủy diệt. Con người áp dụng ‘phản ứng ngược’ với bất kì điều gì họ sợ - tích cực hoặc tiêu cực, yêu hoặc ghét.

Ví dụ, khi con người kiêu ngạo, cảm xúc nằm bên dưới hành động đó của họ là họ bất lực.

16. Những phòng vệ khác...

Câu nói yêu thích của tôi đến từ bộ phim The Big Chill do nhân vật của Jeff Goldblum đóng. "Cố gắng sống mà không có 1 sự hợp lí hóa (rationalization); tôi cá là bạn không thể làm được.”

Chúng ta bóp méo thực tế , cả bên trong và bên ngoài tâm trí chúng ta để tồn tại.

Những sự bóp méo của thế giới nội tâm của chúng ta là phổ biến. Sự thoái lùi (Regression) là 1 trong những phòng vệ thú vị nhất, nó có nghĩa là hành động giống như 1 đứa trẻ để tránh né thế giới thực.

Những sự bóp méo “bên ngoài” có thể làm chúng ta gặp rắc rối rất nghiêm trọng.

Sự chối bỏ (denial) có thể gây tai họa, thường thấy ở người nghiện rượu. Người nghiện rượu thường chối bỏ thực tế rằng họ nghiện rượu.

Dìm hàng (devalue), đó là khi chúng ta muốn xúc phạm 1 ai đó nhưng có hại cho chúng ta – ví dụ, khiến chúng ta bỏ qua những vấn đề quan trọng của 1 buổi học vì chúng ta xem giáo viên là 1 ‘người ngu ngốc’.

Lý tưởng hóa (Idealizing), tức là đặt 1 ai đó lên 1 bệ thờ, có thể gây tổn thương- ví dụ, khi bạn nhận ra người yêu cũ của bạn mà bạn lý tưởng hóa họ từng lừa tiền bạn.

Phóng chiếu những cảm xúc sang người khác là 1 phòng vệ phổ biến. Sự tội lỗi là 1 cảm xúc đau đớn, do đó đôi khi chúng ta có thể xem người khác là đang tức giận với chúng ta thay vì chúng ta cảm thấy tội lỗi về bản thân mình. Ví dụ: “Tôi biết là bạn đang tức giận vì tôi quên sinh nhật của bạn” bạn nói vậy.

Chia tách (splitting) quan điểm của chúng ta về thế giới, ví dụ những anh chàng tốt và những anh chàng xấu là 1 sự bóp méo thực tế.

17. Để thành công trong thương trường cạnh tranh khốc liệt ở Mĩ đòi hỏi 1 tính cách đặc biệt và nó sẽ hủy hoại những mối quan hệ thân mật của bạn.

18. Con người xử lý với cái chết tốt như thế nào thường giống với cách họ xử lí tốt như thế nào với cuộc sống.

19. Người khác quan hệ với bạn như thế nào trong cuộc sống hằng ngày có thể nói với bạn rất nhiều về những vấn đề sâu sắc hơn của họ, ngay cả trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.

Bạn có thể nói được rất nhiều điều về sự ổn định cảm xúc và tính cách của 1 ai đó bởi cách họ nói chào tạm biệt bạn. Người kéo dài lời tạm biệt thường có những vấn đề sâu xa về sự chia tách. Tất nhiên tất cả chúng ta đều có những vấn đề với sự chia tách (separation); nhưng nó là vấn đề của mức độ. Những người trong chúng ta đến từ những gia đình yêu thương, ổn định thì đem theo 1 sự yêu thương ấm áp, giúp chúng ta đương đầu với việc nói lời tạm biệt và sống 1 mình. Nếu không có những kí ức yêu thương an toàn này thì việc sống 1 mình và nói lời tạm biệt có thể giống như địa ngục.

1 người lạ kể với bạn toàn bộ câu chuyện cuộc đời của anh í ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên, ngay cả nếu bạn là 1 nhà tâm thần, thì cũng có thể có sự không lành mạnh về cảm xúc vì không có ranh giới giữa người đó và bạn – và nên có ranh giới. Sau cùng, vì bạn là 1 người lạ với người đó.

20. Lắng nghe với cái tai thứ 3 của bạn.

1 trong những người thầy của tôi ở Duke University Medical Center từng định nghĩa về cái tai thứ 3 là:

“Trong khi bạn đang nghe những điều 1 thân chủ đang nói, với cái tai thứ 3 của bạn để nghe lí do tại sao họ nói về nó.”

Nhà tâm thần có 1 cách nghe độc nhất. 1 nhà tâm thần kiểm tra những cảm xúc của bạn bằng 1 công cụ là bản thân ông ấy. Giống như 1 bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân bằng ống nghe.

21. Đằng sau mỗi nỗi sợ là 1 mong ước

Những mong ước thường không được chấp nhận về ý thức có thể được bộc lộ dễ dàng hơn như “những nỗi sợ.” 1 ví dụ phổ biến là câu nói có vẻ tự phát “Tôi thực sự không quan tâm đến tiền!” - Hãy giữ chặt ví tiền của bạn khi nghe ai đó nói như vậy.


Nguồn: PsychologyToday

 

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
22.Tập trung vào mục tiêu có thể dẫn đến những kết quả kém
Thường thì 1 người nên để mắt đến phần thưởng, nhưng bạn tốt hơn nên tập trung vào quá trình sẽ dẫn đến phần thưởng đó. Đôi lúc, quá trình có thể đòi hỏi bạn phớt lờ hoàn toàn mục tiêu. Những người chiến thắng sẽ thường xuyên nói với bạn, quá trình là khía cạnh quan trọng nhất của thành tựu. Tập trung vào kết quả cuối cùng thường đem lại những kết quả kém. Ngược lại, hướng năng lượng tích cực của bạn vào nơi bạn đang đứng có thể đem lại những kết quả tốt.

Ví dụ:

1 người đang cố gắng giảm cân. Sự ám ảnh với số calo và cân nặng có thể được chú trọng hơn là tập trung vào cải thiện lối sống: tập thể dục, nuôi dưỡng những mối quan hệ, những trò giải trí, 1 công việc tốt hơn...sẽ dẫn đến hạnh phúc. Khi đó cân nặng sẽ giảm xuống 1 cách tự nhiên.

1 người cố gắng để ngủ được không bao giờ ngủ được. Những người mất ngủ liên tục hỏi bản thân “Khi nào tôi sẽ đi ngủ?”.

Người bị ám ảnh về việc kiếm tiền sống trong nghèo khổ. Thay vì đếm mình kiếm được và chi ra bao nhiêu tiền mỗi ngày, tại sao không đầu tư năng lượng vào những hoạt động vừa có hiệu quả và thú vị.

Người đàn ông tập trung vào việc giữ được sự cương cứng thì thất bại. Người đàn ông quên sự cương cứng của anh ta và tập trung vào những niềm vui của sự thân mật (thật nghịch lí) vẫn giữ được sự cương cứng.

Còn người đang cố gắng đạt được cực khoái? Họ đang suy nghĩ quá nhiều về 1 thứ đòi hỏi cảm xúc. Cách điều trị cho họ là chấm dứt việc “cố gắng. Hãy đụng chạm và chia sẻ, chúng là những quá trình. Chúng dẫn đến mục tiêu.

Chúng ta rơi vào cái bẫy rút ngắn quá trình, đơn giản vì chúng ta là con người.

23.Những điều mọi người nói đôi lúc không quan trọng bằng tại sao họ nói điều đó.

Con người không bao giờ thất bại trong việc nêu ra những chủ đề phản ánh họ đang có cảm nhận như thế nào trong hiện tại, và họ nêu ra nội dung đó theo 1 cách ảnh hưởng đến tình huống. Về mặt ý thức, họ có thể không nhận ra là họ đang thổ lộ quá mức. Tuy nhiên, thường có 1 khao khát ít được ý thức đằng sau mỗi sự bộc lộ.
Con người truyền thông vì họ muốn đạt được những kết quả!
Hãy hỏi bản thân: Liệu buổi thảo luận làm bạn cảm thấy được cần đến? Được tin tưởng? Nhàm chán? Cảm xúc là 1 phản ứng trực tiếp trước ý định thường là vô thức của người nói. Hãy hỏi bản thân bạn “Tại sao người này nói với tôi điều này?” hoặc ”Tại sao họ đang cố làm cho tôi cảm nhận theo cách này?” Và sau đó, “Cảm xúc này nói với tôi điều gì về họ đang có cảm nhận như thế nào?”

24.Đặt câu hỏi hiệu quả hơn nói

Những nhà tâm lý trị liệu là những bậc thầy đặt câu hỏi. Khi bạn xem 1 bộ phim về nhà trị liệu, họ thường xuyên hỏi “Điều đó làm bạn cảm thấy như thế nào?”, nó có thể buồn cười và dường như rõ ràng. Nhưng sự thật là kĩ thuật đặt câu hỏi rất có giá trị và quan trọng.
Điều này là bởi vì sự thiếu nhận thức không phải lúc nào cũng là “thiếu”. Khi nói đến những vấn đề to lớn, những lầm lỗi có thể bắt nguồn từ sự không có khả năng hoặc thậm chí từ chối ý thức. Do đó, chia sẻ 1 sự hiểu biết không dễ dàng như tiết lộ nó. Nhà trị liệu phát hiện thấy 1 câu hỏi có hiệu quả tốt hơn 1 câu nói. Điều này có thể hiểu được, vì bằng cách cho phép 1 người trả lời 1 câu hỏi, bạn cho phép họ chịu trách nhiệm về bản thân họ, ngay cả khi bạn đang tinh tế dẫn dắt quá trình hỏi.

25.Người đã có gia đình có xu hướng chơi với người đã có gia đình và người độc thân có xu hướng chơi với người độc thân.

Nếu tình trạng hôn nhân của bạn khiến bạn bị loại ra khỏi những hoạt động xã hội thì hãy xem nó như 1 lời khen. Bạn bè của bạn có thể đang ghen tỵ với bạn và không thoải mái hoặc an toàn với hoàn cảnh hiện tại của họ.

Người đã kết hôn đôi lúc va chạm với người độc thân về cảm giác hạnh phúc vì họ tượng trưng cho những điều người độc thân thiếu – gia đình, sự an toàn, tình yêu. Ngược lại, người độc thân (ở cả 2 giời) có thể đe dọa hạnh phúc hôn nhân vì họ vẫn tự do rong chơi. Sự tự do của họ có vẻ như đang trêu ngươi với tất cả những người đang có sự mâu thuẫn tư tưởng trong hôn nhân của họ (vừa yêu vừa ghét hôn nhân). Do đó, để có những giây phút thư giãn, con người chơi với những người giống họ.

26.Người không làm gì cả

Những người có kiểu “xung hấn-thụ động” đạt được điều họ muốn bằng cách hoàn toàn không làm gì cả trong lúc công việc đang dang dở. Bạn cầu xin họ, bạn cố gắng thúc đẩy họ nhưng sự lười biếng của họ làm sự tiến bộ của bạn bị chậm lại.

Những người xung hấn-thụ động không đến đúng giờ. Họ không ra về đúng giờ. Họ không trả lời câu hỏi. Họ không tiến hành bước đầu tiên. Họ không tiến hành bước thứ 2. Họ không làm gì hết.

Những người xung hấn-thụ động đã khám phá ra rằng không làm gì cả là 1 cách tuyệt vời để bộc lộ sự tức giận nhưng vẫn tỏ ra vô tội. Bằng cách không làm gì cả, họ có thể khiến người khác giận sôi máu. Bề ngoài, cơn giận của người khác có vẻ ít liên quan đến họ, vì họ không làm gì cả.

Lời khuyên của tôi để xử lí với kiểu người này là: không phụ thuộc vào họ.
 

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Bài này mình dịch từ cuốn "Think like a shrink". 1 người bạn mới tặng mình cuốn sách đó (mua từ trang amazon, sách ebook). Vì sách ebook của amazon không cho phép copy nên mình không chia sẻ với mọi người được.
 

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
27. Người xấu hành động, trong khi người tốt chỉ tưởng tượng

Mỗi người chúng ta đều có khả năng lừa dối, hành động tàn ác, bạo lực. Khi được nuôi dưỡng trong môi trường xấu, tiếp xúc với những điều xấu, những ảnh hưởng xấu, những sự kiện tiêu cực thì khả năng đó có thể phát triển. 1 vài người hoàn toàn không làm điều sai trái. Và ngay cả những người không có hành động độc ác thì họ vẫn có khả năng làm điều đó.

Không có bất kì điều gì bí ẩn về điều này, dù 1 số tôn giáo giải thích nó bằng những thuật ngữ tâm linh. Chúng ta về mặt sinh học hướng đến sự sinh tồn và đôi lúc “sự sinh tồn” có thể phụ thuộc vào hành động tội ác, phạm tội. Điều này quá đơn giản vì những ảnh hưởng phức tạp – cả bên trong lẫn bên ngoài - thúc đẩy 1 người hướng đến bạo lực.

Nhưng giới truyền thông có xu hướng phân loại dân số chúng ta, phân ranh giới rõ ràng giữa những người phạm tội và người không phạm tội. Những người phạm tội bị dán nhãn là “điên cuồng, mất trí.” Những người còn lại trong chúng ta là vô hại, lành mạnh. Sự thật là tất cả chúng ta đều có 1 chút điên khùng. Khi gặp tình huống phù hợp và với 1 khẩu súng ngắn, chúng ta có thể có hành động điên khùng. Chấp nhận tính mong manh của sức khỏe tinh thần của chúng ta là trung thực và ít nguy hiểm hơn so với chối bỏ nó.

28. Người nghiện xem cảnh bạo lực thì thường đè nén rất nhiều tính bạo lực.

Đó là những người xem phim, những người xem tin tức mới và những người đọc bị thu hút bởi những cảnh ghê rợn, khủng khiếp.
Tất cả mọi người đều có 1 số xung đột trong vô thức của họ. Nhưng khi 1 người trở nên ám ảnh hoặc hoặc bị khích động quá mức với những sự kiện mà không có lợi lạc cá nhân gì cho cuộc sống của họ thì nó có thể phản ánh 1 nỗ lực nhằm giải quyết sự căng thẳng nội tâm hoặc làm nó chệch hướng sang 1 số xung đột bên ngoài bản thân.

Quá quan tâm đến những xung đột bên ngoài là 1 cách mà vô thức buộc bản thân chúng ta hướng đến những xung đột nội tâm chưa được xử lí, mà chúng ta có thể không nhận ra.

29. Tuyệt vọng

Sự tuyệt vọng có thể làm 1 người trở nên bất động. Họ không thể làm việc. Họ không thể tự chăm sóc bản thân. Họ không thể quan tâm đến người khác.

Những người từng bị trầm cảm nghiêm trọng đều biết, sự xuống tinh thần trở thành tuyệt vọng này là 1 lực phá hủy mạnh mẽ. Nó có thể gây chết người. Nó là kẻ thù khủng khiếp nhất mà hầu hết chúng ta phải đối mặt. Và vì kẻ thù này vô hình nên chúng ta gặp khó khăn để kháng cự hoặc đánh bại nó.

Bước đầu tiên để phản công lại nó là gọi tên sự tuyệt vọng như là 1 kẻ thù. Điều này có thể đem lại cho con người 1 khoảng cách với sự trầm cảm, vì bây giờ “nó” đã có 1 nhận dạng. 1 khi nó đã được nhận ra, thì sự tuyệt vọng không còn thâm nhập mà nó đã có những ranh giới của nó.

Chiến lược ngắn hạn tiếp theo cho người tuyệt vọng là gây sao lãng, buộc những ý nghĩ thoát ra khỏi sự tuyệt vọng chết người. Những chiến lược gây sao lãng hiệu quả có thể khác nhau với mỗi người. 1 người có thể phải bước ra khỏi nhà. Người khác thì đọc sách. Tập thể dục. Thiền. Có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng hoạt động là quan trọng.
Sự tuyệt vọng có thể hút đi sự nhiệt tình trong những hoạt động gây xao lãng đó và xu hướng tầm thường hóa giá trị của hoạt động. Nhưng những hoạt động gây sao lãng có khả năng hướng tâm trí tập trung vào 1 nơi nào đó khác. Và những cách tiếp cận trong ngắn hạn đó nếu được trau đồi, sẽ trở thành đam mê. Đam mê là mặt đối lập với tuyệt vọng.
 
M

mayvscntkC

Guest
Cảm ơn bạn với bài viết rất hay.
Mình rất thích bài viết này và thỏa mãn với nội dung của nó.
Rất mong tiếp tục nhận được những sự đóng góp và chia sẽ quý báu này.
Trân trọng.
 
M

mayvscntkE

Guest
Ý kiến của bạn hay quá, rất động đáo.
Mình cảm ơn bạn nhiều, chia sẻ của bạn rất hữu ích.
Hãy chia sẽ những ý kiến hay hơn nữa nhé.
Cảm ơn và trân trọng.
 

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
30. Don Juan thiếu bố

Don Juan là người đàn ông yêu nhiều phụ nữ. Anh ta không muốn 1 người yêu, hoặc thậm chí 1 phụ nữ ở 1 thời thời điểm. Anh ta muốn tất cả bọn họ. Người đàn ông này có thể thích mối quan hệ gần gũi với mẹ anh ấy nhưng ít tiếp xúc, liên lạc với cha. Bố mẹ anh ấy có thể đã ly dị. Bố anh ấy có thể đã bỏ đi hoặc đã chết. Hoặc có lẽ bố anh không có mặt vì những lý do khác. Bất kể lý do là gì thì đứa con trai không có 1 người bố khi trưởng thành sẽ trở thành 1 kẻ sưu tập phụ nữ.

Don Juan không thể vượt qua mối kết nối cảm xúc và giới tính to lớn nhưng không phù hợp với mẹ anh. Ngay cả khi là 1 người trưởng thành, đứa con trai vẫn cố gắng giải quyết vấn đề này. Anh ta thử điều này với nhiều phụ nữ mà anh ta có thể gài bẫy. Anh ta không thể thiết lập 1 mối quan hệ tốt vì anh ta trong vô thức vẫn dính mắc với mẹ.

Một khi Don Juan biết rằng tiến lên phía trước trong cuộc sống của anh sẽ không bị đe dọa hoặc không giải quyết được mối kết nối của anh với tình yêu đầu tiên đích thực của anh (đối với anh ấy và đối với tất cả chúng ta là bố/mẹ khác giới), anh ấy có thể bắt đầu nhìn những người phụ nữ trong cuộc đời anh như con người thực của họ và như những gì họ có thể đem lại cho anh. Sự diễn giải rõ ràng này sẽ giúp anh ấy tìm thấy sự thỏa mãn cho cái tôi trưởng thành của anh và anh sẽ trở thành 1 người tình ‘sẵn sàng’ hơn.

 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để suy nghĩ như Gia Cát Lượng Quà Tặng Cuộc Sống 6
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để suy nghĩ như Sherlock Holmes Quà Tặng Cuộc Sống 0
H Khoa học ẩn dấu sau những Suy nghĩ Xâm nhập Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Suy nghĩ cấm đoán (Forbidden thinking) Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Con người chọn sốc điện hơn là ngồi yên trong 15 phút và suy nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 8 cách để dừng suy nghĩ về một người nào đó đang làm bạn phát điên Quà Tặng Cuộc Sống 0
H Ngăn nắp hay lộn xộn? Môi trường sống định hướng lối suy nghĩ của chúng ta Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Mặt tích cực của tâm trí suy nghĩ lan man Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm trí con người suy nghĩ lan man gần 1 nửa số thời gian trong ngày Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tại sao con người suy nghĩ, và tại sao họ không Quà Tặng Cuộc Sống 0
KendyDat [Cuộc Sống] Suy nghĩ, tựtin, ước mơ và dám làm Quà Tặng Cuộc Sống 0
tritai [Cuộc Sống] Suy Và Nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 20
H [Cuộc Sống] Tầm quan trọng của việc làm suy giảm những điều có ảnh hưởng tiêu cực Quà Tặng Cuộc Sống 0
benny [Cuộc Sống] Bạn có hay than phiền?Hãy xem và suy ngẫm Quà Tặng Cuộc Sống 4
H [Cuộc Sống] cuộc sống và những điều cần suy ngẫm Quà Tặng Cuộc Sống 6
thanh4190 Chút suy tư trong ngày Quà Tặng Cuộc Sống 0
khuongduy7 [Cuộc Sống] Suy Ngẫm..... Quà Tặng Cuộc Sống 1
vì sao nhỏ [Cuộc Sống] Đọc và cùng suy ngẫm Quà Tặng Cuộc Sống 3
mercury [Cuộc Sống] Một chuyến xe (Đọc để suy ngẫm) Quà Tặng Cuộc Sống 3
H [Cuộc Sống] Thuần hoá con voi ma mút: Tại sao bạn nên dừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Một thay đổi đơn giản về thói quen hằng ngày có thể chống lại những ý nghĩ tiêu cực Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bạn nghĩ mọi người đang nghĩ về bạn? Bạn không quan trọng đến thế đâu. Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Chỉ vì bạn có 1 ý nghĩ không có nghĩa là bạn phải nghĩ về nó Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Nếu bạn muốn được người khác ghen tị, hãy nghĩ lại Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Mọi người có khả năng giúp đỡ bạn cao gấp 2 lần bạn nghĩ. Quà Tặng Cuộc Sống 0
dothanhvietquynhon [Tình Bạn] Hãy luôn nghĩ về những người yêu thương bạn Quà Tặng Cuộc Sống 1
benny [Gia Đình] Cảm nghĩ về mẹ-Bài văn được 9,5 điểm Quà Tặng Cuộc Sống 0
nhok_con1991 [Cuộc Sống] Nghĩ về bạn... Quà Tặng Cuộc Sống 0
vì sao nhỏ [Cuộc Sống] Nghĩ “ngoài khung” để sống vui hơn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 15 dấu hiệu bạn là một người hướng nội, cho dù bạn không cảm thấy như vậy Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Làm cách nào để đọc vị người khác như Sherlock Holmes: 4 chỉ dẫn từ các nghiên cứu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Một cái ôm giúp chống lại sự ốm đau, stress và trầm cảm nhiều như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao một số người dường như thiếu thấu cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Stress dễ truyền giữa mọi người như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Các nhà quảng cáo kiểm soát bạn như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự bừa bộn và thói quen tích trữ đồ đạc ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Người giàu khác người nghèo như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Đáp lại như thế nào khi người khác từ chối bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để trở nên như trẻ con 1 lần nữa? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Cafein có tác động như thế nào lên não bộ? Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Con vật nuôi ảnh hưởng đến tâm trạng và tính cách bạn như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Những thói quen tốt làm bạn cảm thấy như thể bạn sắp chết Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm trí quan tâm đến địa vị xã hội nhiều như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Tình Yêu] Làm thế nào để bạn không hành động như tên ngốc khi mới yêu ai đó Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Hội chứng 'Tôi cảm thấy mình giống như 1 đứa trẻ' Quà Tặng Cuộc Sống 0
nhoccan219 [Cuộc Sống] hãy như cây bút chì Quà Tặng Cuộc Sống 5
_xU_kUt3_ Hãy trải nghiệm cuộc sống như một ly Cocktail! Quà Tặng Cuộc Sống 0
khuongduy7 [Cuộc Sống] Cuộc sống là như thế !!! Quà Tặng Cuộc Sống 5
vì sao nhỏ [Cuộc Sống] Như chờ tình đến rồi hãy yêu Quà Tặng Cuộc Sống 11
Thiên Sứ [Cuộc Sống] Đôi khi ... không như ta tưởng Quà Tặng Cuộc Sống 3

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top