John thuộc tuýp dễ khiến người ta ghét. Bởi lúc nào anh cũng “phởn phơ” và luôn nói những điều tích cực. Giả dụ bạn có hỏi “dạo này anh khỏe không?”, thế nào anh ta cũng nói: “Nếu còn khỏe hơn được nữa thì hẳn tôi có anh em sinh đôi rồi”.
John là nguồn động viên tự nhiên nhất với mọi người. Nếu đồng nghiệp nào có một ngày làm việc tồi tệ, anh thường bảo họ cách nhìn ra khía cạnh lạc quan của hoàn cảnh. Chứng kiến điều này, tôi thực sự tò mò. Vậy là một ngày, tôi quyết định tới hỏi John: “Tôi không hiểu nổi! Không thể lúc nào anh cũng là người lạc quan. Vậy làm thế nào anh làm được điều đó?”.
Anh trả lời, “Mỗi sáng, khi thức dậy, tôi thường tự nhủ, hôm nay mình có hai lựa chọn. Mình có thể vui vẻ hoặc có thể cáu bẳn. Và tôi đã chọn tâm trạng vui vẻ. Mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra, tôi có thể chọn hoặc là nạn nhân hoặc có thể học hỏi điều gì từ chuyện đó. Và tôi đã chọn cách thứ hai. Mỗi lúc ai đó tới phàn nàn với tôi, tôi có thể chọn cách hoặc chấp nhận nghe lời phàn nàn của họ, hoặc có thể chỉ ra những phương diện tích cực của cuộc sống. Và tôi đã chọn cách nhìn ra niềm vui ở đời”.
“Vâng, đành là như vậy. Nhưng như thế cũng đâu có dễ dàng gì”, tôi phản bác.
“Đúng thế”, John tiếp tục. “Cuộc sống là những lựa chọn. Nếu anh vứt bỏ đi tất cả những điều vụn vặt thì mọi tình huống trong cuộc sống đều là sự lựa chọn. Anh chọn cách phản ứng với những tình huống đó như thế nào. Anh chọn cách để mọi người tác động tới tâm trạng của anh ra sao. Anh chọn vui vẻ hay buồn chán. Điều quan trọng nhất chính là lựa chọn bạn nên sống cuộc sống của bạn như thế nào”.
Tôi ngẫm nghĩ về những điều John nói. Chẳng bao lâu sau, tôi bỏ công việc đang làm để mở công ty riêng. Tôi và John mất liên lạc với nhau nhưng tôi vẫn luôn nghĩ tới anh mỗi khi cần phải lựa chọn trong cuộc sống thay vì phản ứng lại nó.
Nhiều năm sau, tôi nghe tin anh bị tai nạn rất nghiêm trọng. Nghe đâu anh bị ngã từ một tòa tháp viễn thông cao gần hai mươi mét. Sau mười tám giờ phẫu thuật và hàng tuần nằm điều trị đặc biệt, John ra viện trong tình trạng bị nẹp xương lưng.
Khoảng sáu tháng sau vụ tai nạn, tôi gặp lại anh. Khi tôi hỏi anh thấy thế nào thì anh đáp, “Nếu mà khoẻ hơn được nữa thì hẳn tôi có anh em sinh đôi. Này, có muốn ngó qua đám sẹo của tôi không?”.
Tôi từ chối nhưng hỏi anh đã nghĩ gì khi vụ tai nạn xảy ra. “Điều điều tiên lướt qua tâm trí tôi lúc đó là cuộc sống hạnh phúc của đứa con gái sắp ra đời của tôi”, John đáp. “Khi đó, tôi nằm trên mặt đất, tôi nhớ rằng mình có hai lựa chọn. Tôi có thể chọn để sống và cũng có thể chọn để chết. Và thế là tôi chọn sống”.
“Anh không sợ chút nào ư? Chẳng phải anh đã bất tỉnh đó sao?”, tôi hỏi.
John tiếp tục, “Các nhân viên y tế thật tốt bụng. Họ liên tục bảo rằng nhất định tôi sẽ ổn. Nhưng khi họ đưa tôi vào phòng cấp cứu, nhìn vẻ mặt của các y bác sỹ, tôi đã thực sự hoảng sợ. Trong mắt họ, tôi đọc thấy dòng chữ “anh ấy chết rồi”. Tôi hiểu rằng tôi cần phải hành động”.
“Và anh đã làm gì?”, tôi hỏi.
“À, lúc đó một cô y tá to lớn hét to câu hỏi vào tai tôi. Cô ấy bảo tôi có dị ứng với cái gì không. “Có”, tôi đáp vậy. Các y bác sỹ tạm ngừng công việc để chờ tôi trả lời. Tôi hít sâu một hơi rồi nói to: “Trọng lực!”.
Át đi tiếng cười của họ, tôi bảo: “Tôi đã chọn để sống. Hãy mổ cho tôi như là tôi đang sống chứ không phải đã chết”.
John đã sống, nhờ vào tài năng của các bác sỹ, nhưng cũng là nhờ thái độ sống kỳ diệu của anh. Tôi đã học được anh điều đó. Mỗi ngày, chúng ta đều có các lựa chọn để sống thật trọn vẹn. Sau tất cả mọi điều, thái độ sống là tất cả.
John là nguồn động viên tự nhiên nhất với mọi người. Nếu đồng nghiệp nào có một ngày làm việc tồi tệ, anh thường bảo họ cách nhìn ra khía cạnh lạc quan của hoàn cảnh. Chứng kiến điều này, tôi thực sự tò mò. Vậy là một ngày, tôi quyết định tới hỏi John: “Tôi không hiểu nổi! Không thể lúc nào anh cũng là người lạc quan. Vậy làm thế nào anh làm được điều đó?”.
Anh trả lời, “Mỗi sáng, khi thức dậy, tôi thường tự nhủ, hôm nay mình có hai lựa chọn. Mình có thể vui vẻ hoặc có thể cáu bẳn. Và tôi đã chọn tâm trạng vui vẻ. Mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra, tôi có thể chọn hoặc là nạn nhân hoặc có thể học hỏi điều gì từ chuyện đó. Và tôi đã chọn cách thứ hai. Mỗi lúc ai đó tới phàn nàn với tôi, tôi có thể chọn cách hoặc chấp nhận nghe lời phàn nàn của họ, hoặc có thể chỉ ra những phương diện tích cực của cuộc sống. Và tôi đã chọn cách nhìn ra niềm vui ở đời”.
“Vâng, đành là như vậy. Nhưng như thế cũng đâu có dễ dàng gì”, tôi phản bác.
“Đúng thế”, John tiếp tục. “Cuộc sống là những lựa chọn. Nếu anh vứt bỏ đi tất cả những điều vụn vặt thì mọi tình huống trong cuộc sống đều là sự lựa chọn. Anh chọn cách phản ứng với những tình huống đó như thế nào. Anh chọn cách để mọi người tác động tới tâm trạng của anh ra sao. Anh chọn vui vẻ hay buồn chán. Điều quan trọng nhất chính là lựa chọn bạn nên sống cuộc sống của bạn như thế nào”.
Tôi ngẫm nghĩ về những điều John nói. Chẳng bao lâu sau, tôi bỏ công việc đang làm để mở công ty riêng. Tôi và John mất liên lạc với nhau nhưng tôi vẫn luôn nghĩ tới anh mỗi khi cần phải lựa chọn trong cuộc sống thay vì phản ứng lại nó.
Nhiều năm sau, tôi nghe tin anh bị tai nạn rất nghiêm trọng. Nghe đâu anh bị ngã từ một tòa tháp viễn thông cao gần hai mươi mét. Sau mười tám giờ phẫu thuật và hàng tuần nằm điều trị đặc biệt, John ra viện trong tình trạng bị nẹp xương lưng.
Khoảng sáu tháng sau vụ tai nạn, tôi gặp lại anh. Khi tôi hỏi anh thấy thế nào thì anh đáp, “Nếu mà khoẻ hơn được nữa thì hẳn tôi có anh em sinh đôi. Này, có muốn ngó qua đám sẹo của tôi không?”.
Tôi từ chối nhưng hỏi anh đã nghĩ gì khi vụ tai nạn xảy ra. “Điều điều tiên lướt qua tâm trí tôi lúc đó là cuộc sống hạnh phúc của đứa con gái sắp ra đời của tôi”, John đáp. “Khi đó, tôi nằm trên mặt đất, tôi nhớ rằng mình có hai lựa chọn. Tôi có thể chọn để sống và cũng có thể chọn để chết. Và thế là tôi chọn sống”.
“Anh không sợ chút nào ư? Chẳng phải anh đã bất tỉnh đó sao?”, tôi hỏi.
John tiếp tục, “Các nhân viên y tế thật tốt bụng. Họ liên tục bảo rằng nhất định tôi sẽ ổn. Nhưng khi họ đưa tôi vào phòng cấp cứu, nhìn vẻ mặt của các y bác sỹ, tôi đã thực sự hoảng sợ. Trong mắt họ, tôi đọc thấy dòng chữ “anh ấy chết rồi”. Tôi hiểu rằng tôi cần phải hành động”.
“Và anh đã làm gì?”, tôi hỏi.
“À, lúc đó một cô y tá to lớn hét to câu hỏi vào tai tôi. Cô ấy bảo tôi có dị ứng với cái gì không. “Có”, tôi đáp vậy. Các y bác sỹ tạm ngừng công việc để chờ tôi trả lời. Tôi hít sâu một hơi rồi nói to: “Trọng lực!”.
Át đi tiếng cười của họ, tôi bảo: “Tôi đã chọn để sống. Hãy mổ cho tôi như là tôi đang sống chứ không phải đã chết”.
John đã sống, nhờ vào tài năng của các bác sỹ, nhưng cũng là nhờ thái độ sống kỳ diệu của anh. Tôi đã học được anh điều đó. Mỗi ngày, chúng ta đều có các lựa chọn để sống thật trọn vẹn. Sau tất cả mọi điều, thái độ sống là tất cả.