Thiên kiến xác nhận: Lý do bạn khó thay đổi ý kiến

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
want_to_believe.jpg


Người ta tìm kiếm thông tin xác nhận quan điểm của họ về thế giới và bỏ ngoài tai những gì không phù hợp.

Trong một thế giới không không hề rõ ràng, con người rất thích mình là người có lý vì điều đó giúp chúng ta hiểu được vấn đề. Thật vậy, một số nhà tâm lý học nghĩ rằng nó có liên quan đến một thiên hướng cơ bản.

Một trong số những cách mà họ cố gắng để mình đúng là tìm những chứng cứ xác nhận là họ đúng, đôi khi kèm theo những kết quả khôi hài, gây thất vọng:

* Một người phụ nữ thuê một người làm, thực chất đây là một người thiếu năng lực. Cô ấy không nhận ra mọi người phải làm thay công việc của anh ta vì cô quá ấn tượng với việc anh ấy có mặt mỗi ngày và đi làm đúng giờ.

* Một fan thể thao tin rằng đội của anh ta là mạnh nhất có vẻ như chỉ nhớ những trận đấu mà họ thắng và không hề để tâm đến những thất bại đáng xấu hổ trước những đối thủ dưới cơ.

* Một người đàn ông yêu cuộc sống ở nông thôn, nhưng phải chuyển đến thành phố vì công việc mới, anh ta sống với những người hàng xóm ồn ào và kể cho bạn nghe anh ta thích chợ nông sản và chăm sóc dàn hoa ngoài cửa sổ như thế nào.

Chúng ta có hành động đó một cách tự động, thường chúng ta không nhận ra. Chúng ta làm vậy một phần vì việc thấy những mảnh ghép mới vừa khít vào hình ảnh mà họ đã có trong đầu dễ hơn so với tưởng tượng ra một hình ảnh mới. Nó cũng giúp gia cố cho hình ảnh của chúng ta là một người chính xác, đúng đắn, kiên định, hiểu chuyện.

Các nhà tâm lý học gọi đây là thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) và nó len lỏi vào tất cả mọi ngõ ngách trong cuộc sống của chúng ta. Đây là một số ví dụ:

1. Hình ảnh cá nhân

“Bạn trông tuyệt đấy, bạn làm tóc kiểu khác hả?”

Có ai không thích những lời khen? Không ai cả. Những lời khen không cần phải thật lòng, tôi nhận cả. Nhưng nếu như…

“Này, bạn có biết là bạn rất kinh tởm không?”

Có ai thích những lời lăng mạ? Chúng ta không hẳn là thích chúng nhưng – tin tôi hay không – đôi lúc chúng ta tìm kiếm những lời lăng mạ ấy nếu chúng xác nhận quan điểm về bản thân chúng ta.

Trong một nghiên cứu về vấn đề này, người ta thực chất tìm các thông tin xác nhận quan điểm của chính họ rằng họ – không hẳn là kinh tởm – lười biếng, đần độn, hay không quá khỏe mạnh (Swann et al., 1989).

Và đây không phải là dạng ghét bản thân; trong nghiên cứu này ngay cả những người có lòng tự tôn cao cũng tìm kiếm thông tin xác nhận những quan điểm tiêu cực về bản thân.

Có vẻ như chúng ta luôn thích được đúng, dù cái giá phải trả là hình ảnh của chính mình.

2. Tài chính

Một nghiên cứu của những nhà đầu tư thị trường chứng khoán trực tuyến đã cho thấy thu thập thông tin về một cổ phần có tiềm năng như thế nào (Park et al., 2010).

Những nhà nghiên cứu cho rằng thiên kiến xác nhận là rất hiển nhiên. Những nhà đầu tư tìm thông tin xác nhận phán đoán của họ về một cổ phần. Những người có thiên kiến xác nhận mạnh mẽ nhất là những nhà đầu tư tự tin thái quá nhất và hệ quả họ là người kiếm được ít tiền nhất.

Có vẻ như chúng ta luôn thích được đúng, dù cái giá phải trả là tiền.

3. Chính trị

Người ta luôn nhìn thấy những gì họ muốn thấy trong chính trị.

Ví dụ éo le nhất là trong những sự châm biếm. Thường châm biếm sử dụng những lời lẽ mỉa mai để nêu vấn đề: nhà châm biếm trên TV Stephen Colbert thường nói trái ngược với những gì ông nghĩ để làm rõ quan điểm của mình (đối với các diễn viên hài kịch thì tôi nghĩ đây được gọi là “những câu nói đùa”).

Nhưng éo le là một nghiên cứu đã cho thấy những người không đồng tình với Colbert không nghĩ là ông ấy đã mỉa mai, mà họ cho là ông ta thực sự nghĩ vậy (LaMarre, 2009).

Cái hay là cả đảng tự do và đảng bảo thủ đạt được cái họ muốn: những quan điểm của họ được xác nhận.

Có vẻ như chúng ta luôn thích được đúng, dù cái giá phải trả là không hiểu được câu nói đùa.

Đỗ lỗi cho thiên kiến

Sau bao năm, thiên kiến xác nhận là nguyên nhân của mọi kiểu niềm tin láu cá. Sau đây là một số ví dụ:

* Con người có định kiến (một phần) là vì họ chỉ chú ý những thông tin phù hợp với những ý niệm đã nhận thức được từ trước về các quốc gia hay dân tộc khác.

* Con người tin những thứ kỳ lạ như đĩa bay, vụ ám sát JFK, chiêm tinh học, kim tự tháp Ai Cập và con người đặt chân lên mặt trăng vì họ chỉ tìm kiếm những sự xác nhận, không tìm kiếm thông tin phủ nhận.

* Đầu thế kỷ XIX, các bác sĩ chữa trị những căn bệnh cũ bằng cách trích máu. Bệnh nhân của họ thường trở nên khỏe hơn nên các bác sĩ – phớt lờ tất cả những người đã chết – cho rằng cách này có hiệu quả. Trên thực tế với nhiều loại bệnh một số người luôn tự khỏe lại mà không cần bất cứ sự chữa trị nào.

Chống lại thiên kiến

Cách chống lại thiên kiến xác nhận nói thì đơn giản nhưng khó để thực hiện.

Bạn phải cố gắng và nghĩ và thực nghiệm nhiều giả thiết khác nhau. Nghe có vẻ dễ, nhưng điều đó không nằm trong bản năng của chúng ta. Nghĩ về việc tại sao chúng ta có thể bị lầm lạc hoặc có những thông tin sai lệch không hề vui vẻ gì. Nó cần một chút nỗ lực.

Đọc một quyển sách thử thách niềm tin chính trị của chúng ta hay quyển sách có những chỉ trích về bộ phim yêu thích hoặc, thậm chí, là chấp nhận những người khác nhau lựa chọn lối sống của họ như thế nào.

Cố gắng trở nên phóng khoáng hơn là một phần của thử thách mà thiên kiến xác nhận đưa ra cho chúng ta. Chúng ta có thể ấp ủ những hoài nghi đó lâu thêm được không? Chúng ta có thể để những thông tin đó ảnh hưởng đến mình và thực hiện kỳ công siêu phàm nhất: thay đổi quan điểm của chúng ta?


Hồng Phương dịch
Nguồn: Psy blog
 

Bình luận bằng Facebook

Top