Con cái chúng ta giỏi một thứ và chỉ cần phát huy điều đó???

Đó là con tôi

Thành viên mới
Ai cũng có điểm mạnh của riêng mình

Tôi có một đứa con gái 4 tuổi, cháu rất đáng yêu và điểm mạnh của cháu là đàn. Thiết nghĩ , cho cháu học đàn để cháu giải trí và bản thân tôi cũng thích nghe tiếng đàn nên đã định hướng cho con như thế. Tuy nhiên sẽ không có vấn đề gì khi cháu thích học đàn hơn học văn hóa. Điều này khiến tôi và vợ nhiều lần tranh cãi, tôi bảo vệ quan điềm “Con thích và giỏi môn gì cứ để cho con phát huy, làm cha mẹ chúng ta phải làm bệ phóng cho con”, trong khi đó vợ tôi có ý kiến ngược lại “Dù thế nào đi nữa, trước tiên phải học văn hóa và ít nhất là vào đại học”.

Tình cờ đến tham dự buổi hội thảo về giáo dục giúp chúng tôi nhận ra được nhiều điều cần suy nghĩ. Họ cho trình chiếu một đoạn video về “Trường học của các loài vật”, kèm theo đó là bài thuyết trình về lý thuyết“đa loại hình trí thông minh” (multiple intelligence). Bằng cách dùng một phép ẩn dụ, diễn giả dường như muốn truyền tới người nghe một thông điệp:mỗi đứa trẻ là một cá thể với những điểm mạnh của riêng mình, cũng giống như con cá chỉ bơi giỏi nhưng không thể bay, hay con đại bàng bay giỏi nhưng không thể trèo... Lý thuyết trên chỉ ra rằng con người có 8 loại trí thông minh chính:

(1) ngôn ngữ, (2) logic (toán), (3) vận động thể chất, (4) âm nhạc, (5) không gian (mỹ thuật), (6) tương tácvà giao tiếp, (7) nội tâm và cảm xúc, và (8) thích nghi với tự nhiên.

Bản thân thôi không thể phủ nhận là tôi không muốn con thua kém các bạn và thước đo thông thường là điểm số, đặc biệt là các môn “chính” như Toán (trí thông minh logic) và Văn/Tiếng Việt (trí thông minh ngôn ngữ). Những môn học còn lại được coi là môn phụ, đặc biệt như Mỹ thuật, Âm nhạc hay Thể chất.Nhưng liệu rằng những “môn phụ” này không quan trọng thì chúng ta sẽ không có những Đặng Thái Sơn (trong lĩnh vực âm nhạc), Huỳnh Đức (trong lĩnh vực thể thao), hay Tô Ngọc Vân (lĩnh vực hội họa). Và liệu thế giới có biết đến Đặng Thái Sơn nếu như gia đình và nhà trường muốn ông giỏi toán? Hoặc ai sẽ biết đến GS Ngô Bảo Châu nếu như trước đâyông được đưa vào “lò luyện” đểtrở thành ca sỹ như Trọng Tấn?

Chắc hẳn không ít phụ huynh “thở phào” và kết luận: con mình chỉ giỏi một thứ và chỉ cần phát huy thế mạnh đó. Nhưng đấy mới chỉ là một nửa câu chuyện.


Chúng ta còn cần nhiều hơn một điểm mạnh

Con bạn hoặc thậm chí là bạn ít nhất một lần nghe đến từ “Flappy Bird” hoặc bạn được đọc đâu đó trên báo chí. Cha đẻ của trò chơi gây xôn xao giới trẻ không ai khác – Nguyễn Hà Đông, không còn bất cứ nghi ngờ gì về trí thông minh, tính logic và khả năng lập trình của anh khi trò chơi “ Flappy Bird’ gây sốt trên toàn thế giới. Nhưng ít ai biết được, Hà Đông còn có khả năng tương tác tuyệt vời với thế giới bên ngoài.

· “Một người chỉ sống có một lần, và chiến lược đúng đắn nhất là tạo ra càng nhiều giá trị càng tốt từ cuộc sống. Thành công không phải là lý do duy nhất để tồn tại”,

· hoặc “Tôi nhận ra rằng làm một trò chơi không còn lỗi nữa là tự làm giảm giá trị của nó. Con người thích những thứ không hoàn hảo”,v.v

Những câu status của anh chắc cũng làm các chuyên gia dừng lại suy ngẫm.

Có những ý kiến cho rằng, các môn khoa học, toán logic sẽ làm con người trở nên khô khan và ít giao tiếp. Tuy nhiên tôi dẫn chứng dưới đây vài thông tin sẽ làm các bạn ngạc nhiên.

Khi Hà Đông nằm giữa tâm bão, bên cạnh những lời tán tụng, anh còn nhận cả những “lời nguyền rủa”, những gán ghép “ăn cắp ý tưởng” đầy ganh tỵ. Nhưng anh đón nhận và xử lý chúng một cách bình thản, “Tôi nghĩ tôi đã đánh cắp tinh thần trong các game của họ nhưng tôi không lấy trộm sản phẩm của họ”. Hoặc một quan sát thú vị khác trong một đoạn Tweet của Hà Đông: “Soạn nhạc luôn khỏi gợi cảm hứng trong tôi. Thực tế nó giống như lập trình, nhưng sử dụng một thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác”, điều đó cho thấy ngoài việc làm chủ các con số và thuật toán,Hà Đông còn sở hữutrí thông minh âm nhạc. Phải chăng chính sự bổ trợ của trí thông minh này đã giúp Hà Đông làm nên một sản phẩm nổi trội và gây sốt giữa thế giới hàng triệu game online.

Howard Gardner, cha đẻ của lý thuyết về “đa loại hình trí thông minh”khẳng định rằng con người khác hẳn loài vật ở năng lực trí tuệ và dường như khi sinh ra đã có nhiều loại trí thông minh khác nhau được “lập trình” sẵn trong mỗi cá thể. Thực tế cho thấy chỉ số ít người trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ khi lớn lên, nhưng nhưng hầu hết trẻ em từ rất nhỏ đều đã có thể nhún nhẩy hay đung đưa theo giai điệu và có thể hát khi ở tuổi mẫu giáo.Cũng không phải ai cũng trở thành vận động viên hay cầu thủ nhưng đa số trẻ em đều hiếu động, nghịch ngợm và thích tham gia các hoạt động ở công viên, sân trường hay thậm chí ở nhà. Điều này cho thấy,con người từ khi sinh ra đã có cả 8 loại trí thông minh. Việc sử dụng chúng như thế nào đó mới là vấn đề ?

Hãy quan sát vận động viên bóng rổ lừng danh Michael Jordan ném bóng vào rổ ở khoảng cách gần 10m, với vị trí rổ ở độ cao 3m và trong nhiều tình huống vừa chạy hoặc vừa nhảy vừa ném. Liệu chỉ dựa vào sức mạnh thể chất (mà nhiều người cho rằng chỉ là “tứ chi phát triển”) để ném chính xác bóng vào rổ? Thành công của vận động viên này là sự kết hợp nhiều kỹ năng có được từ trí thông minh thể chất nổi trội và đồng thời được rèn luyện với những trí thông minh khác như logic và không gian (ước lượng khoảng cách giữa bóng và rổ, hình dung được đường đi của bóng để tránh bị đối phương cản), ngôn ngữ và tương tác (giao tiếp và phối hợp ăn ý với đồng đội), nội tâm (đúc rút những bài học thất bại từ những lần ném bóng trước), âm nhạc (phấn khích nhưng kiểm soát tốt tác động của tiếng cổ vũ, reo hò trên sân).

Những ví dụ trên cho thấy, nếu chỉ tập trung vào một thế mạnh “nổi trội” mang tính bẩm sinh mà bỏ qua các trí thông minh khác, con người khó có thể đạt được những thành công trong công việc và cuộc sống. Tên lửa dẫn đến thành công (trí thông minh nổi trội) cần một bệ phóng, đó chính là tất cả trí thông minh còn lại.

Kết hợp “trí thông minh

Các quan sát của cha mẹ đối với hành vi và quá trình phát triển của con cái thường được giải thích bằng kinh nghiệm ngàn xưa để lại “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính.” Trẻ có thể bộc lộ những tố chất, tính cách nổi trội đại diện cho một hoặc một số trong 8 loại trí thông minh nêu trên nhưng đôi khi ranh giới giữa tám loại trí thông minh không được rõ nét. Vai trò của bố mẹ, nhà trường ở giai đoạn này ngoài việc nuôi dưỡng còn là tạo ra môi trường và quan sát một cách có hệ thống để xem xu hướng bẩm sinh của trẻ, cũng như xác định các cơ hội phát triển các trí thông minh khác nhau.

Nhưng để làm được điều này lại không dễ dàng. Bên cạnh vai trò của nhà trường, trước hết cha mẹ cần phải là nhà giáo dục với những kiến thức cơ bản để có thể giúp con kết hợp được các trí thông minh.

Chúng ta hoàn toàn có thể thử một số cách sau đây để tìm kiếm phát hiện và kết hợp các “trí thông minh” của con trẻ. Nhưng trước khi thử, bạn cần nhớ: điều kiện tiên quyết là cần sự Kiên trì và Sáng tạo.

· Kiến tạo môi trường:

Tổ chức các cuộc dã ngoại ngoài trời, cho con đi siêu thị, tới rạp phim, tới vườn bách thú, bách thảo, tham gia hội làng…Đây là cơ hội các bé không chỉ chơi và tương tác với nhau (trí thông minh tương tác) mà còn là cơ hội bộc lộ khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên (trí thông minh tự nhiên), cơ hội chơi đùa và vận động (trí thông minh thể chất), tưởng tượng không gian tự nhiên, v.v.

· Quan sát có hệ thống:

Quan sát biểu hiện của chúng ở từng hoàn cảnh khác nhau. Đánh dấu lại xem trong từng môi trường đó, biểu hiện của chúng tương ứng với từng loại hình thông minh như thế nào.

· Giúp con có cách học phù hợp nhất:

Một học sinh không thích học toán (trí thông minh lo-gic) nhưng có năng khiếu về mỹ thuật sẽ rất hứng thú nếu những con số trong phép cộng trừ được diễn tả bằng những hình vẽ hay bức tranh. Phép tính 20:4 nếu được diễn đạt bằng một trò chơi sử dụng các miếng ghép hình chia ra bốn góc sẽ dễ tiếp thu hơn nhiều đối với các học sinh có xu hướng trội hơn về trí thông minh vận động và không gian. Cách tốt nhất là dùng năng lực nổi trội của con, để giúp con học các môn khác dễ dàng hơn (chẳng hạn dùng nhạc để học toán, dùng vẽ để học văn…) Bố mẹ hãy luôn nhớ để con học tốt cần kết hợp nhiều yếu tố: nghe, nhìn, suy nghĩ/tư duy, và trải nghiệm/thực hành.

Ai cũng có điểm mạnh của riêng mình, nhưng chúng ta cần nhiều hơn một điểm mạnh để thành công. Hãy dành con chúng ta 10 phút mỗi ngày chơi cùng con, quan sát con, lắng nghe con. Điều quan trọng nhất là bố mẹ nhận ra năng lực cốt lõi của con, dùng năng lực nổi trội đóphát triển các “loại hình trí tuệ” có sẵn khác.

Và đó có thể là chìa khóa dẫn đến thành công.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
N BA CON VỊT CỎ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Chỉ có con người là bất ổn Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Lòng vòng cũng chuyện con người Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N EM CÒN LẠC HẬU, LÀM SAO DẠY CON? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Chỉ cần con “lơ ngơ” là đủ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Tăng tốc con người Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Lại chuyện con người Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N XÃ HỘI CÀNG TỆ, CÀNG PHẢI CÙNG CON HỌC LÀM NGƯỜI? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N CON ÍCH KỶ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
T Những biện pháp cai nghiện game cho con thành công. Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
T Chia sẽ bí quyết giúp mẹ quản lý con ở nhà chơi game hiệu quả. Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
T Hậu quả của việc bố mẹ để con chìm đắm trong mạng xã hội. Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
M 2 bài học với 8 kỹ năng sống tuyệt vời mà trẻ con có thể dạy cho bạn: Chấp nhận và biết tiếp thu, kết quả nhận được sẽ cực kỳ bất ngờ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N LÀM GÌ TRONG THỜI CÁI GÌ CŨNG KHÓ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Cái nết lãnh đạo Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
sonngh [KN] Ý nghĩa của 9 chữ cái trong tên Steve Jobs Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 3
_xU_kUt3_ [KN] Cái tâm vô giá, sao lại bán rẻ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 13
txtzeus [KN] Chúng ta đi học để làm cái gì ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 33
N Và chúng ta… Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N BẠN HỌC & CHÚNG TA CÙNG XÂY DỰNG THƯ VIỆN SÁNG TẠO CHO TRẺ EM NGHÈO VÙNG SÂU VÙNG XA Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
vhungnr Topic: chúng ta không biết mình muốn gì ... Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 7
txtzeus [KN] Chất lượng giáo dục và đào tạo của chúng ta Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top