Một bức thư gửi người trẻ

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Đầu năm 2012, một nhóm các anh chị em trong CLB Kỹ năng sống rủ nhau đi học Phương pháp luận sáng tạo tại trường Đại học Khoa học tự nhiên. Mỗi người có một lý do riêng, nhưng tất thảy đều xuất phát từ tinh thần ham học hỏi, và muốn tìm hiểu một công cụ mới để phát triển cuộc sống của mình.

Riêng Sóng, đã được học môn này hồi Đại học, nhưng hồi ấy còn nhỏ, không cảm nhận hết cái hay cái ích lợi của môn học. Giờ quay lại, trên cơ sở những tri thức của bản thân, cộng thêm vốn sống, Sóng cảm thấy rất hạnh phúc khi được học môn học thú vị này. Sau khoá học, có thể sẽ xuất hiện một nhóm Phương pháp luận sáng tạo trong CLB, để cùng chia sẻ và tiếp tục rèn luyện những gì đã học ở CLB mình.

Lên trên trang web của trung tâm, Sóng đọc được bài viết này của thầy Trần Thế Hưởng - giảng viên khoá học này. Bài viết tuy để trả lời cho một học viên, nhưng có lẽ cũng là gửi đến tất cả những bạn trẻ đang bối rối vì không biết mình phải đi về đâu, đang lo sợ trước rất nhiều khó khăn của cuộc đời. Nên Sóng trích đăng ở đây, để tặng các bạn.
Có một số thuật ngữ có trong chương trình môn học, nếu bạn nào thấy khó hiểu có thể hỏi lại hoặc tự tìm hiểu thêm ở website gốc.

Thầy đặt cho em cái nickname để phù hợp với tâm trạng của em trong bài TRĂN TRỞ được đăng ở mục SINH HOẠT CUỐI TUẦN. Thầy cũng chọn hình thức thư ngỏ vì sự trăn trở này không chỉ riêng mình em!

"Ngẫu hứng bướng bỉnh" và các em có cùng "cảnh ngộ" thân mến,

Từ rất lâu rồi, con người đã đặt câu hỏi cho mình: "Ta là ai?" và câu hỏi này đã khiến cho bao nhà khoa học xã hội kiệt xuất phải "hao công tổn sức" để đi tìm câu trả lời "vu vơ" này một cách thỏa đáng. Chính nhờ câu trả lời này mà nó đã góp phần làm cho xã hội loài người phát triển có định hướng và rực rỡ như ngày nay.

Để cho đơn giản và thân thiện, thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện, trích từ cuốn sách HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH của tác giả V.A. Xu-Khôm-Linxki do Nguyễn Phú Cung dịch, nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản năm 1982.
Các em có để ý năm xuất bản không? 1982 – một cái năm mà có lẽ nhiều em đang đọc bức thư này chưa ra đời!
Với thầy, tác phẩm này đã theo thầy từ ngày đó đến giờ. Thầy mang theo bên mình không chỉ vì tác giả có một lý lịch khoa học đáng nể -(viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm các khoa học sư phạm Liên xô, anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa. Ông đã viết trên 30 cuốn sách về những vấn đề giáo dục, sư phạm. Ông mất năm 1970)- mà những điều ông viết trong tác phẩm này thẫm đẫm tình người, cho dù bây giờ, trải qua những thăng trầm cuộc đời, thấy được những mặt trái của cuộc sống cùng bao sự tráo trở, thầy vẫn yêu quí những điều ông viết. Những điều hướng con người đến sự cao thượng và thanh thản!

Chắc đọc đến đây, nhiều em nghĩ: "đúng là thầy lẩn thẩn. Toàn nói những điều cách đây cả ngàn năm, mà những điều ấy bây giờ đã trở thành "đồ cổ xa xỉ phẩm"!.

Các em biết không, xã hội loài người phát triển như ngày nay, bất kể chế độ chính trị nào, là vì cái gì? Là vì người ta biết kế thừa, trân trọng những tinh hoa của nhân loại. Mà tinh hoa của nhân loại đôi khi rất đỗi bình thường.


Câu chuyện như thế này:

Người – Trống rỗng hay hát, vui nhộn. Anh ta không thể ở đâu được lâu. Lúc nào anh ta cũng lang thang đi từ miền bình nguyên xanh tươi đến miền đồng cỏ nở hoa, rồi lại từ miền đồng cỏ nở hoa đến vùng rừng rậm. Thế rồi anh ta cũng sinh được một cậu con trai. Người – Trống rỗng treo chiếc nôi lên cành sồi rồi ngồi bên cạnh nghêu ngao hát. Còn cậu con trai thì cứ lớn lên, lớn lên không phải từng ngày, mà từng giờ. Rồi cậu nhảy ra khỏi chiếc nôi, đến bên người cha và nói: "Thưa cha, cha nói đi, cha làm được gì bằng đôi tay của mình?"

Người cha sửng sốt trước lời nói sáng suốt, thông minh ấy của đứa con và mỉm cười. Anh ta đang suy nghĩ xem nên nói với con những gì. Đứa con chờ đợi nhưng người cha vẫn im lặng. Anh ta không hát nữa. Nhìn cây sồi cao, đứa con lại hỏi: "Có lẽ cha trồng cây sồi này?"


Người cha cúi đầu im lặng. Đứa con dẫn cha ra cánh đồng, nhìn thấy những bông lúa mạch trĩu hạt, nó lại hỏi: "Có lẽ cha đã trồng những cây lúa này?". Người cha lại cúi đầu thấp hơn và vẫn im lặng.


Hai cha con tới một cái ao sâu. Nhìn trời xanh phản chiếu nơi đáy nước, đứa con lại hỏi: "Thưa cha, xin cha phán bảo một lời sáng suốt..." nhưng người –Trống rỗng không những không tự tay làm được một điều gì mà còn không biết nói một lời nào sáng suốt. Anh ta càng cúi đầu thấp hơn nữa và vẫn im lặng. Bỗng nhiên anh ta hóa thành một cây hoa không đậu quả. Cây hoa không đậu quả nở hoa suốt từ mùa xuân đến mùa thu nhưng không cho một quả nào, hạt nào.


Bước vào đời như một loài hoa không đậu quả, nam nữ thanh niên các bạn phải biết sợ điều này như sợ nỗi đau khổ lớn nhất. Và nếu như vậy, các bạn sẽ xấu hổ biết bao trước con cái và mọi người vì cuộc sống vô vị của mình.

V.A. Xu-Khôm-Linxki . HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH. Nhà xuất bản Phụ nữ. 1982

Bằng sự tương tự tượng trưng, V.A. Xu-Khôm-Linxki đã dùng hình tượng loài cây "đơm hoa" suốt ba mùa Xuân, Hạ, Thu mà không thể "kết trái" để người đọc liên tưởng đến những con người sống mà như chết. Nói như vậy có lẽ hơi xúc phạm đến những người đã khuất, bởi nhiều người khi đi vào cõi vĩnh hằng vẫn giúp ích cho những người khác bằng việc hiến một phần thân thể của họ.

Trống rỗng về năng lực, trống rỗng về đạo đức, trống rỗng về những khát vọng. Tại sao vậy?

Để chỉ ra căn nguyên của sự "trống rỗng", ở trang 59, tác giả đã viết: "Sự trống rỗng về đạo đức, sự trụy lạc và suy đồi về đạo đức bắt nguồn từ chỗ con người chỉ làm những việc nó muốn, chứ không làm những việc nó phải làm và nên làm. Phải biết ghê sợ sự nô lệ về tinh thần trước những ước muốn của mình, bởi vì, nếu không biết kiềm chế những ước muốn ấy, không tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ của mình, bạn sẽ trở thành một sinh vật không có ý chí".


Và như để trả lời cho thắc mắc của người đọc, V.A. Xu-Khôm-Linxki đã chỉ ra (trang 21): "Bạn chỉ có thể trở thành một cá nhân có đạo đức chừng nào trong tâm hồn bạn luôn có lương tâm, có sự hổ thẹn, có trách nhiệm và nghĩa vụ".

Để có đạo đức, con người cần trải qua sự tích lũy kiến thức (thông qua giáo dục và tự giáo dục) và sự trải nghiệm những điều đã thu nhận để hình thành một tình cảm cao thượng (lương tâm). Sẽ không thừa khi thầy nhắc lại câu nói của Secnưsepxki, được treo phía trên bảng viết của phòng học ở TSK: "Để trở thành người có học thức hiểu theo nghĩa đầy đủ của từ này, cần có ba phẩm chất – kiến thức rộng, biết tư duy và tình cảm cao thượng. Ít kiến thức là người dốt; không quen tư duy là người đần; không có tình cảm cao thượng là người xấu".

Như vậy, điều phải làm đầu tiên của quá trình hình thành con người có "đạo đức" là tích lũy kiến thức. Thế nhưng em - cô bé "ngẫu hứng bướng bỉnh" và các em cùng cảnh ngộ - lại bị mất phương hướng ngay ở yêu cầu đầu tiên này. Sự mất phương hướng này có thể thuộc về năng lực của các em hoặc cũng có thể các em không may mắn gặp được những giáo viên có "học thức" hoặc đồng thời cả hai. Nhưng cho dù nguyên nhân nào, theo thầy, bài toán ưu tiên cần giải quyết là phải vượt qua chính mình. Bởi vì, như Thomas Carruthers có đề cập: "Một người thầy giỏi là người càng lúc càng trở nên không cần thiết đối với học trò".


Trong một bài nói chuyện tại trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội vào năm 2009, khi một giáo viên đặt câu hỏi: "Đôi lúc tôi băn khoăn rằng liệu định hướng của mình cho sinh viên có trong sáng quá không, khi đặt ra những giá trị rất gốc rễ, chẳng hạn như giá trị đầu tiên là trung thực...", ông Nguyễn Trần Bạt, người sáng lập và là Tổng giám đốc tập đoàn tư vấn đầu tư - InvestConsult Group - có nói: "Họ phải chịu trách nhiệm về việc họ có vốn liếng gì chứ các thầy cô không phải chịu trách nhiệm về việc họ sai hay họ đúng. Chúng ta dạy các em thông thái đến mấy đi nữa thì các em vẫn là người phải chịu trách nhiệm duy nhất về mình".


Có lẽ những trích dẫn ấy đã đủ nói rằng, các em phải tự quyết định "chất lượng cuộc sống" của mình. Còn nói theo ngôn ngữ của môn học Phương pháp luận sáng tạo, các em phải sử dụng triệt để nguyên tắc "tự phục vụ".

Để tiếp tục, thầy muốn nhắc lại một câu trong Binh pháp Tôn Tử:

Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi


Biết người biết ta, trăm trận không nguy;

Bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ

Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua

Bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại

Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.

Điều này có nghĩa, các em cần phải "nhìn" lại bản thân mình, luôn luôn nhìn lại bản thân mình sau những biến cố trong cuộc sống của chính mình. Đã bao giờ các em nhìn lại mình từ những góc độ khác chưa? Nói cách khác, đã bao giờ các em dùng không gian hệ thống để xem xét lại bản thân mình chưa?


Các em nghĩ sao khi nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn nhận định về thế hệ các em trong bài "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới" như sau:


"...Các bạn giờ sống với cả thế giới rộng lớn, nhiều bạn có cảm giác mình là công dân thế giới. Chúng tôi xưa quanh quẩn trên mảnh đất quen thuộc. Nhớ lần đầu đi qua biên giới thì tim đập thình thịch.


Song đằng sau vẻ rất lanh, rất khôn, tiếp cận và hiểu biết nhiều, lớp trẻ bây giờ lại gợi trong tôi một cảm giác thiếu chắc chắn, trên đại thể lại lờ mờ, thiếu ước mơ lớn. Hình như họ có cảm giác bi quan, không bao giờ đạt được lý tưởng cao cả nữa. Họ có thể phóng đi rất nhanh để rồi chả biết làm gì ở cái nơi vừa đến. Đằng sau cái vẻ vội vã của họ hình như ẩn giấu một nỗi thèm thuồng, chỉ sợ không được hưởng hết mọi lạc thú ở đời. Trong sự vội vã ấy, họ lại không có khả năng dò vào chiều sâu của cuộc sống".


Thế đấy!!!


Vậy để có "khả năng dò vào chiều sâu cuộc sống" thì phải làm gì? Theo thầy, các em phải tự mình tìm ra những điều mà "ai cũng nhìn nhưng... rất, rất ít người thấy"! Đó chính là tinh thần "Dấn thân". Đó chính là nghiên cứu khoa học.


Trong quyển sách ĐI VÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn do nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Thời báo kinh tế Sài Gòn xuất bản năm 2011, ở trang 12 có định nghĩa về nghiên cứu khoa học như sau: "nghiên cứu khoa học là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học".


"Mở rộng tri thức" có nghĩa là tìm ra những điều trước đây chưa biết (tính mới). Tri thức ở đây chính là những thông tin đem lại giá trị (ích lợi) cho người (xã hội) sở hữu nó. Vậy, nghiên cứu khoa học chính là một hoạt động sáng tạo.


Như vậy, để có "khả năng dò vào chiều sâu cuộc sống", các em phải trang bị cho mình kỹ năng nghiên cứu khoa học, hay rộng hơn là kỹ năng tư duy sáng tạo, đây là điều mà hầu hết các sinh viên rất coi thường.


Đừng hỏi thầy câu hỏi: "Vậy để có tư duy sáng tạo, tôi phải làm gì? Và tôi học điều đó ở đâu?"


"Sống trong đời sống cần có sự sáng tạo. Để làm gì em biết không?"
[SUP]1

Thầy Trần Thế Hưởng.
Nguồn: [/SUP]
http://cstc.vn/index.php/vi/sinh-hoat-cuoi-tuan/293-thu-ngo-gui-co-be-ngau-hung-buong-binh.html#comments
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Vrain [Thay lời muốn nói] Nhớ về em - Một người bạn!!! Thay lời muốn nói 2
benny [Lời muốn nói] Một thanh niên hiện đại luôn có bao cao su trong ví (!!?) Thay lời muốn nói 1
C [ Lời muốn nói]Một mình không có nghĩa là cô đơn Thay lời muốn nói 12
T - naruchan [Lời muốn nói] Những lới khen chứa một phần xấu xí....! Thay lời muốn nói 2
doonyin [Lời muốn nói] Đi tìm một tấm bảng chỉ đường. Thay lời muốn nói 7
tuyethong [Lời muốn nói] Em muốn yêu một người... Thay lời muốn nói 18
_ice_ [Lời muốn nói] Gởi anh, một chiếc lá! Thay lời muốn nói 0
Thiên hạ đệ nhất đẹp zai [Lời muốn nói] Anh chợt nhận ra rằng, một ngày anh chỉ nhớ em... 1 lần mà thôi Thay lời muốn nói 6
canh buom do [Lời muốn nói] Cám ơn vì một tất niên thật ý nghĩa! Thay lời muốn nói 1
KendyDat [Lời muốn nói] Một kiểu lừa đảo qua yahoo và web Thay lời muốn nói 11
Sóng [Lời muốn nói] Một chút cho cuộc sống Thay lời muốn nói 0
hainguyen [Lời muốn nói] Thư gửi một bạn trên diễn đàn! Thay lời muốn nói 17
Sóng [Lời muốn nói] Cần một bàn tay để vỗ về... Thay lời muốn nói 2
huynh_thy [Lời muốn nói] Một lời cảm ơn!!!! Thay lời muốn nói 2
T [Lời muốn nói] Scarborough Fair - Một bản tình ca bất hủ Thay lời muốn nói 0
lana607 [Lời muốn nói] :) Cho một ngày tốt lành! Thay lời muốn nói 1
thanhdat1004 [Lời muốn nói] Thư cảm ơn "Hành Trang Giảng Đường" Thay lời muốn nói 1
thanhdat1004 [Lời muốn nói] Bài viết số 15 : gửi chị Thư Thay lời muốn nói 10
cẩm tú cầu [Lời muốn nói] Bài viết số 9: Thư gửi em gái Thay lời muốn nói 7

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top