Thanh Đoan
Thành viên mới
Phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam hiện đang là một đề tài ai cũng nhắc đến, thậm chí đang gây ra những tranh cãi trên mạng xã hội bởi những yếu tố trong phim, điều đáng quan tâm là những tranh cãi không chỉ đến từ khán giả mà còn có ý kiến từ những chuyên gia có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực từ báo chí, điện ảnh đển lịch sử, văn học.
“Phát súng” gây ra những ồn ào xoay quanh phim đến từ sau dòng trạng thái của tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân, bài viết đã được 12K lượt tương tác.
Tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân đưa ý kiến:“Đề nghị đổi tên phim: “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM THÀNH PHIM THIÊN ĐỊA HỘI Ở NAM KỲ.Thậm chí người viết kịch bản và đạo diễn cũng không phân biệt được Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, mà gộp chung làm một, thể hiện rất rõ qua các câu thoại! Thật ra bộ phim với chuyện lấy “Thiên Địa Hội” làm chủ đạo thế này thì đã thoát ly xa khỏi nguyên tác. Vậy cách tốt nhất để cho dư luận khỏi chỉ trích là đổi tên phim thành “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ”, vì bé An trong phim cũng có đất diễn mấy đâu, toàn thấy là Út Lục Lâm (Tuấn Trần đóng) hay anh Tiều (Tiến Luật) đi mãi võ. Nhưng cũng nên lưu ý là gọi anh Tiều có ý bảo là anh ấy người Tiều (Triều) Châu. Thưa rằng các gánh “Sơn Đông mãi võ” thì đều là người Sơn Đông nên mới chết danh và cụ Nguyễn Hiến Lê có viết điều này rất rõ.Thế thì, sau khi xem phim xong, tôi nghĩ là đổi tên phim là tốt nhất, khỏi chê trách, so sánh gì với nguyên tác “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Tên phim là “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ”!”
Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Bên cạnh những sự đồng tình và ủng hộ là những bài viết phản đối lại ý kiến của tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân.
Nhà báo Lê Hồng Lâm: “Ai xem Đất Rừng Phương Nam cũng thấy rõ Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn chỉ là một hai nhóm nhỏ, hoạt động theo kiểu hội kín hoặc tự phát. Trong bối cảnh của miền Nam thời Pháp thuộc những năm 1920-1930 (bản điện ảnh) giữa rất nhiều băng nhóm và tổ chức yêu nước khác cùng chung một tinh thần chống thực dân Pháp.Trong phiên bản truyền hình năm 1997 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, cha con ông Tiều hành nghề sơn đông mãi võ, bán thuốc dạo, nhưng là người thuộc Thiên Địa Hội Triều Châu. Ở cuối tập 3, khi cha con ông Tiều bị bắt, thằng An hỏi ông Ba Ngù họ bị đưa đi đâu? Ông Ba Ngù đáp lại rằng, họ là “khách trú”, khi bị bắt thì thường bị tống về cố hương.Trong cuốn biên khảo “Thế lực khách trú và cuộc di dân của người Hoa ở Nam Kỳ” của nhà nghiên cứu Đào Trinh Nhất, ông viết rằng, riêng trong năm 1922 đã có tới 19.550 người Hoa đổ xô tới Nam Kỳ. Họ kinh doanh buôn bán trên bến dưới thuyền từ Sài Gòn tới Lục tỉnh, tạo nên một cộng đồng Hoa kiều đông đảo. Và vì thế, họ cũng thành lập một vài hội kín để hoạt động bí mật, chủ yếu phục vụ cho mục đích giao thương và sự gắn kết cộng đồng của họ.Trong post mới đây trên trang cá nhân của biên kịch Trần Khánh Hoàng, anh viết rằng: “Ngoài nhóm Nghĩa Hòa thuộc Thiên Địa Hội của Ông Năm, Ông Tiều, chúng ta còn được gặp rất nhiều hội nhóm trên hành trình tìm cha của An như:
– Nhóm chủ nghĩa dân tộc của Hai Thành (cha An), Trí và ông Sáu Ngù.
– Nhóm đấu tranh bất bạo động của Thầy Bảy và gánh hát.
– Nhóm những nhà sư Nam Tông của đồng bào Khơ-me.
– Nhóm đấu tranh cá nhân, riêng lẻ như Võ Tòng.
– Nhóm người dân yêu nước như Bác Ba Phi, Chú Ba Bắt Rắn.
– Nhóm “yêu nước dự bị”, chưa có lý tưởng nhưng sẵn sàng xả thân bảo vệ người thân như Út Lục Lâm, Cò , Xinh, chị Tư Ù. Mỗi cá nhân, tổ chức này dù tầng lớp, sắc tộc, văn hóa, đường hướng khác nhau, nhưng tựu trung đều chia sẻ một giá trị lớn lao là lòng yêu nước và sự căm thù bọn cường hào ác bá, bọn giặc ngoại xâm. Đây chính là cội rễ của kháng chiến chống Pháp.”
Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Thái Hạo: “Phê bình văn học” thì kiểu ‘con nhà tôi chẳng biết mù tạt là cái gì’; “phê bình điện ảnh” thì bảo không giống với lịch sử! Nghĩ ló chán. Vì không biết mù tạt là gì nên không thể chấp nhận, thế thì có lẽ bài “Trâu ơi ta bảo trâu này” cũng phải nện ngay, vì trẻ em thành phố nào có biết trâu bò lợn gà là thế nào! Những bài nào có chữ “lúa” từ nay cũng phải cảnh giác cao độ! Rồi bao nhiêu là những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng phải tiễn hết, vì toàn điển tích ở đâu đâu thời tám hoán. Còn phim, từ này cứ mang những cuốn như lịch sử đảng bộ tỉnh X, huyện Y ra mà dựng nguyên xi, thế cho nó lành. Phim, phê bình chỉ điểm. Sợ.”
Đạo diễn Nguyễn Quang Huy: “Đất Rừng Phương Nam là một niềm tự hào mới của phim Việt, với riêng tôi đây là bộ phim khiến tôi gặp lại cảm giác sau khi xem Dòng Máu Anh Hùng của 16 năm trước: đầy phấn khích. Phim Việt đã có 1 diễn viên nam chính diễn vừa chau chuốt vừa phóng khoáng, nên rất hiện đại cùng 1 phản diện nữ đầy khí chất và quái. Và, quan trọng nhất nhất nhất là 2 bạn này không sến. Nam chính và phản diện là 2 kiểu nhân vật ở ta rất dễ sến và khuôn mẫu, nhất là phản diện thường cứ trừng mắt nghiến răng gầm gừ 10 phim như 1. Tuấn Trần và Băng Di xuất sắc, hứa hẹn là ngôi sao màn bạc mới. Cá nhân tôi đặc biệt tâm đắc với hình ảnh và âm nhạc nữa. Một bộ phim xứng đáng đến từng đồng và từng giây của khán giả. Những quan điểm chống đối phim về đúng/sai sự thật/nguyên bản theo mình đấy là hội chứng tự giam cầm tư tưởng, không phù hợp để làm khán giả bộ môn điện ảnh nói chung. Nhưng đây là số phận của bộ phim rồi: càng anti máy đếm tiền càng chạy nóng máy“
Giữa dòng tranh luận, bác sĩ Huỳnh Phước Sang đã nêu ý kiến: “Mình chưa xem phim Đất Rừng Phương Nam mới, so sánh với phim cũ trước kia, không bình phẩm hay dở, chỉ biết chắc có 1 điều mà Phim mới hôm nay không có được giống ngày xưa…Đó chính là sự Bình Yên, bởi vì phim ngày xưa không có 1 áp lực phải đạt trăm tỷ này trăm tỷ kia, nên mọi thứ sẽ nhẹ nhàng lắm! Còn giờ đây, với việc đầu tư lớn, áp lực phải thu lợi nhuận cao, có thể mọi thứ sẽ tốt hơn, mọi người sẽ cố gắng, kỹ thuật hay hơn, rất nhiều thứ hơn… chỉ có sự Bình An chắc chắc sẽ không còn..Mà Sự Bình An không thể giấu giếm được, nó sẽ toát ra rõ ràng trên từng khuôn mặt diễn viên, từng góc quay, từng cảnh vật… Ai biết quan sát sẽ cảm nhận được rõ ràng ngay! Mọi thứ khác trong cuộc đời này cũng vậy, khi ta đã nhận vào 1 tham vọng, 1 mục tiêu Tiền Tài Danh Vọng cao, ta có thể có được mọi thứ, nhưng ta chắc chắn sẽ đánh mất đi Sự Bình An! Rất khó để mô tả điều này, mình chỉ cố nói điều mình thấy, các bạn cứ chiêm nghiệm, rồi sẽ thấy nó thôi!“
Đứng trước những thử thách, dư luận và áp lực về doanh thu, khi thực hiện một tác phẩm thuộc tầm quốc dân, Đất Rừng Phương Nam bản điện ảnh đã không thể gìn giữ sự bình an như phiên bản truyền hình trước đây. Đối diện với những mũi giáo dư luận, toàn bộ ekip phim: đạo diễn, nhà sản xuất, đạo diễn hình ảnh, thiết kế, cố vấn kịch bản, biên kịch, diễn viên…tất cả đều đăng tải những ý kiến, phân tích, lý giải quá trình thực hiện phim và lý do khi đưa ra quyết định. Tất cả đều ra sức nỗ lực mong được khán giả hiểu hơn, đón nhận hơn và thưởng thức phim một cách bình an hơn.
Nguồn: Đất Rừng Phương Nam
Nói về sự khác nhau và giống nhau của bản điện ảnh so với tác phẩm gốc và bản truyền hình năm 1997 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, có rất nhiều yếu tố khác nhau vì thời điểm thực hiện, điều kiện sản xuất cũng như là những tài liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất đến từ nhiều nguồn khác nhau. Để bàn về đúng sai sẽ là những cuộc tranh luận bất tận không có hồi kết vì mỗi luận cứ được đưa ra đều dựa trên những đánh giá khách quan, chủ quan và sự cảm thụ nghệ thuật của mỗi người.
Song không thể nhìn nhận bên cạnh những yếu tố chưa được như bối cảnh, trang phục và yếu tố lịch sử thì phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam thật sự là một tác phẩm kỳ công và tâm huyết của rất nhiều người, là một sản phẩm để khẳng định rằng điện ảnh Việt Nam sắp bước vào một thời kì mới huy hoàng hơn. Mong rằng những điều còn vướng mắc trong lòng khán giả sẽ được giải quyết ở các phần tiếp theo (nếu có).
Phim vẫn đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
“Phát súng” gây ra những ồn ào xoay quanh phim đến từ sau dòng trạng thái của tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân, bài viết đã được 12K lượt tương tác.
Tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân đưa ý kiến:“Đề nghị đổi tên phim: “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM THÀNH PHIM THIÊN ĐỊA HỘI Ở NAM KỲ.Thậm chí người viết kịch bản và đạo diễn cũng không phân biệt được Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, mà gộp chung làm một, thể hiện rất rõ qua các câu thoại! Thật ra bộ phim với chuyện lấy “Thiên Địa Hội” làm chủ đạo thế này thì đã thoát ly xa khỏi nguyên tác. Vậy cách tốt nhất để cho dư luận khỏi chỉ trích là đổi tên phim thành “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ”, vì bé An trong phim cũng có đất diễn mấy đâu, toàn thấy là Út Lục Lâm (Tuấn Trần đóng) hay anh Tiều (Tiến Luật) đi mãi võ. Nhưng cũng nên lưu ý là gọi anh Tiều có ý bảo là anh ấy người Tiều (Triều) Châu. Thưa rằng các gánh “Sơn Đông mãi võ” thì đều là người Sơn Đông nên mới chết danh và cụ Nguyễn Hiến Lê có viết điều này rất rõ.Thế thì, sau khi xem phim xong, tôi nghĩ là đổi tên phim là tốt nhất, khỏi chê trách, so sánh gì với nguyên tác “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Tên phim là “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ”!”
Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Bên cạnh những sự đồng tình và ủng hộ là những bài viết phản đối lại ý kiến của tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân.
Nhà báo Lê Hồng Lâm: “Ai xem Đất Rừng Phương Nam cũng thấy rõ Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn chỉ là một hai nhóm nhỏ, hoạt động theo kiểu hội kín hoặc tự phát. Trong bối cảnh của miền Nam thời Pháp thuộc những năm 1920-1930 (bản điện ảnh) giữa rất nhiều băng nhóm và tổ chức yêu nước khác cùng chung một tinh thần chống thực dân Pháp.Trong phiên bản truyền hình năm 1997 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, cha con ông Tiều hành nghề sơn đông mãi võ, bán thuốc dạo, nhưng là người thuộc Thiên Địa Hội Triều Châu. Ở cuối tập 3, khi cha con ông Tiều bị bắt, thằng An hỏi ông Ba Ngù họ bị đưa đi đâu? Ông Ba Ngù đáp lại rằng, họ là “khách trú”, khi bị bắt thì thường bị tống về cố hương.Trong cuốn biên khảo “Thế lực khách trú và cuộc di dân của người Hoa ở Nam Kỳ” của nhà nghiên cứu Đào Trinh Nhất, ông viết rằng, riêng trong năm 1922 đã có tới 19.550 người Hoa đổ xô tới Nam Kỳ. Họ kinh doanh buôn bán trên bến dưới thuyền từ Sài Gòn tới Lục tỉnh, tạo nên một cộng đồng Hoa kiều đông đảo. Và vì thế, họ cũng thành lập một vài hội kín để hoạt động bí mật, chủ yếu phục vụ cho mục đích giao thương và sự gắn kết cộng đồng của họ.Trong post mới đây trên trang cá nhân của biên kịch Trần Khánh Hoàng, anh viết rằng: “Ngoài nhóm Nghĩa Hòa thuộc Thiên Địa Hội của Ông Năm, Ông Tiều, chúng ta còn được gặp rất nhiều hội nhóm trên hành trình tìm cha của An như:
– Nhóm chủ nghĩa dân tộc của Hai Thành (cha An), Trí và ông Sáu Ngù.
– Nhóm đấu tranh bất bạo động của Thầy Bảy và gánh hát.
– Nhóm những nhà sư Nam Tông của đồng bào Khơ-me.
– Nhóm đấu tranh cá nhân, riêng lẻ như Võ Tòng.
– Nhóm người dân yêu nước như Bác Ba Phi, Chú Ba Bắt Rắn.
– Nhóm “yêu nước dự bị”, chưa có lý tưởng nhưng sẵn sàng xả thân bảo vệ người thân như Út Lục Lâm, Cò , Xinh, chị Tư Ù. Mỗi cá nhân, tổ chức này dù tầng lớp, sắc tộc, văn hóa, đường hướng khác nhau, nhưng tựu trung đều chia sẻ một giá trị lớn lao là lòng yêu nước và sự căm thù bọn cường hào ác bá, bọn giặc ngoại xâm. Đây chính là cội rễ của kháng chiến chống Pháp.”
Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Thái Hạo: “Phê bình văn học” thì kiểu ‘con nhà tôi chẳng biết mù tạt là cái gì’; “phê bình điện ảnh” thì bảo không giống với lịch sử! Nghĩ ló chán. Vì không biết mù tạt là gì nên không thể chấp nhận, thế thì có lẽ bài “Trâu ơi ta bảo trâu này” cũng phải nện ngay, vì trẻ em thành phố nào có biết trâu bò lợn gà là thế nào! Những bài nào có chữ “lúa” từ nay cũng phải cảnh giác cao độ! Rồi bao nhiêu là những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng phải tiễn hết, vì toàn điển tích ở đâu đâu thời tám hoán. Còn phim, từ này cứ mang những cuốn như lịch sử đảng bộ tỉnh X, huyện Y ra mà dựng nguyên xi, thế cho nó lành. Phim, phê bình chỉ điểm. Sợ.”
Đạo diễn Nguyễn Quang Huy: “Đất Rừng Phương Nam là một niềm tự hào mới của phim Việt, với riêng tôi đây là bộ phim khiến tôi gặp lại cảm giác sau khi xem Dòng Máu Anh Hùng của 16 năm trước: đầy phấn khích. Phim Việt đã có 1 diễn viên nam chính diễn vừa chau chuốt vừa phóng khoáng, nên rất hiện đại cùng 1 phản diện nữ đầy khí chất và quái. Và, quan trọng nhất nhất nhất là 2 bạn này không sến. Nam chính và phản diện là 2 kiểu nhân vật ở ta rất dễ sến và khuôn mẫu, nhất là phản diện thường cứ trừng mắt nghiến răng gầm gừ 10 phim như 1. Tuấn Trần và Băng Di xuất sắc, hứa hẹn là ngôi sao màn bạc mới. Cá nhân tôi đặc biệt tâm đắc với hình ảnh và âm nhạc nữa. Một bộ phim xứng đáng đến từng đồng và từng giây của khán giả. Những quan điểm chống đối phim về đúng/sai sự thật/nguyên bản theo mình đấy là hội chứng tự giam cầm tư tưởng, không phù hợp để làm khán giả bộ môn điện ảnh nói chung. Nhưng đây là số phận của bộ phim rồi: càng anti máy đếm tiền càng chạy nóng máy“
Giữa dòng tranh luận, bác sĩ Huỳnh Phước Sang đã nêu ý kiến: “Mình chưa xem phim Đất Rừng Phương Nam mới, so sánh với phim cũ trước kia, không bình phẩm hay dở, chỉ biết chắc có 1 điều mà Phim mới hôm nay không có được giống ngày xưa…Đó chính là sự Bình Yên, bởi vì phim ngày xưa không có 1 áp lực phải đạt trăm tỷ này trăm tỷ kia, nên mọi thứ sẽ nhẹ nhàng lắm! Còn giờ đây, với việc đầu tư lớn, áp lực phải thu lợi nhuận cao, có thể mọi thứ sẽ tốt hơn, mọi người sẽ cố gắng, kỹ thuật hay hơn, rất nhiều thứ hơn… chỉ có sự Bình An chắc chắc sẽ không còn..Mà Sự Bình An không thể giấu giếm được, nó sẽ toát ra rõ ràng trên từng khuôn mặt diễn viên, từng góc quay, từng cảnh vật… Ai biết quan sát sẽ cảm nhận được rõ ràng ngay! Mọi thứ khác trong cuộc đời này cũng vậy, khi ta đã nhận vào 1 tham vọng, 1 mục tiêu Tiền Tài Danh Vọng cao, ta có thể có được mọi thứ, nhưng ta chắc chắn sẽ đánh mất đi Sự Bình An! Rất khó để mô tả điều này, mình chỉ cố nói điều mình thấy, các bạn cứ chiêm nghiệm, rồi sẽ thấy nó thôi!“
Đứng trước những thử thách, dư luận và áp lực về doanh thu, khi thực hiện một tác phẩm thuộc tầm quốc dân, Đất Rừng Phương Nam bản điện ảnh đã không thể gìn giữ sự bình an như phiên bản truyền hình trước đây. Đối diện với những mũi giáo dư luận, toàn bộ ekip phim: đạo diễn, nhà sản xuất, đạo diễn hình ảnh, thiết kế, cố vấn kịch bản, biên kịch, diễn viên…tất cả đều đăng tải những ý kiến, phân tích, lý giải quá trình thực hiện phim và lý do khi đưa ra quyết định. Tất cả đều ra sức nỗ lực mong được khán giả hiểu hơn, đón nhận hơn và thưởng thức phim một cách bình an hơn.
Nguồn: Đất Rừng Phương Nam
Nói về sự khác nhau và giống nhau của bản điện ảnh so với tác phẩm gốc và bản truyền hình năm 1997 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, có rất nhiều yếu tố khác nhau vì thời điểm thực hiện, điều kiện sản xuất cũng như là những tài liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất đến từ nhiều nguồn khác nhau. Để bàn về đúng sai sẽ là những cuộc tranh luận bất tận không có hồi kết vì mỗi luận cứ được đưa ra đều dựa trên những đánh giá khách quan, chủ quan và sự cảm thụ nghệ thuật của mỗi người.
Song không thể nhìn nhận bên cạnh những yếu tố chưa được như bối cảnh, trang phục và yếu tố lịch sử thì phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam thật sự là một tác phẩm kỳ công và tâm huyết của rất nhiều người, là một sản phẩm để khẳng định rằng điện ảnh Việt Nam sắp bước vào một thời kì mới huy hoàng hơn. Mong rằng những điều còn vướng mắc trong lòng khán giả sẽ được giải quyết ở các phần tiếp theo (nếu có).
Phim vẫn đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.