Chuẩn hóa chính tả tiếng Việt
TT - Theo đánh giá của nhóm tác giả bản báo cáo tình hình chính tả văn bản tiếng Việt, đã đến lúc gióng lên hồi chuông báo động về lỗi chính tả tràn lan trong sử dụng tiếng Việt hiện nay.
Theo ông Nguyễn Ái Việt - phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), chủ nhiệm báo cáo, “lỗi chính tả nhiều đến mức chữa không xuể, trám được chỗ này lại bục chỗ kia”.
Ông Việt cho rằng sẽ sai lầm vô cùng nếu nghĩ rằng sai chính tả là chuyện nhỏ bởi nó có tầm quan trọng đặc biệt. Văn bản pháp luật sai chính tả ảnh hưởng lòng tin của người dân. Báo chí, sách vở sai chính tả sẽ làm méo mó thông tin, để lại mầm độc ngôn ngữ và tư duy thế hệ trẻ...
Để đưa ra bản báo cáo này, nhóm tác giả tiến hành một cuộc điều tra nhỏ trong hai nhóm chuyên gia ngôn ngữ và chuyên gia công nghệ thông tin. Theo đó, nhóm chuyên gia ngôn ngữ yêu cầu tỉ lệ lỗi chính tả trong văn bản Việt phải là dưới 1% và nhóm chuyên gia công nghệ thông tin chấp nhận tỉ lệ này trong khoảng 2,5-5%.
Cả hai nhóm chuyên gia đều cho rằng báo chí và truyền thông có trách nhiệm nhiều nhất đối với tình hình chính tả tiếng Việt. Các ý kiến chuyên gia cũng cho rằng tỉ lệ 10% là ngưỡng báo động đối với các lỗi chính tả và 30% là ngưỡng mà một lỗi chính tả đã trở thành một cách viết có thể đồng thời được chấp nhận.
Tháng 6-2010, nhóm tác giả đánh giá 177 đơn vị và xếp hạng 132 đơn vị thuộc 7 khu vực: bộ và văn phòng trung ương; ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc bộ; đại học và viện nghiên cứu; báo chí, nhà xuất bản và cơ quan truyền thông; doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Qua thống kê trên 67.000 mẫu, nhóm tác giả xác định tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu. Trong đó có những từ có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất như: soi mói (74,33%), sáng lạn (41,66%), cọ sát (28,38%) và thăm quan (20,61%).
Tại buổi công bố báo cáo, GS.TS Trần Trí Dõi (Khoa ngôn ngữ học Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra một số vấn đề về chuẩn chính tả trong tiếng Việt cần thực hiện.
Ông nhấn mạnh: hiện nay nước ta có quá nhiều quy định về chuẩn chính tả tiếng Việt, điều này cho thấy chúng ta chưa có một chuẩn chính tả có tính pháp lý cao nhất để áp dụng trên toàn quốc, dẫn đến tình trạng lỗi chính tả xuất hiện nhiều như hiện nay.
Theo ông Trần Trí Dõi, để tiến tới chuẩn chính tả tiếng Việt cần xem xét một số nội dung liên quan. Thứ nhất là vấn đề “viết hoa tên riêng và địa danh” trong tiếng Việt, vấn đề “phiên âm tên riêng nước ngoài” trong tiếng Việt và chuẩn chính tả đối với “hiện tượng chính tả chưa thống nhất”.
Ông Dõi cho rằng các vấn đề này có thể sử dụng các quy định bắt buộc thực hiện, có quy định mang tính pháp lý của một cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Bên cạnh đó, chúng ta phải thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt trong xu thế hội nhập quốc tế.
GS.TS Trần Trí Dõi khẳng định với sự phát triển hiện nay của trình độ ngôn ngữ học và kỹ thuật của công nghệ thông tin nước ta, yêu cầu chuẩn hóa tiếng Việt hoàn toàn có thể đáp ứng được. Vấn đề cần nhất là sự đồng thuận và cách tổ chức thực hiện một cách có trách nhiệm và khoa học, đưa ra những quy định pháp lý về chuẩn chính tả để bảo vệ, giữ gìn và phát huy ngôn ngữ tiếng Việt.
Theo đó, nếu cần thiết phải có Luật ngôn ngữ để đảm bảo sự thống nhất chính tả - ông Dõi nói.
Báo chí - truyền thông có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất
Trong 7 khu vực được đánh giá, xếp hạng, khu vực báo chí và truyền thông có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất: gần mức báo động 10%.
Khu vực đại học và viện nghiên cứu có tỉ lệ lỗi xấp xỉ mức trung bình của xã hội. Đáng chú ý, khu vực chính quyền địa phương và các cơ quan thuộc Chính phủ, thuộc bộ có tỉ lệ lỗi chính tả khá cao.
Những kết quả này phản ánh tình hình báo động của chính tả tiếng Việt.
Nhóm tác giả này hi vọng mỗi ba tháng sẽ có một đợt đánh giá về lỗi chính tả như vậy, mở rộng về quy mô để hậu thuẫn cho một chiến dịch cộng đồng về quét lỗi chính tả.
TT - Theo đánh giá của nhóm tác giả bản báo cáo tình hình chính tả văn bản tiếng Việt, đã đến lúc gióng lên hồi chuông báo động về lỗi chính tả tràn lan trong sử dụng tiếng Việt hiện nay.
Ảnh của bạn đọc Hoàng Văn Phác (73 tuổi, TP.HCM) gửi đến Tuổi Trẻ phản ảnh sự bất nhất về chính tả trong tên của một bệnh viện lớn. Từ trên xuống: tên ngay cổng chính, tên tại sơ đồ chỉ dẫn, tên ở cổng sau (đường Thuận Kiều) và tên nhà thuốc của bệnh viện - Ảnh: Hoàng Văn Phác
Theo ông Nguyễn Ái Việt - phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), chủ nhiệm báo cáo, “lỗi chính tả nhiều đến mức chữa không xuể, trám được chỗ này lại bục chỗ kia”.
Ông Việt cho rằng sẽ sai lầm vô cùng nếu nghĩ rằng sai chính tả là chuyện nhỏ bởi nó có tầm quan trọng đặc biệt. Văn bản pháp luật sai chính tả ảnh hưởng lòng tin của người dân. Báo chí, sách vở sai chính tả sẽ làm méo mó thông tin, để lại mầm độc ngôn ngữ và tư duy thế hệ trẻ...
Để đưa ra bản báo cáo này, nhóm tác giả tiến hành một cuộc điều tra nhỏ trong hai nhóm chuyên gia ngôn ngữ và chuyên gia công nghệ thông tin. Theo đó, nhóm chuyên gia ngôn ngữ yêu cầu tỉ lệ lỗi chính tả trong văn bản Việt phải là dưới 1% và nhóm chuyên gia công nghệ thông tin chấp nhận tỉ lệ này trong khoảng 2,5-5%.
Cả hai nhóm chuyên gia đều cho rằng báo chí và truyền thông có trách nhiệm nhiều nhất đối với tình hình chính tả tiếng Việt. Các ý kiến chuyên gia cũng cho rằng tỉ lệ 10% là ngưỡng báo động đối với các lỗi chính tả và 30% là ngưỡng mà một lỗi chính tả đã trở thành một cách viết có thể đồng thời được chấp nhận.
Tháng 6-2010, nhóm tác giả đánh giá 177 đơn vị và xếp hạng 132 đơn vị thuộc 7 khu vực: bộ và văn phòng trung ương; ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc bộ; đại học và viện nghiên cứu; báo chí, nhà xuất bản và cơ quan truyền thông; doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Qua thống kê trên 67.000 mẫu, nhóm tác giả xác định tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu. Trong đó có những từ có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất như: soi mói (74,33%), sáng lạn (41,66%), cọ sát (28,38%) và thăm quan (20,61%).
Tại buổi công bố báo cáo, GS.TS Trần Trí Dõi (Khoa ngôn ngữ học Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra một số vấn đề về chuẩn chính tả trong tiếng Việt cần thực hiện.
Ông nhấn mạnh: hiện nay nước ta có quá nhiều quy định về chuẩn chính tả tiếng Việt, điều này cho thấy chúng ta chưa có một chuẩn chính tả có tính pháp lý cao nhất để áp dụng trên toàn quốc, dẫn đến tình trạng lỗi chính tả xuất hiện nhiều như hiện nay.
Theo ông Trần Trí Dõi, để tiến tới chuẩn chính tả tiếng Việt cần xem xét một số nội dung liên quan. Thứ nhất là vấn đề “viết hoa tên riêng và địa danh” trong tiếng Việt, vấn đề “phiên âm tên riêng nước ngoài” trong tiếng Việt và chuẩn chính tả đối với “hiện tượng chính tả chưa thống nhất”.
Ông Dõi cho rằng các vấn đề này có thể sử dụng các quy định bắt buộc thực hiện, có quy định mang tính pháp lý của một cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Bên cạnh đó, chúng ta phải thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt trong xu thế hội nhập quốc tế.
GS.TS Trần Trí Dõi khẳng định với sự phát triển hiện nay của trình độ ngôn ngữ học và kỹ thuật của công nghệ thông tin nước ta, yêu cầu chuẩn hóa tiếng Việt hoàn toàn có thể đáp ứng được. Vấn đề cần nhất là sự đồng thuận và cách tổ chức thực hiện một cách có trách nhiệm và khoa học, đưa ra những quy định pháp lý về chuẩn chính tả để bảo vệ, giữ gìn và phát huy ngôn ngữ tiếng Việt.
Theo đó, nếu cần thiết phải có Luật ngôn ngữ để đảm bảo sự thống nhất chính tả - ông Dõi nói.
MINH QUANG
Báo chí - truyền thông có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất
Trong 7 khu vực được đánh giá, xếp hạng, khu vực báo chí và truyền thông có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất: gần mức báo động 10%.
Khu vực đại học và viện nghiên cứu có tỉ lệ lỗi xấp xỉ mức trung bình của xã hội. Đáng chú ý, khu vực chính quyền địa phương và các cơ quan thuộc Chính phủ, thuộc bộ có tỉ lệ lỗi chính tả khá cao.
Những kết quả này phản ánh tình hình báo động của chính tả tiếng Việt.
Nhóm tác giả này hi vọng mỗi ba tháng sẽ có một đợt đánh giá về lỗi chính tả như vậy, mở rộng về quy mô để hậu thuẫn cho một chiến dịch cộng đồng về quét lỗi chính tả.
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ