Trình Phương Quân
Thành viên mới
Mỹ, và nhiều quốc gia trên thế giới, với sự tính toán thực dụng, đã dùng bêtông làm vật liệu chủ đạo cho vỉa hè, vì tính sẵn có và bền. Việc tạo hình cho bó vỉa và các góc bo trên đường bằng bêtông cũng đơn giản hơn so với lát đá hay gạch.
Bêtông có chi phí vòng đời thấp, ít phải thay thế bảo trì trong suốt quá trình vận hành. Bêtông cũng dễ dàng tạo độ dốc bề mặt, đảm bảo thoát nước vỉa hè, và có độ nhám bề mặt cao, tránh trơn trượt cho người đi bộ. Loại vật liệu này có khả năng chịu được tải trọng lớn.
Với những ưu thế cơ bản đó, tôi cho rằng nên sử dụng bêtông làm vật liệu chủ đạo trên hệ thống vỉa hè tại Việt Nam - đất nước đặc trưng bởi thói quen sử dụng xe gắn máy và tình trạng cả ôtô lẫn xe máy thường chạy lên vỉa hè. Lát đá hoặc gạch tất nhiên tăng tính thẩm mỹ của đô thị, nhưng chỉ nên ưu tiên sử dụng ở một số tuyến phố nhất định - những khu vực trung tâm, khu vực lịch sử văn hóa thu hút khách du lịch, hoặc những vỉa hè phục vụ chủ yếu hoạt động đi bộ.
Ngoài vấn đề chọn vật liệu để đảm bảo độ bền và tiết kiệm chi phí, vỉa hè ở Việt Nam còn đối mặt với bài toán khác: làm sao để tiện "đào lên lấp lại" khi phải hạ ngầm trong điều kiện hạ tầng giao thông thiếu quy hoạch bài bản? Việc này liên quan đến thiết kế vỉa hè - yếu tố theo tôi cũng chưa được chú trọng nghiên cứu ở Việt Nam.
Bốn năm trước, tôi tham gia thiết kế phần hạ tầng đường sá trước tòa nhà SJ Campus thuộc công viên công nghệ cao Cleantech, Singapore. Phần hạ tầng phía trước bao gồm: vỉa hè, đường, hệ thống thu thoát nước mưa mặt đường, hệ thống cáp ngầm, ống nước và mái che bộ hành (linkway). Các vỉa hè ở ngoại thành Singapore và những khu dân cư mới thường được thiết kế dưới dạng ưu tiên tối đa để bố trí mảng xanh và đúc bằng bêtông cho người đi bộ, đồng thời dành hẳn một khoảng lùi để bố trí hệ thống kỹ thuật ngầm. Những thiết kế này trong quá trình phát triển cần sự phê chuẩn của LTA (Cục giao thông đường bộ Singapore) và Ban công viên Quốc gia (NPARKS) trước khi xây dựng.
Nguồn: LTA và Ban công viên Quốc gia NPARKS.
Từ mép ngoài của đường tính vào phía bên trong, LTA và NPARKS yêu cầu dành ra một khoảng lùi, tạm gọi là Dải dịch vụ (Service verge). Dải đất này không trồng bất cứ cây xanh lớn nào, chỉ trồng cỏ lá gừng (Axonopus compressus). Khoảng lùi này đảm bảo an toàn cho người đi bộ trong trường hợp xe lạc tay lái lao vào bên trong, cũng như để đảm bảo góc nhìn thoáng đãng cho tài xế. Tất cả hạ tầng kỹ thuật đô thị như: ống thoát nước thải, cáp điện, ống gas... được bố trí đi ngầm dưới Dải dịch vụ.
Việc đào đường phục vụ nhu cầu thay thế, nâng cấp hệ thống ngầm ở Singapore cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhờ cách thiết kế này, việc đào xới trở nên thuận tiện hơn nhiều, không ảnh hưởng tới giao thông cũng như có thể nhanh chóng che đi vết đào, bằng việc trồng lại cỏ bề mặt. Dải dịch vụ bề rộng 3m cũng là khoảng không gian dự trữ để mở rộng đường, bố trí thêm các trạm bus và bãi đỗ xe đạp công cộng trong tương lai.
Tiếp giáp với Dải dịch vụ về phía trong là Dải trồng cây (Tree planting verge) rộng 2m. Cây trồng ở đây được lựa chọn để tạo bóng râm cho vỉa hè đi bộ ở phía trong cùng. Chính vì khoảng cách 2m ấy mà bộ rễ của cây ít khi làm hư hỏng hệ thống cáp ngầm cũng như bề mặt vỉa hè nằm ở hai bên.
Lối đi bộ rộng từ 1,8m trở lên được đặt phía trong cùng, thông thường là bề mặt trên cùng của cống thoát nước mưa hình hộp. Bề mặt trên cùng của các cống thoát nước mưa lề đường này được tận dụng làm lối đi bộ. Cấu trúc và bề mặt bêtông của cống rất chắc chắn và ít trơn trượt. Tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè và lối đi bộ trên trở thành yêu cầu điển hình của LTA cho những khu đô thị mới tại Singapore, như Punggol và Jurong.
Không thể bê nguyên thiết kế này để ứng dụng vào Việt Nam, vì diện tích các vỉa hè đô thị ở Việt Nam rất hạn chế. Nhưng từ thực tế của các nước, tôi cho rằng có một số kinh nghiệm có thể rút ra:
Thứ nhất, chọn bêtông làm vật liệu chủ đạo cho vỉa hè. Cần nhìn nhận việc đào xới vỉa hè trong quá trình nâng cấp hệ thống hạ tầng và phát triển đô thị tại các quốc gia đang phát triển là tất yếu, nên gạch, đá đắt tiền chỉ nên đầu tư cho một vài tuyến phố nhất định. Và như tác giả Tô Thức đã chỉ ra trong bài viết Đá vỉa hè 'giãn nở', khi đã chấp nhận chi nhiều tiền vì giá trị thẩm mỹ, khâu giám sát thi công là yếu tố quyết định nhằm hạn chế tình trạng đá vỡ vụn, phải thường xuyên đào lên lát lại như hiện nay.
Thứ hai, cần có sự nghiên cứu, thiết kế và quy hoạch để đảm bảo tối ưu hóa công năng vỉa hè, vì hạng mục này không đơn thuần chỉ là lối bộ hành. Dưới bề mặt vỉa hè là một hệ thống kỹ thuật ngầm điện, viễn thông, cấp thoát nước, gas... đáp ứng sự vận hành của hạ tầng đô thị. Vì vậy, vỉa hè không thể chỉ được nhìn đơn giản và hạn hẹp ở những viên đá lát đường.
Theo tôi có thể tham khảo cách bố trí hệ thống kỹ thuật, cây trồng, lối đi bộ từ cách làm của Singapore, nhưng nghiên cứu lại về kích thước cho phù hợp bối cảnh đường sá ở Việt Nam. Thiết kế khoa học này, đặc biệt là Dải dịch vụ, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế sự ảnh hưởng đối với hoạt động của người đi bộ khi cần đào xới. Các mảng xanh dọc vỉa hè cũng cần được bố trí thêm, góp phần tăng mảng xanh trong đô thị, cũng như tạo một khoảng bề mặt để thẩm thấu nước mưa, góp phần hạn chế ngập lụt đô thị. Những khu phố cũ với diện tích vỉa hè chật hẹp khó có thể thay đổi lại thiết kế, có thể sử dụng bêtông kẻ ron như ở Mỹ và Canada.
Với xu hướng chuyển dịch từ phương tiện giao thông cá nhân thành phương tiện công cộng như metro, xe bus trong tương lai tại các đô thị lớn của Việt Nam, việc thay đổi thiết kế vỉa hè trở nên hết sức cần thiết, như một hành động đón đầu cho giao thông công cộng và sự gia tăng lưu lượng người đi bộ trong tương lai.
Trình Phương Quân
Bêtông có chi phí vòng đời thấp, ít phải thay thế bảo trì trong suốt quá trình vận hành. Bêtông cũng dễ dàng tạo độ dốc bề mặt, đảm bảo thoát nước vỉa hè, và có độ nhám bề mặt cao, tránh trơn trượt cho người đi bộ. Loại vật liệu này có khả năng chịu được tải trọng lớn.
Với những ưu thế cơ bản đó, tôi cho rằng nên sử dụng bêtông làm vật liệu chủ đạo trên hệ thống vỉa hè tại Việt Nam - đất nước đặc trưng bởi thói quen sử dụng xe gắn máy và tình trạng cả ôtô lẫn xe máy thường chạy lên vỉa hè. Lát đá hoặc gạch tất nhiên tăng tính thẩm mỹ của đô thị, nhưng chỉ nên ưu tiên sử dụng ở một số tuyến phố nhất định - những khu vực trung tâm, khu vực lịch sử văn hóa thu hút khách du lịch, hoặc những vỉa hè phục vụ chủ yếu hoạt động đi bộ.
Ngoài vấn đề chọn vật liệu để đảm bảo độ bền và tiết kiệm chi phí, vỉa hè ở Việt Nam còn đối mặt với bài toán khác: làm sao để tiện "đào lên lấp lại" khi phải hạ ngầm trong điều kiện hạ tầng giao thông thiếu quy hoạch bài bản? Việc này liên quan đến thiết kế vỉa hè - yếu tố theo tôi cũng chưa được chú trọng nghiên cứu ở Việt Nam.
Bốn năm trước, tôi tham gia thiết kế phần hạ tầng đường sá trước tòa nhà SJ Campus thuộc công viên công nghệ cao Cleantech, Singapore. Phần hạ tầng phía trước bao gồm: vỉa hè, đường, hệ thống thu thoát nước mưa mặt đường, hệ thống cáp ngầm, ống nước và mái che bộ hành (linkway). Các vỉa hè ở ngoại thành Singapore và những khu dân cư mới thường được thiết kế dưới dạng ưu tiên tối đa để bố trí mảng xanh và đúc bằng bêtông cho người đi bộ, đồng thời dành hẳn một khoảng lùi để bố trí hệ thống kỹ thuật ngầm. Những thiết kế này trong quá trình phát triển cần sự phê chuẩn của LTA (Cục giao thông đường bộ Singapore) và Ban công viên Quốc gia (NPARKS) trước khi xây dựng.
Nguồn: LTA và Ban công viên Quốc gia NPARKS.
Từ mép ngoài của đường tính vào phía bên trong, LTA và NPARKS yêu cầu dành ra một khoảng lùi, tạm gọi là Dải dịch vụ (Service verge). Dải đất này không trồng bất cứ cây xanh lớn nào, chỉ trồng cỏ lá gừng (Axonopus compressus). Khoảng lùi này đảm bảo an toàn cho người đi bộ trong trường hợp xe lạc tay lái lao vào bên trong, cũng như để đảm bảo góc nhìn thoáng đãng cho tài xế. Tất cả hạ tầng kỹ thuật đô thị như: ống thoát nước thải, cáp điện, ống gas... được bố trí đi ngầm dưới Dải dịch vụ.
Việc đào đường phục vụ nhu cầu thay thế, nâng cấp hệ thống ngầm ở Singapore cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhờ cách thiết kế này, việc đào xới trở nên thuận tiện hơn nhiều, không ảnh hưởng tới giao thông cũng như có thể nhanh chóng che đi vết đào, bằng việc trồng lại cỏ bề mặt. Dải dịch vụ bề rộng 3m cũng là khoảng không gian dự trữ để mở rộng đường, bố trí thêm các trạm bus và bãi đỗ xe đạp công cộng trong tương lai.
Tiếp giáp với Dải dịch vụ về phía trong là Dải trồng cây (Tree planting verge) rộng 2m. Cây trồng ở đây được lựa chọn để tạo bóng râm cho vỉa hè đi bộ ở phía trong cùng. Chính vì khoảng cách 2m ấy mà bộ rễ của cây ít khi làm hư hỏng hệ thống cáp ngầm cũng như bề mặt vỉa hè nằm ở hai bên.
Lối đi bộ rộng từ 1,8m trở lên được đặt phía trong cùng, thông thường là bề mặt trên cùng của cống thoát nước mưa hình hộp. Bề mặt trên cùng của các cống thoát nước mưa lề đường này được tận dụng làm lối đi bộ. Cấu trúc và bề mặt bêtông của cống rất chắc chắn và ít trơn trượt. Tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè và lối đi bộ trên trở thành yêu cầu điển hình của LTA cho những khu đô thị mới tại Singapore, như Punggol và Jurong.
Không thể bê nguyên thiết kế này để ứng dụng vào Việt Nam, vì diện tích các vỉa hè đô thị ở Việt Nam rất hạn chế. Nhưng từ thực tế của các nước, tôi cho rằng có một số kinh nghiệm có thể rút ra:
Thứ nhất, chọn bêtông làm vật liệu chủ đạo cho vỉa hè. Cần nhìn nhận việc đào xới vỉa hè trong quá trình nâng cấp hệ thống hạ tầng và phát triển đô thị tại các quốc gia đang phát triển là tất yếu, nên gạch, đá đắt tiền chỉ nên đầu tư cho một vài tuyến phố nhất định. Và như tác giả Tô Thức đã chỉ ra trong bài viết Đá vỉa hè 'giãn nở', khi đã chấp nhận chi nhiều tiền vì giá trị thẩm mỹ, khâu giám sát thi công là yếu tố quyết định nhằm hạn chế tình trạng đá vỡ vụn, phải thường xuyên đào lên lát lại như hiện nay.
Thứ hai, cần có sự nghiên cứu, thiết kế và quy hoạch để đảm bảo tối ưu hóa công năng vỉa hè, vì hạng mục này không đơn thuần chỉ là lối bộ hành. Dưới bề mặt vỉa hè là một hệ thống kỹ thuật ngầm điện, viễn thông, cấp thoát nước, gas... đáp ứng sự vận hành của hạ tầng đô thị. Vì vậy, vỉa hè không thể chỉ được nhìn đơn giản và hạn hẹp ở những viên đá lát đường.
Theo tôi có thể tham khảo cách bố trí hệ thống kỹ thuật, cây trồng, lối đi bộ từ cách làm của Singapore, nhưng nghiên cứu lại về kích thước cho phù hợp bối cảnh đường sá ở Việt Nam. Thiết kế khoa học này, đặc biệt là Dải dịch vụ, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế sự ảnh hưởng đối với hoạt động của người đi bộ khi cần đào xới. Các mảng xanh dọc vỉa hè cũng cần được bố trí thêm, góp phần tăng mảng xanh trong đô thị, cũng như tạo một khoảng bề mặt để thẩm thấu nước mưa, góp phần hạn chế ngập lụt đô thị. Những khu phố cũ với diện tích vỉa hè chật hẹp khó có thể thay đổi lại thiết kế, có thể sử dụng bêtông kẻ ron như ở Mỹ và Canada.
Với xu hướng chuyển dịch từ phương tiện giao thông cá nhân thành phương tiện công cộng như metro, xe bus trong tương lai tại các đô thị lớn của Việt Nam, việc thay đổi thiết kế vỉa hè trở nên hết sức cần thiết, như một hành động đón đầu cho giao thông công cộng và sự gia tăng lưu lượng người đi bộ trong tương lai.
Trình Phương Quân