ivenle
Thanh viên kỳ cựu
Marita là nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi . Tôi và con bé hay lục đục chủ yếu do cách ăn mặc của nó . Đã sống qua một thời khó khăn không biết tới ăn diện , chỉ cốt sao có bộ đồ tươm tất đi làm , tôi khó chịu với thói si mê mốt áo thun in hoa hở ngực hở vai và quần jean xé gấu tơi tả của Marita .
Marita đi học , còn có một mình tôi ở nhà . Tôi lấy các tập ảnh gia đình ra xem lại hình mẹ tôi , bà ngoại tôi và tôi từ thời còn bé tí cho tới khi có con có cháu . Trang phục của bà và mẹ rất buồn cười . Bà mặc những bộ váy xếp ly dày đặc , dài quét đất và xoè rộng ở phía gấu . Tôi nhớ , hễ gặp trời mưa , lũ cháu thường chui tọt dưới váy bà , như bầy gà con rúc vào đôi cánh của gà mẹ . Tới thời mẹ tôi , chiếc váy rút ngắn lại , chỉ còn dài quá đầu gối nửa gang tay và gọn hơn nhiều . Một chiếc váy của bà tôi gỡ ra may được năm chiếc váy của mẹ . Bà tôi từng cằn nhằn dữ dội khi mẹ tôi làm chuyên động trời là mặc áo tắm hai mảnh . Khác với mẹ , tôi thường mặc quần tây người cứng đơ như que củi , nhưng nếu phải leo lên giàn giáo xây dựng như tôi thì mẹ cũng sẽ thôi mặc váy .
Chuông điện thoại réo khiến tôi giật mình . Tôi nhấc máy . " Bà Navarro ? Sở cảnh sát đây ... ". Nghe xong cú điện thoại mắt tôi hoa cả lên , tay chân bủn rủn . Marita gặp nạn ! Trên đường tới bệnh viện , nhân viên cảnh sát được giao nhiệm vụ đón tôi kể rằng lúc đi học về qua cây cầu bắc ngang lòng sông cạn , Marita nghe thấy tiếng kêu cứu yếu ớt của một cậu bé trai, có thể là do mải đuổi theo một con chim non lạc tổ nên bị sẩy chân . Cậu bé vướng vào một cành cây chìa ra từ vách đá và treo lơ lửng ở đó . Marita lần theo bờ sông ra chỗ cậu bé . Con tôi gỡ được cậu bé khỏi cành cây , nhưng biết sức nó không thể đưa cậu bé ngược trở lên mặt đường . Ước lượng thấy khoảng cách tới những bụi cây phía dưới lòng sông cạn không xa lắm , Marita ôm chặt đầu thằng bé vào lòng , thả người rơi xuống . Marita bất tỉnh , còn thằng bé thì bình yên . Người đi trên đường nghe tiếng khóc của thằng bé bèn gọi điện cho cảnh sát .
Hai tuần thức trắng đêm ở bệnh viện , tôi nhìn cái đầu băng kín mít của Marita mà nóng mặt . Thật là kì quặc . Không có tí gì gọi là hợp lý . Như người ta thì cứ mặc thằng bé đấy rồi tìm cách báo cảnh sát . Đằng này , ai xúi mà mò xuống ? Lại còn buông mình rơi xuống dưới . Nhưng rồi trời khuya lạnh giá giúp tôi tỉnh táo lại . Nếu ở địa vị của Marita lúc đó , chắc chắn tôi cũng làm vậy , bởi trong tình thế ấy đâu còn lựa chọn nào khác .
Marita xuất viện . Chúng tôi quyết định chụp chung một tấm hình trước nhà để làm kỷ niệm . Mẹ con tôi về phòng thay đồ . Tôi suýt kêu trời khi thấy Marita bước ra cửa trong chiếc áo thun in hoa , vai trễ tới mức tưởng chừng con gái tôi thở mạnh một cái là nó tuột khỏi người và chiếc quần jean kéo lê nhưng tua vải trên mặt đất ! Nhưng rồi tôi nhớ lại bộ váy khổng lồ của bà tôi , lời quở trách khi lần đầu tiên thấy đứa cháu gái yêu mặc quần tây bó ống . " Biết làm sao được . Mỗi thời mỗi khác . Miễn sao những điều cốt yếu nhất như lòng nhân ái , dũng cảm vẫn còn là được " , tôi thở dài nghĩ .
Marita đi học , còn có một mình tôi ở nhà . Tôi lấy các tập ảnh gia đình ra xem lại hình mẹ tôi , bà ngoại tôi và tôi từ thời còn bé tí cho tới khi có con có cháu . Trang phục của bà và mẹ rất buồn cười . Bà mặc những bộ váy xếp ly dày đặc , dài quét đất và xoè rộng ở phía gấu . Tôi nhớ , hễ gặp trời mưa , lũ cháu thường chui tọt dưới váy bà , như bầy gà con rúc vào đôi cánh của gà mẹ . Tới thời mẹ tôi , chiếc váy rút ngắn lại , chỉ còn dài quá đầu gối nửa gang tay và gọn hơn nhiều . Một chiếc váy của bà tôi gỡ ra may được năm chiếc váy của mẹ . Bà tôi từng cằn nhằn dữ dội khi mẹ tôi làm chuyên động trời là mặc áo tắm hai mảnh . Khác với mẹ , tôi thường mặc quần tây người cứng đơ như que củi , nhưng nếu phải leo lên giàn giáo xây dựng như tôi thì mẹ cũng sẽ thôi mặc váy .
Chuông điện thoại réo khiến tôi giật mình . Tôi nhấc máy . " Bà Navarro ? Sở cảnh sát đây ... ". Nghe xong cú điện thoại mắt tôi hoa cả lên , tay chân bủn rủn . Marita gặp nạn ! Trên đường tới bệnh viện , nhân viên cảnh sát được giao nhiệm vụ đón tôi kể rằng lúc đi học về qua cây cầu bắc ngang lòng sông cạn , Marita nghe thấy tiếng kêu cứu yếu ớt của một cậu bé trai, có thể là do mải đuổi theo một con chim non lạc tổ nên bị sẩy chân . Cậu bé vướng vào một cành cây chìa ra từ vách đá và treo lơ lửng ở đó . Marita lần theo bờ sông ra chỗ cậu bé . Con tôi gỡ được cậu bé khỏi cành cây , nhưng biết sức nó không thể đưa cậu bé ngược trở lên mặt đường . Ước lượng thấy khoảng cách tới những bụi cây phía dưới lòng sông cạn không xa lắm , Marita ôm chặt đầu thằng bé vào lòng , thả người rơi xuống . Marita bất tỉnh , còn thằng bé thì bình yên . Người đi trên đường nghe tiếng khóc của thằng bé bèn gọi điện cho cảnh sát .
Hai tuần thức trắng đêm ở bệnh viện , tôi nhìn cái đầu băng kín mít của Marita mà nóng mặt . Thật là kì quặc . Không có tí gì gọi là hợp lý . Như người ta thì cứ mặc thằng bé đấy rồi tìm cách báo cảnh sát . Đằng này , ai xúi mà mò xuống ? Lại còn buông mình rơi xuống dưới . Nhưng rồi trời khuya lạnh giá giúp tôi tỉnh táo lại . Nếu ở địa vị của Marita lúc đó , chắc chắn tôi cũng làm vậy , bởi trong tình thế ấy đâu còn lựa chọn nào khác .
Marita xuất viện . Chúng tôi quyết định chụp chung một tấm hình trước nhà để làm kỷ niệm . Mẹ con tôi về phòng thay đồ . Tôi suýt kêu trời khi thấy Marita bước ra cửa trong chiếc áo thun in hoa , vai trễ tới mức tưởng chừng con gái tôi thở mạnh một cái là nó tuột khỏi người và chiếc quần jean kéo lê nhưng tua vải trên mặt đất ! Nhưng rồi tôi nhớ lại bộ váy khổng lồ của bà tôi , lời quở trách khi lần đầu tiên thấy đứa cháu gái yêu mặc quần tây bó ống . " Biết làm sao được . Mỗi thời mỗi khác . Miễn sao những điều cốt yếu nhất như lòng nhân ái , dũng cảm vẫn còn là được " , tôi thở dài nghĩ .