bachtuocdo
Thanh viên kỳ cựu
Xin ghi lại một vài cảm nhận về ông:
* Đức Đạt Lai Lạt Ma:
--Krishnamurti là một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất của thời đại.
* Deepak Chopra:
-- Krishnamurti đã ảnh hưởng sâu sắc vào chính cuộc đời tôi, đã giúp tôi vượt qua được sự tự trói buộc đã kiềm chế tôi trên con đường tới tự do, giải thoát.
* Anne Morrow Lindbergh :
-- Nghe và đọc sách của ông (Krishnamurti) là tự quán chiếu chính mình và thế giới trong một sự tươi mát chan hòa.
THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH LÀ ĐIỀU ĐẦU TIÊN PHẢI THỰC HIỆN ĐỂ BƯỚC CHÂN VÀO MỘT CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC!
- Thông minh có tạo nên cá tính của con người không?
Krishnamurti đáp :
- Chúng ta định nghĩa thế nào là "cá tính"? Và thế nào là "thông minh"? Tất cả các chính trị gia -- dù ngay đến những nhà chính trị chuyên nghiệp đa dạng ở nơi đô thị Delhi hay chỉ là những chính trị gia tay mơ huênh hoang khoác lác ở địa phương khỉ ho cò gáy -- cũng luôn luôn viện dẫn đến những từ ngữ nào là "cá tính", "lý tưởng", "thông minh", "tôn giáo", "Thượng Đế". Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này một cách say mê, sùng mộ, bởi vì chúng có vẻ như là rất quan trọng. Phần lớn chúng ta sống với chữ nghĩa; và chữ nghĩa càng được trau chuốt công phu, gọt giũa cho thật là sắc sảo bao nhiêu thì chúng ta càng thấy thích thú, thỏa mãn bấy nhiêu.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu coi chúng ta định nghĩa "thông minh" và "cá tính" như thế nào. Đừng nói là tôi đã không trả lời các bạn một cách rõ ràng, xác định. Moi ra ngay những định nghĩa, những kết luận, là một trong những trò kỹ xảo của bộ óc, có nghĩa là bạn không muốn tìm tòi, nghiên cứu, để hiểu cho thấu đáo, mà chỉ muốn đuổi theo lời nói mà thôi.
Thông minh là gì? Nếu một người có thói sợ sệt, lo lắng, ghen tị, tham lam; hoặc là đầu óc chỉ biết rập khuôn, bắt chước, trong tâm chỉ chứa đầy nhóc kinh nghiệm và kiến thức của người khác; nếu tư tưởng của hắn bị hạn chế, bị xã hội, môi trường sống nhồi ép vào khuôn khổ -- người như thế có thông minh không? Hắn không thông minh, phải vậy không? Và có thể nào một người sợ sệt, không thông minh, lại có được cá tính -- cá tính là cái gì thuộc về sáng tạo, không phải chỉ như những cái máy nhắc lại điệp khúc của truyền thống về những điều phải làm hoặc không làm. Cá tính có đáng kính trọng không?
Bạn có hiểu câu "đáng kính trọng" nghĩa là gì không?
Bạn là người đáng kính nếu bạn được nhiều người chung quanh ngưỡng mộ, kính trọng. Và cái gì làm cho số đông kính trọng -- người trong gia đình và quần chúng? Họ kính trọng những điều mà chính họ thèm muốn và đã ấp ủ trong tâm như là mục tiêu hoặc lý tưởng của họ. Họ kính trọng cái sự kiện cao vời tương phản với cảnh đời thấp thỏi của chính bản thân họ. Nếu bạn giầu và có quyền thế, hay bạn là chính trị gia tên tuổi, hoặc đã viết nhiều cuốn sách nổi tiếng, như thế bạn sẽ được đám đông kính trọng. Khi đó thì dù điều bạn nói ra có thể hoàn toàn vô nghĩa, ấy thế mà cứ hễ bạn phát biểu là thiên hạ lắng nghe, bởi vì họ đã coi bạn như là một vĩ nhân. Và khi mà bạn đã chiếm được lòng kính trọng của nhiều người, được đám đông ủng hộ, tự nhiên bạn thấy mình là người đáng kính, có cảm giác mình đã thành đạt. Nhưng cái "kẻ được-gọi-là có tội" nhiều khi lại gần Thượng Đế hơn "người đáng kính", bởi vì người đáng kính nhiều khi lại mang thói đạo đức giả.
Cá tính có phải là kết quả của sự bắt chước, có phải là bị chi phối bởi sự sợ sệt về những điều người ta sẽ nói hoặc sẽ không nói chăng? Cá tính có phải chỉ là sự làm tăng trưởng thói thiên vị, thành kiến của chính bản thân chăng? Cá tính có phải là một hình thức duy trì truyền thống, dù là ở Ấn Độ, Âu Châu hay là Hoa Kỳ chăng? Đó là những trường hợp mà thông thường người ta gọi là "có cá tính" -- là một người mạnh mẽ, nhiệt thành ủng hộ những truyền thống của địa phương và được nhiều người kính trọng.
Nhưng khi bạn đã có thói thành kiến, bắt chước, bị các tập tục truyền thống cản trở, hoặc sợ sệt, thì bạn có thông minh, có cá tính không? Sự bắt chước, sự hùa theo, sự lễ lạy xin xỏ, có lý tưởng -- đó là cung cách dẫn đến sự đáng được kính trọng, nhưng không đưa tới sự cảm thông. Một người có lý tưởng là người đáng kính, nhưng anh ta sẽ không thể gần Thượng Đế, vì anh ta sẽ không bao giờ biết thương yêu là gì, bởi vì lý tưởng của anh ta là một cách che giấu sự sợ hãi, sự bắt chước, sự cô đơn của anh ta.
Cho nên, nếu không tự hiểu thấu đáo về mình, không nhận thức rõ tất cả những vận hành của bộ óc -- bạn suy nghĩ ra sao, bạn đang rập khuôn, đang bắt chước, hay đang sợ hãi, đang tìm cầu thế lực --, như thế không thể là thông minh. Và chính sự thông minh tạo nên cá tính con người, không phải là sự tôn thờ thần tượng hay đuổi theo một lý tưởng.
Thấu hiểu chính mình, chính cái con người phức tạp đặc biệt của mình, là khởi đầu của sự thông minh, nó sẽ bộc lộ cá tính.
Krishnamurti -- Life Ahead
Danny Việt dịch
(ST)
Website hay chia sẻ với các bạn :
http://www.thuvienhoasen.org/krish-thauhieuchinhminh.htm
GOOD LUCK AND SUCCESS!
* Đức Đạt Lai Lạt Ma:
--Krishnamurti là một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất của thời đại.
* Deepak Chopra:
-- Krishnamurti đã ảnh hưởng sâu sắc vào chính cuộc đời tôi, đã giúp tôi vượt qua được sự tự trói buộc đã kiềm chế tôi trên con đường tới tự do, giải thoát.
* Anne Morrow Lindbergh :
-- Nghe và đọc sách của ông (Krishnamurti) là tự quán chiếu chính mình và thế giới trong một sự tươi mát chan hòa.
THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH LÀ ĐIỀU ĐẦU TIÊN PHẢI THỰC HIỆN ĐỂ BƯỚC CHÂN VÀO MỘT CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC!
THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH
Hỏi :- Thông minh có tạo nên cá tính của con người không?
Krishnamurti đáp :
- Chúng ta định nghĩa thế nào là "cá tính"? Và thế nào là "thông minh"? Tất cả các chính trị gia -- dù ngay đến những nhà chính trị chuyên nghiệp đa dạng ở nơi đô thị Delhi hay chỉ là những chính trị gia tay mơ huênh hoang khoác lác ở địa phương khỉ ho cò gáy -- cũng luôn luôn viện dẫn đến những từ ngữ nào là "cá tính", "lý tưởng", "thông minh", "tôn giáo", "Thượng Đế". Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này một cách say mê, sùng mộ, bởi vì chúng có vẻ như là rất quan trọng. Phần lớn chúng ta sống với chữ nghĩa; và chữ nghĩa càng được trau chuốt công phu, gọt giũa cho thật là sắc sảo bao nhiêu thì chúng ta càng thấy thích thú, thỏa mãn bấy nhiêu.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu coi chúng ta định nghĩa "thông minh" và "cá tính" như thế nào. Đừng nói là tôi đã không trả lời các bạn một cách rõ ràng, xác định. Moi ra ngay những định nghĩa, những kết luận, là một trong những trò kỹ xảo của bộ óc, có nghĩa là bạn không muốn tìm tòi, nghiên cứu, để hiểu cho thấu đáo, mà chỉ muốn đuổi theo lời nói mà thôi.
Thông minh là gì? Nếu một người có thói sợ sệt, lo lắng, ghen tị, tham lam; hoặc là đầu óc chỉ biết rập khuôn, bắt chước, trong tâm chỉ chứa đầy nhóc kinh nghiệm và kiến thức của người khác; nếu tư tưởng của hắn bị hạn chế, bị xã hội, môi trường sống nhồi ép vào khuôn khổ -- người như thế có thông minh không? Hắn không thông minh, phải vậy không? Và có thể nào một người sợ sệt, không thông minh, lại có được cá tính -- cá tính là cái gì thuộc về sáng tạo, không phải chỉ như những cái máy nhắc lại điệp khúc của truyền thống về những điều phải làm hoặc không làm. Cá tính có đáng kính trọng không?
Bạn có hiểu câu "đáng kính trọng" nghĩa là gì không?
Bạn là người đáng kính nếu bạn được nhiều người chung quanh ngưỡng mộ, kính trọng. Và cái gì làm cho số đông kính trọng -- người trong gia đình và quần chúng? Họ kính trọng những điều mà chính họ thèm muốn và đã ấp ủ trong tâm như là mục tiêu hoặc lý tưởng của họ. Họ kính trọng cái sự kiện cao vời tương phản với cảnh đời thấp thỏi của chính bản thân họ. Nếu bạn giầu và có quyền thế, hay bạn là chính trị gia tên tuổi, hoặc đã viết nhiều cuốn sách nổi tiếng, như thế bạn sẽ được đám đông kính trọng. Khi đó thì dù điều bạn nói ra có thể hoàn toàn vô nghĩa, ấy thế mà cứ hễ bạn phát biểu là thiên hạ lắng nghe, bởi vì họ đã coi bạn như là một vĩ nhân. Và khi mà bạn đã chiếm được lòng kính trọng của nhiều người, được đám đông ủng hộ, tự nhiên bạn thấy mình là người đáng kính, có cảm giác mình đã thành đạt. Nhưng cái "kẻ được-gọi-là có tội" nhiều khi lại gần Thượng Đế hơn "người đáng kính", bởi vì người đáng kính nhiều khi lại mang thói đạo đức giả.
Cá tính có phải là kết quả của sự bắt chước, có phải là bị chi phối bởi sự sợ sệt về những điều người ta sẽ nói hoặc sẽ không nói chăng? Cá tính có phải chỉ là sự làm tăng trưởng thói thiên vị, thành kiến của chính bản thân chăng? Cá tính có phải là một hình thức duy trì truyền thống, dù là ở Ấn Độ, Âu Châu hay là Hoa Kỳ chăng? Đó là những trường hợp mà thông thường người ta gọi là "có cá tính" -- là một người mạnh mẽ, nhiệt thành ủng hộ những truyền thống của địa phương và được nhiều người kính trọng.
Nhưng khi bạn đã có thói thành kiến, bắt chước, bị các tập tục truyền thống cản trở, hoặc sợ sệt, thì bạn có thông minh, có cá tính không? Sự bắt chước, sự hùa theo, sự lễ lạy xin xỏ, có lý tưởng -- đó là cung cách dẫn đến sự đáng được kính trọng, nhưng không đưa tới sự cảm thông. Một người có lý tưởng là người đáng kính, nhưng anh ta sẽ không thể gần Thượng Đế, vì anh ta sẽ không bao giờ biết thương yêu là gì, bởi vì lý tưởng của anh ta là một cách che giấu sự sợ hãi, sự bắt chước, sự cô đơn của anh ta.
Cho nên, nếu không tự hiểu thấu đáo về mình, không nhận thức rõ tất cả những vận hành của bộ óc -- bạn suy nghĩ ra sao, bạn đang rập khuôn, đang bắt chước, hay đang sợ hãi, đang tìm cầu thế lực --, như thế không thể là thông minh. Và chính sự thông minh tạo nên cá tính con người, không phải là sự tôn thờ thần tượng hay đuổi theo một lý tưởng.
Thấu hiểu chính mình, chính cái con người phức tạp đặc biệt của mình, là khởi đầu của sự thông minh, nó sẽ bộc lộ cá tính.
Krishnamurti -- Life Ahead
Danny Việt dịch
(ST)
Website hay chia sẻ với các bạn :
http://www.thuvienhoasen.org/krish-thauhieuchinhminh.htm
GOOD LUCK AND SUCCESS!