KendyDat
Thanh viên kỳ cựu
♀.♂ Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ VN trong thời đại @. Đặc biệt, nó như một thứ "mốt" với các sinh viên xóm trọ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời...
♀.♂ Khá đông mọi người không thích dùng từ sống thử vì "nghe nó tiêu cực, cứ như một tệ nạn xã hội", và ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân với điều kiện đôi nam nữ yêu nhau mãnh liệt, muốn gắn bó thực sự bất chấp thời gian gắn bó có thể chỉ là vài tháng.
Phía sau nhà trọ
Đêm ấy, cả xóm trọ thức trắng vì P chới với trên sân thượng nhất mực đòi... tự tử vì lý do người yêu của cô là dân "nghiện game". P nức nở: "Cả tháng nay anh ấy cũng online suốt sáng thâu đêm, mặc kệ lời khuyên của em".
P đang là SV năm thứ ba Học viện T. Cô thuê phòng nhỏ tại một dãy nhà trọ khuất sâu trong xóm và gặp T, cựu SV ĐH M đã đi làm. Cuộc sống gần gũi trong xóm trọ đã "bắt lửa tình" và họ yêu nhau đã được hơn một năm.
Phòng của P và T sát nhau nên đã mấy tháng nay P và T sống như "người một nhà": Ăn uống, sinh hoạt, thậm chí "qua đêm" với nhau. P bảo: "Em tin anh ấy và cảm thấy không hối tiếc vì mình đã sống chung".
Cả xóm trọ mười mấy SV đều biết điều đó, duy chủ xóm trọ thì chỉ đến hôm P đòi... tự tử mới vỡ lẽ! Bà chủ nhà đã mời cả hai người lên khuyên bảo, phân tích những điều ảnh hưởng. Nhưng chỉ được một thời gian, cuộc sống chung giữa P và T lại tiếp diễn đến chủ nhà cũng đành ngán ngẩm "tiễn khách"!
Xung quanh các trường đại học, cao đẳng hình thành những làng SV và ở bất kỳ khu trọ nào thì hình ảnh như của P và T cũng đều dễ bắt gặp. Họ có thể công khai sống với nhau. Có cặp đôi "giấu giếm", thì một tháng chỉ lén lút cùng nhau dăm bảy bữa "vợ chồng".
Ngay trong cuộc sống tập thể ký túc xá, nơi được quản lý chặt chẽ cũng vẫn có những đôi sống thử, đến khi những bạn gái "nhỡ nhàng" phải vào nhà hộ sinh sinh con, mọi người mới tá hoả. Còn như những khu nhà trọ không có người quản lý hoặc chủ trọ một tháng chỉ đến thu tiền nhà một lần thì điều đó diễn ra như "cơm bữa".
Tại một xóm trọ gần ĐH L, H còn sắp lịch "sống thử" liền lúc với vài cô gái. Có phòng trọ, ba SV ở cùng thì người yêu của cả ba SV đó đều đến sống chung và phòng trọ được phân thành những khoảng trời riêng cho từng đôi lứa.
Những cuộc "sống thử" của SV bất chấp dư luận, như một cuộc thử nghiệm vào đời với đủ mùi vị đắng cay, có cả những chuyện thương tâm đáng tiếc xảy ra. Thế nhưng, "học phí" cho những cuộc "tự mò mẫm" ấy là những cái giá quá đắt, có thể ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này mà ngay những "kẻ dấn thân" cũng không thể lường hết.
Cần thiết phải vẽ "đường"
Thực tế, nhiều cuộc sống thử không xuất phát từ tình yêu đích thực mà chỉ là sự tiết kiệm chi phí sinh hoạt (tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn...); là kiểu tình yêu "gá tạm".
Có nhiều người sống thử theo trào lưu "té nước theo mưa" thử cho biết, lại có kẻ chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục cá nhân... Cho nên, hạnh phúc và may mắn không phải lúc nào cũng mỉm cười với họ, thay vào đó là những đau khổ, tan vỡ, gây ảnh hưởng lâu dài đến tương lai.
TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà - GĐ Trung tâm Tư vấn truyền thông sức khoẻ và phát triển cộng đồng cho biết: "Ở VN, sự trinh tiết của người phụ nữ vẫn còn là một vấn đề rất được coi trọng, nên áp lực tâm lý đối với bạn gái đã sống thử là hết sức nặng nề. Khi sống thử nếu không có kiến thức, kỹ năng về tình dục an toàn thì bạn gái dễ có thai ngoài ý muốn mà nếu nạo phá nhiều lần dễ dẫn tới vô sinh. Nếu bạn nam là người đã từng sống thử nhiều lần và đã từng QHTD với gái mại dâm thì nguy cơ cả hai đều mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS là rất cao...".
Đã đến lúc cần phải "vẽ đường cho hươu chạy" đúng cách bằng các biện pháp phổ biến giáo dục giới tính, an toàn tình dục và sức khoẻ sinh sản, đặc biệt lưu ý tới các lứa đôi sống thử. Điều đó hết sức cần thiết trong kỷ nguyên truyền thông kỹ thuật số này. Nó sẽ giảm tải được các tệ nạn xã hội, chi phí lẫn gánh nặng của gia đình và toàn thể xã hội; góp phần bảo đảm ổn định tâm lý - sức khoẻ và hạnh phúc cho nữ giới trong cuộc sống.
Theo báo Lao Động
♂♀♂ Theo Đạt thì sống thử cũng nên thôi khi mà cuộc sống ngày nay càng tất bật, đôi lứa không có điều kiện để tìm hiểu nhau. Đây là một cách tốt để tự lập và hiểu nhau hơn trước khi cưới nhau về. Tránh trường hợp "Bỏ thì thương mà vươn thì tội".♂♀♂
Còn [you] nghĩ sao về vấn đề này ?
Phía sau nhà trọ
Đêm ấy, cả xóm trọ thức trắng vì P chới với trên sân thượng nhất mực đòi... tự tử vì lý do người yêu của cô là dân "nghiện game". P nức nở: "Cả tháng nay anh ấy cũng online suốt sáng thâu đêm, mặc kệ lời khuyên của em".
P đang là SV năm thứ ba Học viện T. Cô thuê phòng nhỏ tại một dãy nhà trọ khuất sâu trong xóm và gặp T, cựu SV ĐH M đã đi làm. Cuộc sống gần gũi trong xóm trọ đã "bắt lửa tình" và họ yêu nhau đã được hơn một năm.
Phòng của P và T sát nhau nên đã mấy tháng nay P và T sống như "người một nhà": Ăn uống, sinh hoạt, thậm chí "qua đêm" với nhau. P bảo: "Em tin anh ấy và cảm thấy không hối tiếc vì mình đã sống chung".
Cả xóm trọ mười mấy SV đều biết điều đó, duy chủ xóm trọ thì chỉ đến hôm P đòi... tự tử mới vỡ lẽ! Bà chủ nhà đã mời cả hai người lên khuyên bảo, phân tích những điều ảnh hưởng. Nhưng chỉ được một thời gian, cuộc sống chung giữa P và T lại tiếp diễn đến chủ nhà cũng đành ngán ngẩm "tiễn khách"!
Xung quanh các trường đại học, cao đẳng hình thành những làng SV và ở bất kỳ khu trọ nào thì hình ảnh như của P và T cũng đều dễ bắt gặp. Họ có thể công khai sống với nhau. Có cặp đôi "giấu giếm", thì một tháng chỉ lén lút cùng nhau dăm bảy bữa "vợ chồng".
Ngay trong cuộc sống tập thể ký túc xá, nơi được quản lý chặt chẽ cũng vẫn có những đôi sống thử, đến khi những bạn gái "nhỡ nhàng" phải vào nhà hộ sinh sinh con, mọi người mới tá hoả. Còn như những khu nhà trọ không có người quản lý hoặc chủ trọ một tháng chỉ đến thu tiền nhà một lần thì điều đó diễn ra như "cơm bữa".
Tại một xóm trọ gần ĐH L, H còn sắp lịch "sống thử" liền lúc với vài cô gái. Có phòng trọ, ba SV ở cùng thì người yêu của cả ba SV đó đều đến sống chung và phòng trọ được phân thành những khoảng trời riêng cho từng đôi lứa.
Những cuộc "sống thử" của SV bất chấp dư luận, như một cuộc thử nghiệm vào đời với đủ mùi vị đắng cay, có cả những chuyện thương tâm đáng tiếc xảy ra. Thế nhưng, "học phí" cho những cuộc "tự mò mẫm" ấy là những cái giá quá đắt, có thể ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này mà ngay những "kẻ dấn thân" cũng không thể lường hết.
Cần thiết phải vẽ "đường"
Thực tế, nhiều cuộc sống thử không xuất phát từ tình yêu đích thực mà chỉ là sự tiết kiệm chi phí sinh hoạt (tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn...); là kiểu tình yêu "gá tạm".
Có nhiều người sống thử theo trào lưu "té nước theo mưa" thử cho biết, lại có kẻ chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục cá nhân... Cho nên, hạnh phúc và may mắn không phải lúc nào cũng mỉm cười với họ, thay vào đó là những đau khổ, tan vỡ, gây ảnh hưởng lâu dài đến tương lai.
TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà - GĐ Trung tâm Tư vấn truyền thông sức khoẻ và phát triển cộng đồng cho biết: "Ở VN, sự trinh tiết của người phụ nữ vẫn còn là một vấn đề rất được coi trọng, nên áp lực tâm lý đối với bạn gái đã sống thử là hết sức nặng nề. Khi sống thử nếu không có kiến thức, kỹ năng về tình dục an toàn thì bạn gái dễ có thai ngoài ý muốn mà nếu nạo phá nhiều lần dễ dẫn tới vô sinh. Nếu bạn nam là người đã từng sống thử nhiều lần và đã từng QHTD với gái mại dâm thì nguy cơ cả hai đều mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS là rất cao...".
Đã đến lúc cần phải "vẽ đường cho hươu chạy" đúng cách bằng các biện pháp phổ biến giáo dục giới tính, an toàn tình dục và sức khoẻ sinh sản, đặc biệt lưu ý tới các lứa đôi sống thử. Điều đó hết sức cần thiết trong kỷ nguyên truyền thông kỹ thuật số này. Nó sẽ giảm tải được các tệ nạn xã hội, chi phí lẫn gánh nặng của gia đình và toàn thể xã hội; góp phần bảo đảm ổn định tâm lý - sức khoẻ và hạnh phúc cho nữ giới trong cuộc sống.
Theo báo Lao Động
♂♀♂ Theo Đạt thì sống thử cũng nên thôi khi mà cuộc sống ngày nay càng tất bật, đôi lứa không có điều kiện để tìm hiểu nhau. Đây là một cách tốt để tự lập và hiểu nhau hơn trước khi cưới nhau về. Tránh trường hợp "Bỏ thì thương mà vươn thì tội".♂♀♂
Còn [you] nghĩ sao về vấn đề này ?