[Cuộc Sống] Diễn biến tâm lý của những người muốn tự tử

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Hiểu hơn về những giai đoạn tâm lý mà một người có ý định tự tử sẽ phải trải qua trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Với những người yêu mến điện ảnh, dường như sự ra đi của nam diễn viên Robin Williams là một mất mát to lớn với họ. Qua điều tra, các cảnh sát nhận định rằng, ông đã tự tử tại nhà riêng. Cuộc điều tra ban đầu cho thấy, trước khi mất, Robin Williams đã cố gắng để chữa căn bệnh trầm cảm nhưng cuối cùng ông không thành công.

Về mặt tâm lý, mỗi người trong chúng ta có ngưỡng cảm xúc khác nhau cũng như sức chịu đựng trước những biến cố. Tùy vào mức độ mà mỗi người có phản ứng về cảm xúc trước hành vi của mình. Và khi không thể chịu đựng được trước những áp lực tâm lý, nhiều người thường tìm đến con đường chết thông qua việc "tự tử".

Vậy liệu rằng tiến trình tâm lý của những người tự tử sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho thắc mắc đó.


1. Rơi vào tuyệt vọng

rlb1408036455.jpg


Hầu hết những người có ý định tự tử đều có chất lượng cuộc sống cao hơn mức trung bình. Tỷ lệ tự tử ở những nước giàu cao hơn nước nghèo, hay nói cách khác những nước càng đề cao tự do cá nhân, càng phát triển thì có tỷ lệ tự tử cao. Một thống kê khác cũng chỉ ra, những người có học vấn cao, được nhiều người kì vọng thì rất dễ có nguy cơ tự sát.

Nguyên nhân được các nhà tâm lý học lý giải là do khi có cuộc sống quá đầy đủ, con người thường đặt ra những tiêu chuẩn quá mức về "hạnh phúc". Vì vậy, họ dễ dàng bị suy sụp khi gặp phải rắc rối không lường trước được.

Nhiều bằng chứng thực tế cho thấy, ý nghĩ tự tử xuất hiện do con người thất vọng trước hoàn cảnh, tình huống hiện tại không đúng như mình mong muốn... Sự nghèo khó không phải là yếu tố dẫn đến tự tử, nhưng sự tụt dốc từ cuộc sống giàu có bỗng chốc trở thành túng thiếu có thể tác động mạnh mẽ tới ý nghĩ tự sát.

Cũng giống như hầu hết các vụ tự tử trong tù hay bệnh viện tâm thần đều xảy ra trong vòng một tháng đầu đối tượng bị giam giữ. Thời gian này họ phải đấu tranh tâm lý kịch liệt để thích ứng với sự mất tự do.

Rõ ràng rằng, chính khoảng cách giữa kì vọng, tiêu chuẩn của con người và điều kiện thực tế là nguyên nhân cốt yếu dẫn đến quá trình tự tử.


2. Tự trách bản thân

Không chỉ vì tuyệt vọng do rơi xuống từ đỉnh vinh quang mà có thể dẫn bạn tới tự sát, tự trách cứ bản thân cũng là một mẫu số quan trọng khiến bạn có hành động tiêu cực như vậy.

Những người có lòng tự trọng thấp thường hay chỉ trích người khác chứ không phải bản thân, vì vậy, những người có lòng tự trọng cao mới là đối tượng dễ tự vẫn.

Họ hay có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và sai lầm cho rằng, mọi người đều tốt trong khi chính họ lại chẳng ra gì. Cảm giác bất lực, sự tủi hổ, tội lỗi, hay cảm giác bị xâm phạm, nhục mạ và bị chối bỏ khiến những người tự tử chán ghét bản thân; từ đó tự đẩy mình ra khỏi xã hội.

Bản thân cảm thấy bị ghét bỏ, không còn có cơ hội được thay đổi sẽ làm cho tâm hồn dần mục ruỗng.

Đây chính là lý do tại sao những thanh niên hay người lớn thuộc giới tính thứ ba thường phải chịu đựng sự tẩy chay của xã hội - là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương và dẫn tới tự tử.


3. Tự ý thức cao về bản thân

Điểm cốt yếu của sự tự ý thức là so sánh bản thân với các tiêu chuẩn. Chính sự so sánh khắc nghiệt không ngừng với một "cái Tôi" tốt hơn (một "cái Tôi" trong quá khứ hạnh phúc hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn) đã đẩy con người ta càng gần đến với con đường tự sát.

Những ý nghĩ kích thích tiêu cực này thực chất có thể đo lường được, ít nhất là trực tiếp thông qua việc phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong "thư tuyệt mệnh".

jby1408036455.jpg


Edwin Shneidman - nhà tâm lý học nổi tiếng nghiên cứu về tự sát đã từng viết: "Con đường ngắn nhất để chúng ta có thể hiểu về tự sát không phải qua nghiên cứu cấu trúc bộ não, cũng không phải qua số liệu thống kê xã hội hay những căn bệnh thần kinh mà là trực tiếp qua chính cảm xúc được mô tả lại bằng từ ngữ của người đã tự vẫn".

Việc sử dụng chương trình phân tích để phân loại và đếm các loại từ ngữ mà người tự tử đã sử dụng được các nhà khoa học cho là có hiệu quả nhất. So với những bức thư tuyệt mệnh giả, những bức thư thật rõ ràng sử dụng đại từ ngôi thứ nhất số ít nhiều hơn, chứng tỏ sự tự ý thức cao về bản thân.

Và không giống như thư tuyệt mệnh của những người bị sát hại, những người tự tử rất hiếm khi sử dụng những từ ngữ chung chung như đại từ số nhiều "chúng tôi", "chúng ta".

Khi họ nhắc đến những người đặc biệt nào đó, sẽ thường là những người đã bị chia cắt, những người không hiểu họ hay bị họ chống đối. Bạn bè hay người thân, thậm chí cả người mẹ yêu dấu thường không được nhắc đến.


4. Ảnh hưởng tiêu cực

Nhiều người cho rằng, tự sát xảy ra do con người phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài. Tuy nhiên, rõ ràng hầu hết những người phiền muộn không có ý định tự sát và không phải những người nào có ý định tự sát cũng đều bị trầm cảm.

Theo hầu hết những số liệu nghiên cứu về các loài động vật cho thấy chúng ta là giống loài duy nhất trên hành tinh có khả năng đánh giá, chỉ trích lẫn nhau mà có thể khiến đối phương tủi hổ đến mức tự vẫn.

Đây là hệ quả của quá trình tiến hóa "học thuyết suy nghĩ". Con người thường mải mê phân vân xem những người khác đang nghĩ gì, bao gồm cả những suy nghĩ của họ về bạn và có lẽ quan trọng hơn là những gì bạn đang nghĩ về chính bạn.

Một số nhà tâm lý học cho rằng, những người tự tử cảm thấy có lỗi và tìm kiếm sự trừng phạt cho lỗi lầm của mình. Nhưng một số người khác lại nghĩ, người có ý định tự tử có nghĩa là họ đã mất sự nhận thức về bản thân.

5. Suy giảm nhận thức

Bước thứ năm trong tâm lý dẫn đến tự tử là giai đoạn thể hiện rõ nhất sự khác biệt đến đáng sợ trong suy nghĩ của người tự tử.

Ở giai đoạn này, những thứ trong nhận thức của con người bắt đầu sụp đổ. Ví dụ, viễn cảnh thời gian của người tự tử thay đổi khiến cho thời khắc hiện tại dường như kéo dài vô tận. Đó là bởi họ cảm thấy vô cùng chán ghét và lo lắng về hiện tại (có thể là cả về tương lai).

Bằng chứng cho thấy những người tự tử thường thấy khó khăn khi nghĩ về tương lai. Họ lựa chọn cách dùng nỗi sợ cái chết để thoát khỏi những suy nghĩ đó. Đây là một cơ chế phản kháng tự động giúp cho con người có thể thoát khỏi sự nhận thức về suy nghĩ lỗi lầm trong quá khứ hay tương lai mờ mịt, tuyệt vọng.

6. Mất phản xạ có điều kiện

Đây là giai đoạn cuối cùng tách biệt ý định tự tử với hành động tự tử thật sự. Sự mất phản xạ có điều kiện xảy ra khi người ta vượt qua nỗi sợ hãi đặc biệt khi phải trải qua cái chết. Đây là một kết quả khác của sự suy giảm nhận thức.

Một nghiên cứu cho thấy, trong khi có rất nhiều người đã từng có suy nghĩ tự sát thì thực tế số lượng những vụ tự tử lại rất ít. Điều này chủ yếu là do ngoài mong muốn tự kết liễu, con người cần đạt được "năng lực" để tự sát, bao gồm: thoát khỏi nỗi sợ cái chết và tăng khả năng chịu đau.

Tiền sử chịu đựng nỗi đau thể chất cũng làm tăng khả năng dẫn đến tự sát. Một đứa trẻ từng phải chịu bạo lực gia đình hay bị lạm dụng tình dục có thể khiến nó quen dần với nỗi đau, tạo thành nhân tố giúp nạn nhân đối mặt với cái chết.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Scientific American, Livescience, Wikipedia...

Nguồn: http://kenh14.vn/kham-pha/tim-hieu-dien-...281386.chn
 

bepdanang

Thành viên mới
Tự tử là một việc làm không nên và sai lầm. Những người này thường rơi vào bế tặc và trầm cảm nặng
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Tom [Cuộc Sống] Vai diễn cuối cùng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tìm hiểu tâm lý của diễn viên hài Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm thế nào để biến những tính cách xấu thành sức mạnh với một mẹo tâm lý dễ dàng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 9 cách nói phổ biến của 1 người xung hấn-thụ động ở nơi làm việc Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Kiểu đương đầu né tránh đóng 1 vai trò quan trọng trong những vấn đề tâm lý phổ biến Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Truyền thông sai lệch phổ biến hơn giữa những cặp đôi hơn là giữa những người xa lạ Quà Tặng Cuộc Sống 0
M 9 thủ thuật tâm lý ngăn kẻ khác thao túng bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tom [Gia Đình] Tâm sự của bạn trẻ 23 tuổi lần đầu tiên đưa mẹ đi du lịch sau hơn nửa đời người vất vả Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Thuần hoá con voi ma mút: Tại sao bạn nên dừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Chỉ dẫn của những nhà tâm lý để quan sát người khác Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Chữa lành tâm trí thông qua sự yên lặng và cô độc Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Tâm lý những người đàn ông thích cứu giúp phụ nữ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 10 điều mà các giảng viên tâm lý học muốn bạn biết Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tâm lý học về người keo kiệt Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm lý học của trạng thái dòng chảy Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Cách đi bộ tác động đến tâm lý người Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 5 lí do tại sao nỗi đau tâm lý tồi tệ hơn nỗi đau thể lý Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] 8 lợi ích tâm lý của tính khiêm tốn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 8 hiệu ứng tâm lý tuyệt vời của lòng từ bi Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Thoát khỏi tổn thương tâm lý được cất trong cơ thể bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 7 lời khuyên vĩ đại nhất của tâm lý học Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 1 lý thuyết giải thích vì sao người quyền lực vô tâm với người không có quyền lực Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Những cách để cải thiện tâm trạng của bạn Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Hiểu tâm lý con người qua những từ họ nói Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Mặt tích cực của tâm trí suy nghĩ lan man Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự chú tâm có thể giúp bạn cải thiện những công việc lặt vặt hằng ngày Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Suy nghĩ như 1 nhà tâm lý trị liệu Quà Tặng Cuộc Sống 6
H [Cuộc Sống] Tâm trí con người suy nghĩ lan man gần 1 nửa số thời gian trong ngày Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Con vật nuôi ảnh hưởng đến tâm trạng và tính cách bạn như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm lý học về những chuyện cười Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao tâm trí không thích hợp để trả lời câu hỏi Tôi là ai? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 13 phát hiện đáng ngạc nhiên từ tâm lý học thức ăn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Đâu là chiến lược tâm lý tốt nhất để tránh buồn chán? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Những điều hoang đường và những sự thật bất ngờ về tâm trí Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm trí quan tâm đến địa vị xã hội nhiều như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Tình Yêu] Những chiến lược tâm lý học giúp bạn quên người yêu cũ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Những chương trình truyền hình tiết lộ điều gì về tâm lý người Mỹ ? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự buồn rầu - mối quan tâm đến bản thân. Quà Tặng Cuộc Sống 0
benny [Cuộc Sống] Con mắt của lương tâm Quà Tặng Cuộc Sống 0
fr [Cuộc Sống] Dành cho những tâm hồn lạc [xin và nhận!] Quà Tặng Cuộc Sống 11
Sóng [Cuộc Sống] Tĩnh tâm trại mừng sinh nhật CLB - 20/9/09 Quà Tặng Cuộc Sống 2
Sóng [Cuộc Sống] Tĩnh tâm 6/9/09 - Đừng cũ quá ta ơi! Quà Tặng Cuộc Sống 10
4mat [Cuộc Sống] Trà sữa cho tâm hồn Quà Tặng Cuộc Sống 4
cobala [Cuộc Sống] 5 phút nuôi dưỡng tâm hồn mình Quà Tặng Cuộc Sống 1

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top