Các kỹ năng ghi nhớ

Cua

Thành viên
1. Học từ tổng quát đến cụ thể

Trước khi bắt đầu đọc, nên lướt qua để lấy ý chính. Bạn có thể hỏi một người nào đó đã đọc xong nhanh hơn để kiểm tra lại. Kỹ năng này sẽ thích hợp nhất khi bạn đọc hiểu một đoạn văn. Nếu vẫn chưa hiểu, hãy đọc lại một lần nữa. Từng chi tiết sẽ có thể sáng tỏ hơn.


2. Hiểu

Bạn phải biết rõ mình học để đạt được gì? Sau đó tìm kiếm mối liên hệ giữa cái bạn cần và cái bạn đang học.
Nếu việc học có thể cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn cần thì bạn sẽ rất dễ dàng ghi nhớ nó. Đó là một trong những lý do tại sao phải làm rõ những gì bạn mong muốn.


3. Sắp xếp dữ liệu

Những dữ liệu bạn đã ghi nhớ được sắp xếp theo một trật tự mà bạn cho là hợp lý. Khi có thêm dữ liệu mới, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ nếu bạn sắp xếp nó gần với những dữ liệu tương tự hoặc có liên quan.

4. Học đi đôi với hành,học tập trung

Thực hành là một cách ghi nhớ rất tốt. Bạn có thể sử dụng những phương pháp trực tiếp, đơn giản để chuyển những gì được học thành thực tiễn.
Học lý thuyết suông có thể dễ không đúng với thực tế lắm. Đặc biệt càng lên cao, môi trường học sẽ càng bị động. Sinh viên chỉ ngồi lắng nghe, im lặng, và thờ ơ. Bạn không nên bị động như vậy! Học như vậy sẽ tốn năng lượng. Chẳng thà bạn cứ ngồi vào bàn và đọc sách còn hiệu quả hơn.

5. Thư giãn

Ở trạng thái thư giãn, bạn sẽ hấp thụ thông tin mới rất nhanh chóng và nhớ nó một cách chính xác và thoải mái. Thư giãn không có nghĩa là buồn ngủ, uể oải. Đó là trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, tự do, thoải mái.

6. Sử dụng hình ảnh

Vẽ những bức tranh ngộ nghĩnh, biểu đồ,…những hình ảnh này có thể minh hoạ cho những thuật ngữ trừu tượng và rất dễ nhớ. Quan trọng là bạn phải sử dụng được trí tưởng tượng của mình.
Ngoài ra, việc tạo những hình ảnh chính là cơ hội để bạn có thể ghi nhớ thông tin đó thêm một lần nữa.

7. Lặp lại

Khi bạn lặp lại một điều gì đó thật to, bạn đã nắm được khái niệm của nó theo 2 cách khác nhau. Thứ nhất, bạn đã ghi nhận và diễn đạt được nó thông qua lưỡi và miệng. Thứ hai, bạn đã lắng nghe nó thêm một lần nữa.
Lặp lại là một kỹ thuật rất quan trọng khi ghi nhớ. Nó chỉ được phát huy tốt nhất nếu bạn lặp lại theo chính ngôn ngữ của bạn.

8. Viết

Kỹ thuật này rất rõ ràng. bạn có thể mở rộng bằng cách không chỉ viết một lần mà có thể nhiều lần. Lựa chọn những từ ngữ cần phải nhớ và viết đi viết lại nhiều lần là một kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả. Khi viết, bạn sẽ có ý thức làm sao để viết mạch lạc, logic và hoàn chỉnh. Thông qua các bộ phận của cơ thể như cách tay, bàn tay, ngón tay, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ những gì mình đã viết.

9. Hạn chế ôm đồm nhiều việc cùng một lúc


Chỉ chú tâm làm một công việc vào một thời điểm, bạn sẽ ghi nhớ nó lâu hơn.

10. Học

Một cách để bạn nâng cao trí tuệ của mình là bạn cần phải học nhiều hơn những gì bạn mong muốn đạt được chỉ để vượt qua kỳ thi.

11. Bỏ thói quen "học tạm thời, nhớ ngắn hạn"


Cách học này nhằm đối phó với các kỳ thi, nhưng sau này nó sẽ chẳng đem lại cho bạn kiến thức gì cả.

12. Dùng ánh nắng ban ngày

Nhiều người có thể tập trung làm việc rất hiệu quả vào ban ngày.

13. Cách học

Bạn sẽ thấy rằng nếu học nhiều môn với thời gian học ngắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ nhồi nhét một môn trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Với cách học thứ nhất, bạn có thể nghỉ giải lao trước khi chuyển sang học môn khác.

14. Thái độ học tích cực

Nếu bạn muốn học nhanh chóng và ghi nhớ lâu, bạn phải tạo được niềm hứng thú khi học.

15. Chọn lọc những gì cần phải ghi nhớ

Đối với những kiến thức cần thiết để ghi nhớ, bạn sẽ áp dụng những kỹ thuật trên để lưu vào bộ nhớ. Không nên bắt bản thân mình phải nhớ hết mọi thứ!

16. Kết hợp những kỹ thuật ghi nhớ

Mỗi kỹ thuật có điểm hay riêng, bạn nên kết hợp chúng với nhau.

17. Liên tưởng

Khi bạn bị bế tắc và không thể nhớ ra một vấn đề mà bạn biết chắc chắn, hãy nghĩ đến vấn đề khác liên quan đến nó.

18. Lưu lại các cách ghi nhớ

Mỗi người có một cách nhớ riêng. Để phát triển khả năng ghi nhớ của bản thân, bạn nên tập thói quen xác định kỹ thuật ghi nhớ nào mà bạn đã sử dụng. Nên kết hợp thực tiễn với những gì bạn muốn ghi nhớ. Và hãy tự chúc mừng nếu bạn thành công nhé!

19. Hãy thường xuyên lục lại bộ nhớ


Kiến thức mà bạn đã ghi nhớ sẽ dễ dàng mất đi nếu bạn không thường xuyên nhắc lại.
Quan điểm này hướng đến một kỹ thuật ghi nhớ, đó là: hãy nhớ kỹ một điều gì đó, bạn sẽ thành công.

20. Và cố gắng nhớ lại, đừng bao giờ quên.

Đây là nguyên tắc đồng thời là kỹ thuật quan trọng nhất.
Bạn hãy tập thói quen, trước khi muốn ghi nhớ điều gì, nên tự nhắc nhở mình rằng:”tôi không bao giờ quên việc gì cả, có lẽ tôi sẽ gặp khó khăn khi muốn nhắc lại một điều gì đó nhưng tôi biết tôi đặt nó ở đâu trong bộ nhớ của mình
 

golden_age90

Thành viên năng động
Đánh giá khả năng ghi nhớ tạm thời của bạn

Đánh giá khả năng ghi nhớ tạm thời của bạn

Phần 1: Đánh giá khả năng ghi nhớ con số
Hãy nhờ một người bạn giúp bạn đọc lần lượt những con số sau, nhiệm vụ của bạn là nhắc lại chúng theo thứ tự. Hãy thử xem khả năng ghi nhớ của bạn đến đâu nhé!
18 13 71 43 7 58 2 9 6 5 4 16 25 34 95 19 29​
Kết quả: Bạn ghi nhớ được bao nhiêu số thì được bấy nhiêu điểm.
Ít hơn 5 số: Mức độ kém
5-9 số: Mức độ trung bình
9 số trở lên: Mức độ tốt
Kết luận 1: Phần lớn chúng ta thường ghi nhớ được 7 thông tin.
Phần 2: Đánh giá khả năng ghi nhớ ngôn ngữ
Hãy xem những từ sau và ghi nhớ chúng, không được viết chúng ra. Bạn có thời gian là một phút.
Búp bê
Ô tô
Bàn

Tàu hỏa
Bóng đá
Xe máy
Cầu thủy tinh
Áo khoác
Ghế
Câu đố
Trực thăng
Tấm thảm
Chăn
Ghế sô fa
Bít tất
Sau khi đọc xong hãy nhớ lại và viết chúng ra giấy.
Kết quả: Bạn nhớ được bao nhiêu từ? Cứ mỗi từ đúng bạn ghi được 1 điểm
Ít hơn 5 số: Mức độ kém
5-9 số: Mức độ trung bình
9 số trở lên: Mức độ tốt
Kết luận 2: Có thể bạn lại ghi nhớ được từ 5 – 9 từ. Bạn có nhận thấy những từ này có quy luật gì đặc biệt không? Nếu chưa nhận ra, bạn hãy nhìn lại chúng một lần nữa. Nếu nhìn kĩ, bạn sẽ phát hiện ra rằng những từ đơn này được chia làm 4 loại (đồ chơi, phương tiện giao thông, đồ dùng, trang phục). Một trong những phương pháp giúp ghi nhớ hiệu quả là phân loại các thông tin cần ghi nhớ.
Phần 3: Đánh giá khả năng ghi nhớ hình ảnh và hình khối
Bạn hãy quan sát kĩ 10 bức hình sau trong 1 phút và cố gắng ghi nhớ chúng, sau đó xem bạn có thể ghi nhớ được bao nhiêu hình?
danh-gia-kha-nang-ghi-nho-tam-thoi-01.jpg
Kết quả: Bạn nhớ được bao nhiêu hình? Cứ mỗi hình đúng bạn ghi được 1 điểm.
Ít hơn 5 số: Mức độ kém
5-8 số: Mức độ trung bình
8-10 số: Mức độ tốt
Phần 4: Đánh giá khả năng ghi nhớ phân biệt thị giác
Hãy nhìn những hình dưới đây. Trong số này có những hình nào bạn đã nhìn thấy ở phần trước rồi, hãy ghi ra giấy những hình bạn đã xem qua và đối chiếu lại những bức hình ở trang trước, xem xem bạn nhớ được bao nhiêu hình. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì số lượng hình mình nhớ được đấy!
danh-gia-kha-nang-ghi-nho-tam-thoi-02.jpg
Phần 5: Ghi nhớ câu chuyện
Đọc mẩu truyện dưới đây nhưng không được ghi chép lại.
Ông Lân đang trên đường đến siêu thị, ông muốn mua đồ ăn sáng, một tờ báo, một hộp trứng gà và một vài đồ ngọt khác. Khi ông bước trên vỉa hè, ông nhìn thấy một phụ nữ vấp phải hòn đá và ngã nhào xuống đất. Ông vội chạy đến xem người phụ nữ nọ có cần ông giúp gì không thì nhìn thấy đầu chị ta bị chảy máu. Ông liền chạy đến ngôi nhà bên cạnh, ông gõ cửa, kể lại hco chủ nhà chuyện không may của người phụ nữ nọ và nhờ người chủ gọi người giúp đỡ. 15 phút sau, một chiếc xe cứu thương đến đưa người phụ nữ nọ tới bệnh viện.
Đọc xong câu chuyện rồi thì bạn hãy viết lại câu chuyện ra giấy (cố gắng nhớ đúng từng từ, từng chữ trong đoạn)
Kết quả: Bạn nhớ được bao nhiêu thông tin?
Ít hơn 15: Mức độ kém
16 – 25: Mức độ trung bình
Trên 25: Mức độ tốt
Phần lớn mọi người đều có thể ghi nhớ được nội dung chính của câu chuyện, có thể họ còn nhớ được đến từng chi tiết. Tuy nhiên, nếu muốn ghi nhớ từng từ, từng chữ của câu chuyện trên thì không phải chuyện dễ.
Phần lớn chúng ta lkhi đọc báo đều đọc lướt nội dung chính chứ không ghi nhớ từng câu, từng từ. Điều này là bởi vì tuy câu từ là quan trọng nhưng biên độ ghi nhớ của chúng ta là có hạn, do vậy mà chúng ta chỉ có thể nhớ được nội dung chính. Điều may mắn là nội dung mà câu, từ truyền đạt không phải là bản thân câu, từ. Bộ nhớ của con người cũng thiên về việc ghi nhớ những khoảnh khắc đáng nhớ và những thứ có liên quan đến bản thân mỗi con người chúng ta.
Phần 6: Bộ nhớ phân biệt
Hãy xem những từ dưới đây, sau đó tìm ra những từ đã luyện nhớ ở phần trước. Không được giở lại coi phần trước, bạn có thể ghi nhớ được những từ nào bạn đã xem lúc trước?
Búp bê
Ô tô
Xe máy
Tấm thảm
Bóng đá

Căn phòng
Ghế sô fa
Thùng rác
Xe máy
Áo khoác
Câu đố
Bàn là
Tàu hỏa
Trực thăng
Cửa sổ
Kết quả:
Giở lại trang phía trước và tính điểm của bạn. Trong số những từ trên đây có 11 từ bạn đã xem ở phần trước, nếu bạn nhận ra được ít hơn 9 từ thì ở mức độ kém, 9 từ ở mức độ trung bình, 10 từ trở lên ở mức độ tốt.
Nhiều người trong chúng ta thường rất giỏi trong việc nhận biết chữ. Nhận biết thường là những gợi mở tự nhiên của bộ nhớ, vì từ vựng vốn đã có sẵn trong đầu chúng ta, chỉ cần bạn tìm ra từ nào đã nhìn qua, từ nào chưa nhìn qua, vì thế mà việc ghi nhớ không mất nhiều công sức lắm.

Nguồn: Sách Phương pháp rèn luyện trí nhớ, Trần Thị Thanh Liêm, Trương Ngọc Quỳnh biên soạn, Nxb. Thanh Niên
 

golden_age90

Thành viên năng động
Nắm bắt thành công lý thuyết là cách thức để kiểm tra trình độ hiểu bài của sinh viên đối với các kiến thức chuyên ngành đến đâu. Một số sinh viên nắm bắt thành công lý thuyết có khả năng sử dụng trí nhớ của mình nhớ lại và lặp lại một cách đầy đủ rõ ràng từng phần, từng khái niệm của giáo trình.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên lại làm bài thi không được tốt sau khi “bỏ trống”. Thật đáng buồn là nhiều sinh viên sau đó lại kiên quyết cho rằng họ không biết phần đó hoặc giả họ không đủ thông minh để làm được. Sự thật là quên không có liên quan đến vấn đề thông minh hay không mà nó liên quan đến việc phát triển các kỹ năng ghi nhớ một cách chậm chạp. Một điều đáng mừng là một sinh viên có thể học được các kỹ năng để cải thiện trí nhớ của mình. Các kỹ năng này rất dễ áp dụng và rất hiệu quả. Vậy nên, nếu có lúc nào đó bạn học hành nghiêm túc, học bài rất kỹ chỉ phải “huy động não” để làm bài nhưng kết quả lại không như mong đợi, bạn hãy tham khảo một vài kỹ năng sau:

1. Phân loại các bài tập : chia bài tập thành các phần nhỏ. Mỗi ngày học một ít chứ đừng học quá nhiều cùng cùng lúc (bạn sẽ thấy “quá tải” ngay lập tức). Học nhiều mà không nghỉ giải lao thường gây mệt mỏi và không hiệu quả. Nếu áp dụng những kỹ năng này bạn sẽ sử dụng thời gian có hiệu quả hơn, không phải cứ lao vào học là tốt.

2. Học lý thuyết quá nhiều: Tiếp tục học thậm chí ngay cả khi bạn đã nắm vững đến 100% lý thuyết của giáo trình. Chính điều này làm bạn quá tải và đây là bước khởi đầu của việc quên lãng dù rằng bạn cần nắm được lý thuyết. Nguyên tắc là sau khi học một cái gì đó hãy thực hành ngay. Bạn nghĩ mà xem các vận động viên hay nhạc sĩ chuyên nghiệp họ đều luyện tập sau mỗi bài học để có được những buổi biểu diễn thành công.

3. Ôn lại, ôn lại và ôn lại: Bạn có thường nhớ được các thông tin dù chỉ nghe qua một lần? Một số người có khả năng này. Việc ôn lại giúp chúng ta nhớ được nhiều hn. Ví dụ như rất nhiều giáo trình của các trường đại học giới thiệu nhiều từ chuyên môn hay các học thuyết. Bạn có thể học cách ôn lại bằng cách kiểm tra vốn từ về các thuật ngữ kỹ thuật chuyên môn, sử dụng phương pháp kiểm tra nhanh. Bạn có thể viết lại một cách đơn giản các thuật ngữ này theo một trật tự mới rồi kiểm tra vài lần trong một ngày. Một cách khác để ôn lại đó là bạn có thể sử dụng hoặc trao đổi với bạn bè từ thuật ngữ mà bạn thường xuyên nghe, nhìn và học về nó bạn sẽ nhớ nhanh hơn.

4. Nhẩm kỹ lại: Bạn từng học thuộc bảng chữ cái hồi nhỏ? Từng học thuộc bài hát? Bạn vẫn còn nhớ phải không? Bạn có thể nhẩm lại được nhưng đó chỉ là một kiểu điển hình của học vẹt mà thôi. Nhẩm kỹ lại thậm chí lại là một cách học rất hiệu quả. Khi bạn nhẩm lại kiến thức bằng phương pháp này tức là bạn học bằng cách suy nghĩ vế nghĩa,cố gắng tưởng tượng ra (tưởng tượng trong đầu) và suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến kiến thức đó. Mặc dù bạn nắm rất tốt các kiến thức cơ bản, nhẩm lại bằng cách này vẫn hiệu quả hơn so với cách học vẹt. Phương pháp nhẩm lại này rất hữu ích, nó giúp bạn kiểm tra kiến thức của mình. Hãy trao đổi về học tập với bạn bè.

5. Học có chọn lọc: Bạn khó có thể nhớ được tất cả mọi kiến thức từ các bài giảng bạn học được trong suốt quá trình học hoặc từ các giáo trình. Thậm chí các giáo sư dạy bạn, mỗi khi giảng còn phải thường xuyên tham khảo giáo án. Bạn có lẽ phải có một trí nhớ tuyệt vời thì mới có thể nhớ tất cả những gì bạn nghe được trong suốt một học kỳ hoặc thậm chí là một tuần. Vậy nên học phải có chọn lọc, những gì cần nhớ thì nhớ. Các giáo sư có thể sẽ đưa cho bạn một vài gợi ý trong quá trình giảng. Họ sẽ giải thích đơn giản là các từ chuyên ngành, thường rất trừu tượng nên cần phải nắm vững. Nếu giáo sư chú ý đến một vấn đề thì thầy sẽ hỏi đi hỏi lại xem liệu sinh viên có hiểu hay không hoặc sẽ dành nhiều thời gian cho những vấn đề thầy thấy cần hoặc quan trọng hoặc phần đó có thể có trong bài thi. Để ghi nhớ các kiến thức quan trọng, giáo trình của bạn cũng rất hữu ích, hãy ghi nhớ những phần in nghiêng hoặc phần tóm tắt cuối mỗi chương.

6. Các dạng bài thi: Một điều dễ hiểu là bạn sẽ có thể làm bất kỳ bài kiểm tra nào nếu biết chính xác phần nào sẽ xuất hiện trong bài thi. Đương nhiên đây cũng là một thử thách đối với trí nhớ. Thường là bạn không học theo các dạng của bài thi. Tuy nhiên bạn có thể chọn những phương pháp phù hợp để học tốt hơn. Hiện nay có rất nhiều giáo trình với nhiều ví dụ minh hoạ để luyện thêm, một số giáo trình còn kèm cả đĩa CD câu hỏi luyện từ bài khoá. Nó rất hữu ích và rất nên dùng. Bạn cũng có thể thử đoán đề thi. Khi học hãy tự mở rộng kiến thức trong bài. Tất cả các kỹ năng này sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt hơn trong các kỳ thi.

7. Học một cách sáng tạo: Phải có trách nhiệm với việc học của mình bởi bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về kết quả học tập của chính mình. Đọc hoặc tham khảo các bài tiểu luận là chưa đủ, bạn cần suy nghĩ năng động và mạnh dạn hơn. Khi ở lớp hãy hỏi về những vấn đề bạn chưa hiểu, ý cần được giải thích rõ, các khái niệm hoặc yêu cầu lặp lại. Nếu còn nhiều thắc mắc về bài giảng hoặc muốn hiểu kỹ hơn hãy hỏi các giáo sư, trợ giảng, bạn bè... Học là quá trình mạnh dạn học hỏi. Khi tìm hiểu về một vấn đề, bạn cũng cần tự suy nghĩ, tự thảo luận một mình hoặc thậm chí trình bày (có ích rất nhiều trong việc nhắc nhở bạn cần phải thận trọng). Viết những câu hỏi thắc mắc ra lề vở, kiểm tra các ghi chép cuối mỗi ngày chứ không phải chỉ trước khi thi.

8. Đưa ra các ý kiến cá nhân hợp lý: Tôi thấy đây là một trong những kỹ năng hữu ích nhất để cải thiện trí nhớ và kết quả học tập. Khi nghe giảng bài hay đọc bài hãy tự hỏi liệu các giáo trình này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức gì? Bạn có thể tìm thấy các vấn đề trong cuộc sống liên quan tới các khái niệm, giả thiết, kỹ năng hay các kiến thức chung? Cách này rất hiệu quả, kiến thức sẽ trở nên thực tế và ý nghĩa hơn đồng thời cũng giúp chúng ta dễ nhớ. Với một định nghiã có sẵn bạn sẽ dễ nhớ hơn. Tự đào sâu suy nghĩ bạn sẽ dễ nhớ hơn, bạn nên diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. Bạn nên cố gắng chuyên sâu nhưng trước hết là ghi lại theo cách hiểu của mình thế sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Cuối cùng là tăng khả năng nhớ bằng cách tự tư duy bài giảng càng nhiều càng tốt.

9. Sử dụng các mẹo vặt giúp trí nhớ: Đây là một cách cổ điển nhưng hiệu quả và bạn có thể đã sử dụng nó nhiều lần. Đơn giản là bạn gắn các kiến thức với một sự việc nào đó cho dễ nhớ hoặc tóm gọn ý chính.

10. Tránh bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài: Tìm một nơi yên tĩnh để học, tránh xa những chỗ có thể bị làm ảnh hưởng như bạn bè, gia đình, tiếng ồn hoặc điện thoại. Tránh nói chuyện trong lúc học. Học và nghỉ hợp lý.

11. Suy nghĩ: Hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì bạn nghe và đọc bằng cách suy nghĩ chủ động và kỹ lưỡng về bài học bạn sẽ hiểu bài hơn và phát triển trí nhớ của bạn.

Chúc bạn thành công trong công cuộc khai thác những tiềm năng ẩn cá nhân!
 

rockmanx10

[♣]Thành Viên CLB
Hay quá! thanks for share! Lần sau post tiếp nha bạn, à nếu được bạn trích dẫn link lấy ở đâu, biết đâu vào đó kiếm thêm được một mớ^^. Mình đang tìm kỹ năng tự nghiên cứu, bạn nào có up lên với nha! thanks trước
 

pearlpham90

Thành viên mới
có những cái tips rất hay....phù hợp với sv bọn mình với 1 níu bài vở khủng khíp ^^ thaxx nha bạn
 

Bình luận bằng Facebook

Top