kieuphuong
Thanh viên kỳ cựu
Tôi không thích Robert Tèo lắm. Nghe tên đã dị ứng, chẳng ra Tây mà chẳng ra ta. Chưa kể mái tóc nhuộm hoa vàng, cắt lỉa chỉa kiểu Hàn. Một số người nói đó là phong cách. Còn tôi, tôi chỉ biết nói: "gia tài của mẹ, một bọn lai căng, gia tài của mẹ, một lũ bội tình" mà thôi.
Có một tí kiến thức, một tí nhan sắc, một tí địa vị là phải lập tức làm ra vẻ ta đây. Mình không kiêu là đời không nể mà. Tôi thích cái cảm giác hơn người khác. Niềm kiêu hãnh của đóa hoa hồng, thường là nỗi đọa đày cho đám hoa giấy. Điều đó đúng.
Nhưng chẳng có gì là mãi mãi. Cuộc đời tôi có những thay đổi mà tôi không thể ngờ. Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn thấy như ngày hôm qua. Vào một buổi trưa nắng chói chang và gắt buốt nọ, một người đàn bà bước chân vào cửa hàng mua dép.
Nhìn sơ qua là biết bà ta nghèo, dáng đi còm còm vẻ cam chịu, chiếc áo nâu sờn vai bạc thếch ra. Bà ta đứng ngập ngừng chọn lựa. Vô tình bà ta nhìn thấy tôi trên kệ dép sáng choang ánh đèn. Tôi rùng mình, cầu mong bà ta đừng thử tôi. Đôi chân bà ta đầy bụi đất. Gớm. Những bước chân người nghèo, thường là những bước chân vất vả. Bởi vậy, những đôi dép theo chân họ, cuộc đời chúng sẽ mệt mỏi và mòn phai. Tôi sợ như thế.
Trời, bà ta đã cầm tôi và đặt xuống chân ướm thử. Chắc bà không biết chút gì về cái "mác" của tôi, nên cả gan như thế. Đang muốn nôn thốc ra trước một người nghèo mà bày đặt làm sang này, thì tôi bị choáng, bởi một mùi hương kỳ lạ, thanh thoát tỏa ra nơi bàn chân nứt nẻ dính đầy bụi này.
Vì sao có hiện tượng như thế? Đáng lý mùi hương này phải toát ra từ bàn chân dịu dàng mềm mại, đằng này... Đời là chập chùng những hoài nghi khó hiểu. Muốn biết phải khám phá. Muốn hiểu phải chiêm nghiệm. Nhưng có mấy ai rảnh rỗi ngồi nghĩ ngợi. Cứ nhìn là thấy, đánh giá này, nhận xét nọ, ra vẻ hiểu biết cho xong.
Tôi thấy bà ta lần tay vào túi, như đếm những đồng bạc vụn. Vô tình để lộ ra xấp vé số đang bán dở. Bà ta cất giọng hỏi: Đôi dép này bán bao nhiêu? À, thì ra người miền Trung. Những người miền Trung nghèo đói bỏ xứ vào Sài Gòn này nhiều lắm. Họ làm đủ nghề, kể cả việc nặng nhọc nhất. Cuộc sống toàn những gam màu tối, chằng chịt những bước chân đi.
Ông chủ cửa hàng liếc xéo khinh miệt, nhưng miệng vẫn ngoa ngoắt: xem nào, 120 nghìn đồng. Người đàn bà ngập ngừng rồi đặt tôi lên kệ. Cuộc đời người nghèo ít có quyền lựa chọn. Nắng chiều như nhạt đi. Tôi mừng rỡ vì bà ta không có tiền để trả, nhưng lại băn khoăn muốn khám phá mùi hương thanh thoát kia. Làm sao bây giờ? Tất nhiên, ông chủ cửa hàng không thể bán rẻ, và người đàn bà miền Trung lại không đủ tiền mua. Tôi nhắm mắt nghĩ ngợi.
Muốn ra đi là phải từ bỏ. Muốn khám phá tình yêu phải đánh mất mình vì tình yêu. Người ta chỉ bán rẻ những đôi dép bị hư, bị chuột gặm... Tôi nghe tiếng gọi lương tâm thúc giục, hãy cất bước. Đau đớn tôi lịm đi, khi quyết định cứa mình làm đôi dép đứt phía gót. Trong lúc mê man, tôi kịp nhận thấy bà ta ồ lên một tiếng, thở hắt ra mừng rỡ vì thấy vết nứt nơi thân tôi. Bà ta nói: ông chủ ơi, nhìn này, đôi dép có vết nứt, bán rẻ đi.
Không biết bao lâu sau tôi tỉnh dậy, nhưng khi tôi vừa tỉnh, toàn thân đau nhức đứ đừ. Người đàn bà này lê tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành phố để bán vé số. Một hành trình gian nan. Bà ta nện từng bước nhọc nhằn xuống mặt đường. Bà ta đi nhiều quá, nếu tính cả ngày, bà ta đã đi được hơn mười hai cây số. Một tháng bao nhiêu nhỉ, 420 cây số. Một năm thì sao, 4840 cây, gấp đôi chiều dài đất nước. Vì đâu mà vất vả? Sức mạnh nào chịu nổi? Đêm xuống, bà ta chưa chịu nghỉ, bà ta tạt qua bệnh viện.
Tôi sợ bệnh viện, tôi sợ nhìn thấy những con người khốn khó ở đó. Họ đang chiến đấu với thần chết, để giành sự sống. Trong khi có rất nhiều người đang sống mà cứ như đã chết. Bà ta đến thăm đứa con bị ung thư máu. Nó đang vô hoá chất. Nó nằm im lìm, không biết thức hay ngủ. Bà lặng lẽ ngồi kế bên. Đôi mắt người mẹ nhìn con lúc này, tôi không thể nào tả nổi. Bởi vì tất cả ngôn ngữ đều thừa khi nói về mẹ. Bà hôn nhẹ lên trán thằng nhóc khoảng 20 tuổi. Rồi đứng dậy cầm tờ phiếu thu viện phí đi đóng tiền. Lúc bà cất bước, tôi kịp nhìn thấy trên khóe mắt đứa con, một dòng nước mắt. Trong ngần quá, lặng thầm quá, mà cũng rực rỡ quá.
Tôi thích chìm vào trong dòng nước mắt. Tôi thích những dòng nước mắt. Vì đời bây giờ người ta vô cảm với nhau quá, chẳng ai còn biết khóc. Biết đâu, vài năm nữa, khi tôi kể về giọt nước mắt, là y như tôi kể về một câu chuyện cổ tích nào đó xa lạ.
Bây giờ tôi mới hiểu mùi hương đó có được từ đâu. Hy sinh bao giờ cũng có hương thơm bay ngược chiều gió. Chịu đựng bao giờ cũng cho tâm hồn nét đẹp cao thượng, khoan dung.Gánh nặng vì tình yêu luôn song hành cùng sức mạnh vô song. Và thật thà chính là mật ngọt nuôi dưỡng bình an.
Quá mệt vì đường đi đầy gió bụi. Tôi thiếp đi. Trong giấc mơ tôi thấy toàn hoa hồng. Có bao giờ ta chú ý đến đôi dép của mẹ đâu? Có bao giờ ta hỏi mẹ đi làm về có mệt không? Có bao giờ ta lắng lòng lại để cảm nghiệm tình yêu bao la mẹ dành cho? Có bao giờ ta nói với mẹ lời cám ơn? Hay ta cứ an nhiên sống, y như mẹ phải làm tất cả vì ta. Ừ, thì mẹ vẫn làm tất cả vì ta. Mẹ làm với trái tim yêu thương vô bờ bến, nhưng lặng lẽ. Bất cứ thứ gì liên quan đến mẹ đều lặng lẽ, yên bình.
Cuộc đời tôi vẫn tiếp tục những chuyến đi dài như thế. Câu chuyện này tôi kể tiếp tục xảy ra. Nhưng tôi muốn mỗi người có một cái kết của riêng mình. Tôi không thể nói từ bỏ, trong khi tay tôi đang cầm nắm. Tôi không nói ra đi, trong khi chân tôi lại ngập ngừng. Tôi không thể nói yêu thương, nếu tôi không dâng hiến đến tận cùng. Và tôi không thể nói tôi thiện lương, khi tôi vẫn ăn sung mặc sướng, khi người xung quanh tôi đau khổ.
Tôi là một đôi dép rất tầm thường, quá tầm thường, chỉ ngồi kể chuyện mà tôi thấy được.
-----------------------------------------internet-----------------------
Thật ra đôi dép này có tầm thường hay không còn tùy vào cách nhìn của mỗi người. Với p, đôi dép này thật tầm thường khi nhìn người khác với ánh mắt của kẻ sang trọng, cao quý hơn người "rởm", vì chỉ cao quý ở vẻ bên ngoài, còn thâm tâm thì cũng chẳng hơn ai. Nhưng đến khi đôi dép tự cứa mình để có thể bước theo những bước chân của người phụ nữ nghèo đáng kính thì thật sự đôi dép ấy cao quý thật, dám hy sinh để với tới giá trị thực của cuộc sống. Còn những đôi dép khác chắc hẳn sẽ nhìn đôi dép này với ánh mắt khinh khi và buông 1 từ duy nhất "KHÙNG!"... Cuộc sống lạ quá!
Tôi đã được thử với nhiều đôi chân của các người đẹp. Hoa hậu, người mẫu, diễn viên đều có đủ. Không biết những người đó thử tôi vì tôi, hay vì cái thương hiệu R.Tèo dán trên thân tôi. Dù sao cũng mặc, cứ hãnh diện, cứ ngẩng cao đầu nhìn lũ giày dép xung quanh mà nhếch mép khinh. Đời là thế, trần trụi. Có một tí kiến thức, một tí nhan sắc, một tí địa vị là phải lập tức làm ra vẻ ta đây. Mình không kiêu là đời không nể mà. Tôi thích cái cảm giác hơn người khác. Niềm kiêu hãnh của đóa hoa hồng, thường là nỗi đọa đày cho đám hoa giấy. Điều đó đúng.
Nhưng chẳng có gì là mãi mãi. Cuộc đời tôi có những thay đổi mà tôi không thể ngờ. Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn thấy như ngày hôm qua. Vào một buổi trưa nắng chói chang và gắt buốt nọ, một người đàn bà bước chân vào cửa hàng mua dép.
Nhìn sơ qua là biết bà ta nghèo, dáng đi còm còm vẻ cam chịu, chiếc áo nâu sờn vai bạc thếch ra. Bà ta đứng ngập ngừng chọn lựa. Vô tình bà ta nhìn thấy tôi trên kệ dép sáng choang ánh đèn. Tôi rùng mình, cầu mong bà ta đừng thử tôi. Đôi chân bà ta đầy bụi đất. Gớm. Những bước chân người nghèo, thường là những bước chân vất vả. Bởi vậy, những đôi dép theo chân họ, cuộc đời chúng sẽ mệt mỏi và mòn phai. Tôi sợ như thế.
Trời, bà ta đã cầm tôi và đặt xuống chân ướm thử. Chắc bà không biết chút gì về cái "mác" của tôi, nên cả gan như thế. Đang muốn nôn thốc ra trước một người nghèo mà bày đặt làm sang này, thì tôi bị choáng, bởi một mùi hương kỳ lạ, thanh thoát tỏa ra nơi bàn chân nứt nẻ dính đầy bụi này.
Vì sao có hiện tượng như thế? Đáng lý mùi hương này phải toát ra từ bàn chân dịu dàng mềm mại, đằng này... Đời là chập chùng những hoài nghi khó hiểu. Muốn biết phải khám phá. Muốn hiểu phải chiêm nghiệm. Nhưng có mấy ai rảnh rỗi ngồi nghĩ ngợi. Cứ nhìn là thấy, đánh giá này, nhận xét nọ, ra vẻ hiểu biết cho xong.
Tôi thấy bà ta lần tay vào túi, như đếm những đồng bạc vụn. Vô tình để lộ ra xấp vé số đang bán dở. Bà ta cất giọng hỏi: Đôi dép này bán bao nhiêu? À, thì ra người miền Trung. Những người miền Trung nghèo đói bỏ xứ vào Sài Gòn này nhiều lắm. Họ làm đủ nghề, kể cả việc nặng nhọc nhất. Cuộc sống toàn những gam màu tối, chằng chịt những bước chân đi.
Ông chủ cửa hàng liếc xéo khinh miệt, nhưng miệng vẫn ngoa ngoắt: xem nào, 120 nghìn đồng. Người đàn bà ngập ngừng rồi đặt tôi lên kệ. Cuộc đời người nghèo ít có quyền lựa chọn. Nắng chiều như nhạt đi. Tôi mừng rỡ vì bà ta không có tiền để trả, nhưng lại băn khoăn muốn khám phá mùi hương thanh thoát kia. Làm sao bây giờ? Tất nhiên, ông chủ cửa hàng không thể bán rẻ, và người đàn bà miền Trung lại không đủ tiền mua. Tôi nhắm mắt nghĩ ngợi.
Muốn ra đi là phải từ bỏ. Muốn khám phá tình yêu phải đánh mất mình vì tình yêu. Người ta chỉ bán rẻ những đôi dép bị hư, bị chuột gặm... Tôi nghe tiếng gọi lương tâm thúc giục, hãy cất bước. Đau đớn tôi lịm đi, khi quyết định cứa mình làm đôi dép đứt phía gót. Trong lúc mê man, tôi kịp nhận thấy bà ta ồ lên một tiếng, thở hắt ra mừng rỡ vì thấy vết nứt nơi thân tôi. Bà ta nói: ông chủ ơi, nhìn này, đôi dép có vết nứt, bán rẻ đi.
Không biết bao lâu sau tôi tỉnh dậy, nhưng khi tôi vừa tỉnh, toàn thân đau nhức đứ đừ. Người đàn bà này lê tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành phố để bán vé số. Một hành trình gian nan. Bà ta nện từng bước nhọc nhằn xuống mặt đường. Bà ta đi nhiều quá, nếu tính cả ngày, bà ta đã đi được hơn mười hai cây số. Một tháng bao nhiêu nhỉ, 420 cây số. Một năm thì sao, 4840 cây, gấp đôi chiều dài đất nước. Vì đâu mà vất vả? Sức mạnh nào chịu nổi? Đêm xuống, bà ta chưa chịu nghỉ, bà ta tạt qua bệnh viện.
Tôi sợ bệnh viện, tôi sợ nhìn thấy những con người khốn khó ở đó. Họ đang chiến đấu với thần chết, để giành sự sống. Trong khi có rất nhiều người đang sống mà cứ như đã chết. Bà ta đến thăm đứa con bị ung thư máu. Nó đang vô hoá chất. Nó nằm im lìm, không biết thức hay ngủ. Bà lặng lẽ ngồi kế bên. Đôi mắt người mẹ nhìn con lúc này, tôi không thể nào tả nổi. Bởi vì tất cả ngôn ngữ đều thừa khi nói về mẹ. Bà hôn nhẹ lên trán thằng nhóc khoảng 20 tuổi. Rồi đứng dậy cầm tờ phiếu thu viện phí đi đóng tiền. Lúc bà cất bước, tôi kịp nhìn thấy trên khóe mắt đứa con, một dòng nước mắt. Trong ngần quá, lặng thầm quá, mà cũng rực rỡ quá.
Tôi thích chìm vào trong dòng nước mắt. Tôi thích những dòng nước mắt. Vì đời bây giờ người ta vô cảm với nhau quá, chẳng ai còn biết khóc. Biết đâu, vài năm nữa, khi tôi kể về giọt nước mắt, là y như tôi kể về một câu chuyện cổ tích nào đó xa lạ.
Bây giờ tôi mới hiểu mùi hương đó có được từ đâu. Hy sinh bao giờ cũng có hương thơm bay ngược chiều gió. Chịu đựng bao giờ cũng cho tâm hồn nét đẹp cao thượng, khoan dung.Gánh nặng vì tình yêu luôn song hành cùng sức mạnh vô song. Và thật thà chính là mật ngọt nuôi dưỡng bình an.
Quá mệt vì đường đi đầy gió bụi. Tôi thiếp đi. Trong giấc mơ tôi thấy toàn hoa hồng. Có bao giờ ta chú ý đến đôi dép của mẹ đâu? Có bao giờ ta hỏi mẹ đi làm về có mệt không? Có bao giờ ta lắng lòng lại để cảm nghiệm tình yêu bao la mẹ dành cho? Có bao giờ ta nói với mẹ lời cám ơn? Hay ta cứ an nhiên sống, y như mẹ phải làm tất cả vì ta. Ừ, thì mẹ vẫn làm tất cả vì ta. Mẹ làm với trái tim yêu thương vô bờ bến, nhưng lặng lẽ. Bất cứ thứ gì liên quan đến mẹ đều lặng lẽ, yên bình.
Cuộc đời tôi vẫn tiếp tục những chuyến đi dài như thế. Câu chuyện này tôi kể tiếp tục xảy ra. Nhưng tôi muốn mỗi người có một cái kết của riêng mình. Tôi không thể nói từ bỏ, trong khi tay tôi đang cầm nắm. Tôi không nói ra đi, trong khi chân tôi lại ngập ngừng. Tôi không thể nói yêu thương, nếu tôi không dâng hiến đến tận cùng. Và tôi không thể nói tôi thiện lương, khi tôi vẫn ăn sung mặc sướng, khi người xung quanh tôi đau khổ.
Tôi là một đôi dép rất tầm thường, quá tầm thường, chỉ ngồi kể chuyện mà tôi thấy được.
-----------------------------------------internet-----------------------
Thật ra đôi dép này có tầm thường hay không còn tùy vào cách nhìn của mỗi người. Với p, đôi dép này thật tầm thường khi nhìn người khác với ánh mắt của kẻ sang trọng, cao quý hơn người "rởm", vì chỉ cao quý ở vẻ bên ngoài, còn thâm tâm thì cũng chẳng hơn ai. Nhưng đến khi đôi dép tự cứa mình để có thể bước theo những bước chân của người phụ nữ nghèo đáng kính thì thật sự đôi dép ấy cao quý thật, dám hy sinh để với tới giá trị thực của cuộc sống. Còn những đôi dép khác chắc hẳn sẽ nhìn đôi dép này với ánh mắt khinh khi và buông 1 từ duy nhất "KHÙNG!"... Cuộc sống lạ quá!
Last edited by a moderator: