8 sai lầm tiền bạc người giàu không bao giờ mắc phải

Lê Quang Cường

Thành viên mới
251248_16__96832_968_1778367.jpg

Bạn đã bao giờ nghe câu: “Tiền không bao giờ ngủ yên” chưa? Người giàu hiểu đúng theo nghĩa đen của câu này và tin rằng tiền phải làm việc liên tục thì mới tăng thêm được. Người giàu tôn trọng và quan tâm tới tiền bạc của họ vì họ biết rằng không gì có thể nhân lên được nếu không để mắt đến. Họ cũng biết rằng tiền muốn được yêu và công nhận.

Nghe có vẻ điên rồ phải không? Hãy cho tôi thấy một người không quan tâm tới tiền bạc của họ hoặc coi thường nó và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy họ là người đang thiếu tiền.

Người giàu cũng tránh những sai lầm mà những người có thu nhập khủng và người có tài sản mắc phải. Dưới đây là những sai lầm về tiền bạc phổ biến bạn nên tránh để có được sự giàu có:

1. Tìm kiếm sự thoải mái hơn là tự do. Sự thoải mái là kẻ thù của sự dư dật và là nguyên tố nguy hiểm nhất của các vấn đề tài chính. Tầng lớp trung lưu được tiêm nhiễm suy nghĩ tìm kiếm sự thoải mái. Còn với người giàu, nhiều hơn là một câu thần chú, sự dư dật là một lời khẳng định, sự thoải mái không có trong thực đơn của họ và sự tự do là trọng tâm của họ.

2. Đa dạng hóa. Bạn có thể không bao giờ thực sự giàu có với việc đa dạng hóa các khoản đầu tư của bạn. Wall Street đã làm được việc bán hàng tuyệt vời đó là bán ý tưởng về sự đa dạng này ra công chúng vì nó có lợi cho Wall Street.

Mark Cuban cho rằng: “Sự đa dạng hóa chỉ dành cho những kẻ ngốc”. Andrew Carnegie cho rằng: “Hãy đặt tất cả số trứng của bạn vào một giỏ và theo dõi cái giỏ đó”.

Nếu ban muốn tạo ra sự giàu có thực sự, hãy học mọi thứ bạn có thể học về một lĩnh vực nào đó và chỉ tập trung làm giàu từ đó.

3. Phụ thuộc vào một dòng tiền. Dù thu nhập của bạn có lớn tới đâu, thì cũng đừng bao giờ phụ thuộc vào một dòng tiền. Tôi biết một vị giám đốc kiếm được 350 ngàn đô la một năm, thuộc top 1 trong tất cả các loại thu nhập. Đột nhiên, ngành kinh doanh của cô bị suy yếu và dòng thu nhập duy nhất của cô bị mất đi. Điều này xảy ra với nhiều người Mỹ, hủy hoại hàng ngàn tỷ đô la của những người giàu có “giả hiệu”.

Để tạo ra sự giàu có, bạn phải tiến hành những vụ đầu tư tạo ra những kênh độc lập về dòng thu nhập, độc lập với nguồn thu nhập chính của bạn. Tôi đã dùng thu nhập từ việc cho thuê các căn hộ và các mối quan hệ hợp tác với các công ty khác để tạo ra các dòng thu nhập thụ động. Tôi tiếp tục để mắt tới mỗi dòng trong số những dòng thu nhập này để làm chúng mạnh hơn. Đây không phải là sự đa dạng hóa - đây là sự củng cố tài sản.

4. So sánh với những người khác. So sánh tình hình tài chính của bạn với những người khác thì bạn sẽ không bao giờ giàu có được. Mọi người thường so sánh hoàn cảnh của họ với hoàn cảnh của những người đang sống ở vùng sâu vùng xa, đang phải gánh chịu nạn đói để đánh giá là mình “giàu có”. Tình hình tài chính của người khác dù xấu hay tốt cũng sẽ không thể trả được tiền hóa đơn cho bạn, không thể cấp vốn cho thời kỳ nghỉ hưu của bạn và đem lại sự yên tâm cho bạn. Đừng so sánh tình hình tài chính của bạn với tình hình tài chính của người khác.

5. Đầu tư vào các xu thế mới. Tránh đầu tư vào những công nghệ mới nhất và tốt nhất có thể bị những công nghệ mới hơn thay thế.

Warren Buffett đầu tư vào điện, đường sắt, ngân hàng, bảo hiểm, đồ uống nhẹ, các công ty thực phẩm và kẹo.

Đừng lên tàu lượn siêu tốc. Hãy đi những chuyến dài, chậm và đảm bảo tới đích.

6. Tin tưởng vô căn cứ. Sai lầm lớn nhất trong đời sống tài chính của tôi là tin tưởng một cách ngây thơ vào một nhóm người chỉ vì tôi thích họ và cảm thấy mình làm thế là đúng. Tôi đã không tìm căn cứ cho thấy họ có đúng như những gì họ giới thiệu không. Thay vào đó tôi đã tin cậy những cảm nhận của mình và đã bị lừa. Lúc phát hiện ra là mình sai thì tôi đã mất hàng triệu đô la.

Đừng phớt lờ những cảm nhận của bạn khi nhìn nhận con người và luôn tìm kiếm những bằng chứng vững chắc. Nếu bạn quá thân với mọi người đến nỗi không dám yêu cầu họ chứng minh, thì hãy lên chính sách không làm ăn với họ.

7. Tiết kiệm chỉ để tiết kiệm. Không thể nào tạo ra được sự giàu có thực sự chỉ với việc tiết kiệm tiền. Quan trọng hơn là, tiền nhàn rỗi thường sẽ có lý do khẩn cấp để bốc hơi.

Dave Ramsey gợi ý bạn không nên giữ tiền mặt hoặc thẻ tín dụng vì kiểu gì bạn cũng sẽ có lý do để tiêu nó.

Để đảm bảo tài sản của mình, từ khi 25 tuổi tôi đã chuyển những khoản tiền dư vào các tài khoản đầu tư trong tương lai mà tôi không dễ tiếp cận, để số tiền đó luôn sẵn sàng cho các vụ đầu tư khi tôi đã có kiến thức và can đảm để làm như vậy. Việc này khiến tôi “khánh kiệt” và luôn phải ép mình kiếm tiền.

8. Người chi tiêu không chính đáng. Đây là những người cố gây ấn tượng với người khác bằng cách tiêu tiền. Đó không phải là tiền của họ, thường đó là tiền của người khác. Những chiếc xe hơi thể thao, những bộ quần áo đắt tiền, những đôi giày và túi xách thiết kế, bàn VIP và nhiều thứ khác.

Người giàu không cố gây ấn tượng với bất cứ ai, họ tìm kiếm sự tự do.

Khi người giàu đạt tới sự sung túc, dư dật, họ bắt đầu ném tiền vào những thứ kỳ cục - xe hơi, thuyền buồm, máy bay, các kỳ nghỉ. Lúc đó, việc những thứ này là những vụ đầu tư kém không còn quan trọng nữa. Những người rất giàu có có vẻ hời hợt và ngông cuồng với tiền của họ, nhưng thực tế không phải vậy. Số tiền họ đang tiêu chỉ là con số rất nhỏ so với số tiền khổng lồ mà họ kiếm được.

Điều này nghe có vẻ tốt đúng không? Vậy bạn sẽ thuộc tầng lớp nào: trung lưu, giàu hay giàu có?

Bạn biết rằng tiền không khiến bạn hạnh phúc và việc kiếm được tiền cũng vậy. Lựa chọn nào cũng có giá của nó. Sự giàu có cho bạn nhiều lựa chọn và người có nhiều lựa chọn sẽ có sự tự do.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Top