bachduong
Thanh viên kỳ cựu
Tự che bằng dù của mình
Có một thanh niên đứng tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị sư đang cầm dù đi qua, bèn gọi:
- Thiền sư! Cứu độ chúng sanh một tí đi! Dẫn tôi đi một đoạn có được không…
Nhà sư quay lại:
- Tôi đang đi trong mưa, ông đang đứng dưới mái hiên, mà dưới mái hiên không có mưa, tôi cần gì giúp ông…
Thanh niên lập tức rời khỏi mái hiên, chạy ra đứng dưới mưa rồi nói:
- Bây giờ tôi cũng đang đứng trong mưa, ông giúp tôi chứ…
Sư đáp:
- Tôi đang ở trong mưa, ông cũng đang ở trong mưa. Tôi không bị ướt, vì tôi có dù. Ông bị ướt vì ông không có dù. Cho nên không phải tôi giúp ông mà cái dù giúp ông. Nếu ông muốn được giúp, không cần phải tìm tôi, mà hãy tự đi tìm cái dù.
Sư nói xong đi thẳng về phía trước…(Theo Hoa Linh thoại) BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Bổ sung thêm 1 chút nhé:theo bạn chiếc dù này được tạo nên từ cái gì,"chất liệu " gì?
Có một thanh niên đứng tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị sư đang cầm dù đi qua, bèn gọi:
- Thiền sư! Cứu độ chúng sanh một tí đi! Dẫn tôi đi một đoạn có được không…
Nhà sư quay lại:
- Tôi đang đi trong mưa, ông đang đứng dưới mái hiên, mà dưới mái hiên không có mưa, tôi cần gì giúp ông…
Thanh niên lập tức rời khỏi mái hiên, chạy ra đứng dưới mưa rồi nói:
- Bây giờ tôi cũng đang đứng trong mưa, ông giúp tôi chứ…
Sư đáp:
- Tôi đang ở trong mưa, ông cũng đang ở trong mưa. Tôi không bị ướt, vì tôi có dù. Ông bị ướt vì ông không có dù. Cho nên không phải tôi giúp ông mà cái dù giúp ông. Nếu ông muốn được giúp, không cần phải tìm tôi, mà hãy tự đi tìm cái dù.
Sư nói xong đi thẳng về phía trước…(Theo Hoa Linh thoại)
Nhà sư trong câu chuyện thoạt nhìn có vẻ khó tính và lạnh lùng, nhưng kỳ thực lòng ông quá đỗi từ bi. Giúp người thì rất cần, tuy nhiên giúp như thế nào, có giá trị tức thời hay dài lâu… mới là chuyện đáng bàn.
Người ta đã nói rất nhiều về chuyện giúp người thì nên cho “cơm” hay “cần câu cơm”. Rõ ràng thì về lâu về dài và căn bản nhất vẫn là cho “cần câu cơm”, tức là trao một phương tiện làm kế sinh nhai để họ tự vực dậy cuộc sống của mình. Bởi lẽ miệng ăn thì núi lở, sự giúp đỡ vật chất từ bên ngoài cũng có giới hạn, nếu tự thân không vận động để vươn lên thì khó cải thiện đói nghèo.
Bất cứ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài cũng có tính giai đoạn và tạm thời. Không ai có thể giúp ta mãi mãi, cho dù đó là những người vô cùng thân thiết và rất mực yêu thương. Nói như nhà sư trong câu chuyện, không ai có thể che dù cho anh hoài mà vấn đề là anh phải sắm dù để tự che lấy. Vì thế, phải thay đổi tư duy ngay từ lúc này, tìm cách sắm dù cho riêng mình mới là điều quan yếu, chứ không phải xin người khác che giúp.
Chiếc dù của đời mình là tất cả những hành trang cần yếu để bước vào đời như sức khỏe, tri thức, đạo đức và sự khéo léo trong quan hệ, ứng xử v.v… Mưa gió, bất trắc trên đường đời có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên cần phải tạo dựng chiếc dù để tự che lấy mình trong mọi hoàn cảnh. Dù của mình càng to, bền chắc thì càng dễ dàng bước đến thành công.
Về một phương diện khác, nhà sư muốn trao truyền thông điệp về sự thong dong trong mưa bão cuộc đời của mình, bình an nhờ có chiếc dù Chánh pháp. Trong nhiều nỗi biến động và nhiêu khê của cuộc đời, người biết nương tựa Chánh pháp có thể bình an, tự tại. Có điều, để tìm về bến bờ giải thoát, an vui ấy thì “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, hãy tìm trong kho tàng Chánh pháp một pháp tu để an trú, làm chiếc dù cho riêng mình thì mới có thể thong dong, tự tại được.
Cũng như hành trình cuộc sống, hành trình thăng hoa tâm linh cũng đòi hỏi sự nỗ lực cao độ, không hề dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, cho dù đó là các bậc thầy, thì mới có thể tiến xa và thành công viên mãn.
TÂM NGUYỄNBổ sung thêm 1 chút nhé:theo bạn chiếc dù này được tạo nên từ cái gì,"chất liệu " gì?