[FONT="]Cách tốt nhất để không bị mất động lực đó là không cần đến động lực nữa. Có thể bạn nghe sẽ thấy vô lý...nhưng bạn thử nghĩ nhé. Mỗi sáng bạn không cần có động lực, mà bạn vẫn dậy và đánh răng đấy thôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ, cảm giác chưa đánh răng làm bạn khó chịu...thế là bạn vẫn phải rướn rướn cái thân ra khỏi giường để đánh răng. Đó chính là sức mạnh của THÓI QUEN!!! Nhiều người tỷ phú, họ rất giàu, nhưng tại sao họ vẫn làm việc miệt mài???...đơn giản vì nó đã biến thành thói quen của họ, không làm họ sẽ cảm thấy bứt rứt vô cùng.
Quay lại vấn đề làm sao để biến 1 hành động mà bạn không thích hoặc không quen thành THÓI QUEN của bạn...thì mình phải nói...đây thật sự là 1 quá trình vô cùng khó khăn. Hầu hết mọi người sẽ mất kiên nhẫn. Và đó là lý do khiến họ thất bại. Theo kinh nghiệm bạn thân, thì mình có 4 bước để thay đổi 1 thói quen xấu và có được thói quen tốt muốn chia sẻ cho bạn.[/FONT]
- [FONT="]Xác định thói quen xấu phải được loại bỏ. Lý do phải làm điều đó? Điều gì khiến thói quen này cứ duy trì hoài (cái này quan trọng lắm), tìm càng nhiều lý do thì bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng hơn để loại bỏ nó.[/FONT]
- [FONT="]Bạn hình dung ra con người mình khi loại bỏ được thói quen xấu đó, thật tích cực vào nhé.[/FONT]
- [FONT="]Tìm ngay 1 thói quen tích cực khác thay chỗ thói quen xấu đó và cảm nhận cảm xúc tích cực khi thực hiện thói quen tốt đó hàng ngày. Mỗi lần thực hiện thói quen tốt là bạn lại hình dung ra viễn cảnh tương lai nhé (nó như nguồn thức ăn nuôi dưỡng sự kiên trì trong bạn)[/FONT]
- [FONT="]Nếu cả 3 bước trên bạn đều khó thực hiện...thì hãy tìm cho mình 1 người bạn cùng rèn luyện thói quen tốt ấy. Hàng ngày 2 người "chửi" nhau để cùng nhau sửa đổi[/FONT]
[FONT="]Mình tin nếu bạn làm đúng như trên thì không quá 1 tuần, bạn sẽ có 1 thói quen hoàn toàn tích cực. (nó có thể sớm hơn thế nữa, nếu bạn có quyết tâm muốn thay đổi mãnh liệt và kiên trì hàng ngày). Chúc bạn thành công STEWARD.
Có thể bạn Steward viết những dòng trên thật sự rất lạc quan, khi bạn ấy cho rằng, Steward cho rằng không quá 1 tuần sẽ có 1 thói quen hoàn toàn tích cực, điều này rất có thể xảy ra và hiệu quả gấp 3-4 lần những gì trong các sách nói(cần phải thực hiện thói quen từ 21-28 ngày liên tục) nhưng bản thân tôi thì cho rằng, tin điều như vậy không gây ra hậu quả gì xấu cho nên mình thấy tin tưởng điều mà Steward đã nói(rất có thể là cần phải thực hiện thói quen mới với cường độ gấp chừng 5 lần thì mới đem lại hiệu quả), cảm ơn bạn.
[/FONT]
Chị tặng em ba câu hỏi vậy:
1. Vì sao em phái thực hiện mục tiêu đó? Nó có điều xuất phát từ mong muốn thật sự/giá trị cốt lõi của bản thân em không?
2. Mục tiêu đó có thử thách và hấp dẫn với em không? (không quá dễ, cũng không quá mơ hồ)
3. Mọi thành công luôn đòi hỏi phải trả giá. Em có sẵn sàng trả giá, sẵn sàng chịu đựng vất vả để đạt tới điều mình mơ ước không? SÓNG
Với câu hỏi của Sóng mình xin bổ sung thêm về câu hỏi 1, có thể hỏi thêm rằng: mình sẽ nhận hậu quả khủng khiếp nào khi không thực hiện được mục tiêu đó mà ngược lại mình sẽ hạnh phúc thế nào khi thực hiện được mục tiêu(cái này cũng tương tự như sử dụng NLP). Trí tưởng tượng càng mãnh liệt thì trả lời câu hỏi càng chuẩn xác và hiệu quả.
Cũng có thể sử dụng phân tích SWOT
Hoặc là dùng mẫu câu hỏi 5w1h, nhưng mình thường không dùng toàn bộ các câu hỏi (what, why, when, where, who, how)
What? Mục tiêu này là gì, nó có thử thách và hấp dẫn với bạn không? (như Sóng đã viết)
Nó có đặc điểm gì không, có liên quan tới chuyên môn của bạn.
Mình sẽ nhận hậu quả khủng khiếp nào khi không thực hiện được mục tiêu đó?
Và ngược lại mình sẽ hạnh phúc thế nào khi thực hiện được mục tiêu?
Why? Tại sao lại phải thực hiện mục tiêu này?
Tại sao không thể trì hoãn đến sang năm?
How? Cần phải làm gì để thực hiện mục tiêu, cần phải chuẩn bị những gì? (Kiến thức, kỹ năng mềm, các mối quan hệ…)
Việc gì nên làm đầu tiên?
Who? Ai có thể giúp tôi trong việc này? Ai là người có thể giúp đỡ được nhiều nhất, là nhân tố không thể thiếu?