Có quá nhiều cá nhân tài năng có thể gây chia rẽ nhóm

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
2335305.jpg


Dù là kinh doanh hay thể thao, chúng ta có xu hướng tin rằng tổ chức của chúng ta có nhiều người tài năng luôn luôn là một điều tốt – và càng nhiều người tài thì càng tốt. Nhưng, một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Khoa học tâm lý cho thấy niềm tin này không hẳn đúng. Các tác giả nói “khi các đội cần sát cánh bên nhau, có nhiều người tài năng có thể làm nhóm chia rẽ”.

Sử dụng thể thao như một bài kiểm tra để khám phá nhược điểm của các tài năng, một nhóm các nhà khoa học xã hội đến từ Châu Âu và Mỹ bắt đầu phân tích sự thể hiện của các đội bóng đá quốc gia trong World cup 2010 ở Nam Phi và World cup 2014 ở Brazil. Các nhà nghiên cứu đã phân tích mỗi đội bóng quốc gia có bao nhiêu “tài năng hàng đầu” (tỷ lệ các cầu thủ ở mỗi đội có hợp đồng với các câu lạc bộ tốt nhất và ưu tú nhất trên thế giới). Để chắc chắn họ ở nhóm tài năng nhất, các nhà nghiên cứu lập danh sách các tài năng của họ với các cầu thủ được chọn từ đội bóng toàn ngôi sao FIFA – nghĩa là, các cầu thể tài năng nhất trong World Cup (tất cả các cầu thủ ngôi sao ở FIFA đều được giả định bởi các nhà nghiên cứu như top tài năng nhất). Tiếp theo, các nhà khoa học xem xét liệu tỷ lệ các cầu thủ tài năng nhất trong một đội bóng dự đoán các chiến thắng trong các vòng World Cup. Chắc chắn là, có nhiều tài năng hàng đầu có lợi cho nhóm đến một mức độ nào đó, và sau đó thì có nhiều tài năng thực sự gây bất lợi cho thành tích của một nhóm.

Các nhà nghiên cứu chuyển sang dữ liệu của hiệp hội bóng rổ quốc gia (NBA). Một lần nữa, họ phát triển một phiếu đánh giá để tính ra “top tài năng” thông qua 10 mùa giải từ năm 2002-2012. Và, họ phát hiện thấy có nhiều cá nhân tài năng có lợi cho nhóm đến một mức nào đấy, sau mức đó thì nó dẫn đến một sự suy giảm trong những chiến thắng chung cuộc.

Tại sao có quá nhiều cá nhân tài năng trên các lĩnh vực, tòa án hay trong bếp làm hỏng cục diện? Câu trả lời liên quan đến các thành viên trong đội phối hợp với nhau như thế nào. Sử dụng các số liệu thống kê như số trung bình giữa các lần hỗ trợ cho mỗi trận đấu và phòng thủ như những đánh giá về sự phối hợp nhóm trong dữ liệu NBA, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, sau một điểm nhất định, một nhóm càng có nhiều người tài năng thì họ càng ít hợp tác và thành tích của nhóm càng tệ đi.

Nếu thiếu sự phối hợp trong nhóm là lý do dẫn đến việc quá nhiều người tài năng có thể là một điều xấu, thì khi đó đối với những môn thể thao mà ít cần đến sự phối hợp giữa các người chơi (ví dụ, bóng chày được so sánh với bóng rổ), tác động tiêu cực khi có quá nhiều cầu thủ tài năng là không rõ ràng. Sử dụng dữ liệu từ Major League Baseball (MLB), đó chính xác là những gì mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra. Càng có nhiều cá nhân tài năng trong môn bóng chuyền, thì thành tích càng tốt hơn…không có nhược điểm.

Dù các tổ chức hay các nhóm có nhiều cá nhân tài năng là điều tốt, thì vẫn có nhiều yếu tố khác của một nhóm tốt. Đó có lẽ là lý do tại sao các đội thể thao có nhiều cầu thủ ngôi sao thường thể hiện không tốt như kỳ vọng.

Trung Thu dịch
Nguồn: http://www.psychologytoday.com/blog/choke/201409/when-talent-backfires
 

Bình luận bằng Facebook

Top