Câu chuyện hội nhập

ananchip

Thanh viên kỳ cựu
Tôi là Cees Terlouw, 57 tuổi, giám đốc Viện Sư phạm ở Hà Lan. Tôi tự thấy mình còn rất khỏe khoắn, dù có hơi hói đầu một chút, nhưng hàng ngày tôi vẫn đạp xe 7 cây số đi làm, giống như ông Thủ tướng nước tôi. Mỗi lần hẹn làm việc ở các thành phố xa, tôi thường mang một va li với nhiều máy móc sách vở để làm việc trên tàu. Thế là xảy ra chuyện, nguyên nhân từ một cô sinh viên Việt Nam mà tôi đang hướng dẫn.

Một lần tôi hẹn với cô ta là cô ta đứng chờ từ đầu cầu thang. Vừa chào cô ta vừa ngang nhiên "cướp" cái vali nặng trĩu từ tay tôi. Lần đầu tiên tôi còn ngớ người ra, lần sau dù kó chịu lắm nhưng tôi không giữ nữa. Chẳng nhẽ lại đi giằng co với cô ta. Mà cô ta làm như mình khỏe lắm, người thì gầy nhom, chỉ đứng đến vai tôi. Cái túi của cô ta cũng nặng chẳng kém. Tôi vừa đi dọc hành lang vừa xấu hổ muốn chết khi gặp ánh mắt ngạc nhiên của đồng nghiệp. May mà mỗi tháng tôi chỉ gặp cô ấy một lần.

Hôm ấy chúng tôi đang định đi qua cửa quay thì một sinh viên đi xe lăn vừa tới. Anh chàng chuẩn bị xếp cây nạng gọn lại thì cô sinh viên của tôi xông đến giúp đỡ, tôi ngăn không kịp. Anh chàng đi xe lăn không nể nang gì, quát lên: "Tránh ra chỗ khác. Tôi không phải người tàn tật!" Cô sinh viên của tôi hết hồn, đứng im như tượng.
Đến nước này tôi đành phải nói thật. Người phương Tây rất coi trọng sự tự lập trong mỗi cá nhân. Tôi biết tôi già nên tôi chuẩn bị cái vali vừa đủ nặng để một mình tôi xách được, không cần nhờ đến ai khác. Anh chàng đi xe lăn dù đi lại rất vất vả nhưng anh ta cố gắng chứng tỏ mình có thể tồn tại bình đẳng trong cộng đồng. Sự ngỏ lời giúp đỡ đôi khi không cần thiết vì thế trở thành sự xúc phạm. Tôi cũng khuyên cô sinh viên của mình đừng tốn công sức thương cảm cho những người già thường lầm lũi trên đường phố. Họ thậm chí thích sống như vậy, con cái lâu lâu gặp một lần chứ gặp nhiều quá họ sợ lắm.

cau-chuyen-tu-lap-KNS.jpg
Người phương Tây rất coi trọng sự tự lập trong mỗi cá nhân

Tôi biết việc quan tâm đến người khác theo kiểu như vậy là lối sống tốt đẹp của người Việt. Nhưng cái tốt đẹp này không thể đem áp dụng ở một nơi khác rồi mong đợi một kết quả tương đương. Văn hóa cũng cần sự phát triển. Và phù hợp hay không còn phụ thuộc vào cấp độ. Vì thế, tôi thật sự không hiểu các phái đoàn Giáo dục Việt Nam sang đây thấy cái gì cũng khen, rồi chỉ một mực xin copy các phương pháp sách vở tài liệu để mang về dịch ra dùng luôn. Chẳng phải chúng tôi ích kỷ nhưng liệu làm vậy có phù hợp không?

Cuối cùng tôi tin khẳng định mình không phải là ông già kiêu hãnh hay lẩm cẩm lắm điều.

GSTS CEES TERLOUW

(sưu tầm)
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top