Ngoại sợ má bệnh nặng hoặc có mệnh hệ gì không ai nuôi tôi nên đã chạy vạy đủ chỗ, đưa má đi chữa cả đông lẫn tây y. Thời nghèo khó, y tế ở quê cũng không hiện đại nên thuốc thang không "xi-nhê" gì với bệnh đau nửa đầu và cột sống của má. Ngoại tìm tới tâm linh vì nghe người ta nói, có thể má tôi bị "người âm" theo hoặc thánh thần quở trách.
"Có bệnh thì vái tứ phương" quả thiệt không sai. Đi vài thầy, người coi bói bảo má tôi bị yểm bùa, khó gỡ, muốn hết phải chuẩn bị lễ mấy trăm nghìn và cúng cho bề trên mà thầy đang thờ số tiền tương tự. Thời đó, mấy trăm nghìn ấy là vài chỉ vàng trong khi gia đình thiếu trước hụt sau. Ngoại bán một con heo, mấy con gà mới tạm đủ, nhưng má tôi cũng không hết bệnh.
Một năm vài lần như vậy, vài chỉ vàng ngoại dành dụm đã "bay" theo lời thầy bói trước khi chúng tôi gặp ông thầy thứ ba, tên Tập, ở một xã khác khá xa.
Ngoại nghe người ta chỉ, tìm tới tận nhà. Ông ấy là một thầy bói mù và nghe nói rất giỏi trong trị bệnh "ma" hay trù yếm. Trong ký ức đứa trẻ gần 10 tuổi của tôi, gia đình ông Tập khá giàu, có gian thờ khang trang. Sau khi nghe ngoại tôi trình bày, ông "phán" ngay, má tôi bị nhiều vong theo, sau nhà tôi có một con quỷ ba đầu và nhà tôi bị ai đó yểm bùa.
Nghe ông bắt bệnh, cả tôi và ngoại run hết cả người. Tôi sợ nát thần hồn khi nghe ông Tập nói nếu không sớm chữa trị, má có thể đi theo ông bà. Tất nhiên ngoại tôi không thể bỏ má, nên đã cung kính thực hiện đầy đủ lễ nghi ông vẽ ra, trong đó có việc rước ông về tận nhà để làm phép lấy "bùa-năm-ông" ra khỏi người má tôi (theo cách ông nói).
Xong khóa lễ, ông bảo ở đâu đó trong nhà có mấy chiếc răng lược, đó là "pháp khí" mà má tôi bị người âm yểm vào lưng và xương sống, phải tìm cho ra thì mới hết bệnh. Cả nhà thất thần đi tìm và chính tôi tìm ra ba chiếc răng lược. Tôi chưa kịp mừng, má đã tinh ý phát hiện, đây là ba chiếc răng lược được "đệ tử" đi theo ông Tập trong ngày làm phép hôm trước bẻ và giấu ở góc nhà, từ chính lược cũ của ngoại tôi.
Má tôi kết luận, chắc chắn đây là trò lừa của thầy bói chuyên trị bệnh ma này. Niềm tin của cả nhà tan biến ngay lúc ấy.
Thời gian ngắn sau, một người hàng xóm mách nên đi khám bệnh để tìm ra nguồn cơn chính xác, trị cho dứt điểm đồng thời có thể tới chùa làm công quả, như một liệu pháp tinh thần bổ sung.
Thấy có lý, cả nhà tôi thay đổi phương án.
Gia đình tôi đến ngôi chùa cách nhà 5 km để tìm sự bình an qua lời Phật dạy. Má cũng tới bệnh viện chữa trị và được bác sĩ kết luận bị viêm thần kinh liên sườn và rối loại tiền đình, cần uống thuốc.
Không lâu sau, má tôi khỏi bệnh, tinh thần vui vẻ hơn. Từ đó, má và ngoại tôi bắt đầu một bước ngoặt của niềm tin.
Không dựa dẫm vào thánh thần, hãy về nương tựa chính mình, mọi thứ biểu hiện trong cuộc đời này đều có nhân - duyên nhất định và do mình tạo. Đó là những điều tôi học được trên bước đường tìm hiểu giáo lý đạo Phật của mình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói, khi có chánh niệm, tỉnh thức ta sẽ không còn sợ hãi, lo lắng, biết rõ tình trạng hiện tại của mình để chuyển hóa, cân bằng, vững chãi. Tôi bắt đầu thực tập nhìn sâu vào cuộc sống hiện tại của mình và chấp nhận cả được, mất - xem đó là cơ hội để rèn tâm, luyện trí. Nhờ vậy, tôi không còn cầu xin Phật hay thánh thần giúp mình nữa, mà bắt đầu dựa vào tự thân.
Cuộc đời mỗi người do chính người ấy tạo nên qua mỗi ý niệm, lời nói, hành vi sống mỗi ngày. Nếu gặp khó khăn mà mình không đầu hàng, tỉnh thức, kiên trì vượt qua thì mình sẽ đến bờ bên kia, an vui hơn. Các nhà hiền triết bảo, để có mùa xuân thì đất trời và muôn loài, muôn vật phải đi qua mùa đông băng giá. Ngược lại, gặp thuận lợi, thành công, nếu không biết giữ tâm mình trong sáng thì có khi cũng sẽ rớt xuống, thành tai họa, khổ đau chờ đón mình. Không hiếm thấy những người thành công, quyền cao chức trọng không còn giữ được bản thân trước cám dỗ.
Nhờ thấm nhuần bài học ấy, mỗi mùa xuân tôi vun trồng những điều thiện nho nhỏ, giúp ai được thì giúp thay vì mải đi đình chùa cầu xin ban phước. Thực sự, khi hiểu quy luật nhân - quả, người ta sẽ nỗ lực đoạn việc ác, siêng làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch chứ không dựa dẫm.
Những ngày đầu xuân năm nào cũng vậy, viếng chùa là nét đẹp của người Việt. Nhưng, đâu đó trong dòng người đông nghịt đến các đình chùa miếu mạo, vẫn có không ít người "hối lộ" thánh thần bằng tiền lẻ, chen lấn cướp ấn, chạm tay vào tượng thờ để mong được ban phước, may mắn...
Niềm tin bị khủng hoảng là khi ta thấy người khác làm và mình vô thức làm theo mà không hiểu. Con người bạc nhược thường có xu hướng dựa dẫm. Nhiều trường hợp giống như gia đình tôi ngày trước, gặp biến cố, bệnh tật thì "vái tứ phương", không cần suy nghĩ đúng sai, tiền mất tật mang.
Cũng may, ngày ấy gia đình tôi chỉ mất tiền. Má tôi kịp tìm ra hướng chữa bệnh và tìm thấy niềm tin chân chính.
Tâm bình thế giới bình, tâm an vạn sự an. Tôi xem đây là "thần chú" mình phải tụng niệm để dẫu có xảy ra chuyện gì cũng trở về nương tựa chính mình để có thể điềm tĩnh vượt qua.
Lưu Đình Long
"Có bệnh thì vái tứ phương" quả thiệt không sai. Đi vài thầy, người coi bói bảo má tôi bị yểm bùa, khó gỡ, muốn hết phải chuẩn bị lễ mấy trăm nghìn và cúng cho bề trên mà thầy đang thờ số tiền tương tự. Thời đó, mấy trăm nghìn ấy là vài chỉ vàng trong khi gia đình thiếu trước hụt sau. Ngoại bán một con heo, mấy con gà mới tạm đủ, nhưng má tôi cũng không hết bệnh.
Một năm vài lần như vậy, vài chỉ vàng ngoại dành dụm đã "bay" theo lời thầy bói trước khi chúng tôi gặp ông thầy thứ ba, tên Tập, ở một xã khác khá xa.
Ngoại nghe người ta chỉ, tìm tới tận nhà. Ông ấy là một thầy bói mù và nghe nói rất giỏi trong trị bệnh "ma" hay trù yếm. Trong ký ức đứa trẻ gần 10 tuổi của tôi, gia đình ông Tập khá giàu, có gian thờ khang trang. Sau khi nghe ngoại tôi trình bày, ông "phán" ngay, má tôi bị nhiều vong theo, sau nhà tôi có một con quỷ ba đầu và nhà tôi bị ai đó yểm bùa.
Nghe ông bắt bệnh, cả tôi và ngoại run hết cả người. Tôi sợ nát thần hồn khi nghe ông Tập nói nếu không sớm chữa trị, má có thể đi theo ông bà. Tất nhiên ngoại tôi không thể bỏ má, nên đã cung kính thực hiện đầy đủ lễ nghi ông vẽ ra, trong đó có việc rước ông về tận nhà để làm phép lấy "bùa-năm-ông" ra khỏi người má tôi (theo cách ông nói).
Xong khóa lễ, ông bảo ở đâu đó trong nhà có mấy chiếc răng lược, đó là "pháp khí" mà má tôi bị người âm yểm vào lưng và xương sống, phải tìm cho ra thì mới hết bệnh. Cả nhà thất thần đi tìm và chính tôi tìm ra ba chiếc răng lược. Tôi chưa kịp mừng, má đã tinh ý phát hiện, đây là ba chiếc răng lược được "đệ tử" đi theo ông Tập trong ngày làm phép hôm trước bẻ và giấu ở góc nhà, từ chính lược cũ của ngoại tôi.
Má tôi kết luận, chắc chắn đây là trò lừa của thầy bói chuyên trị bệnh ma này. Niềm tin của cả nhà tan biến ngay lúc ấy.
Thời gian ngắn sau, một người hàng xóm mách nên đi khám bệnh để tìm ra nguồn cơn chính xác, trị cho dứt điểm đồng thời có thể tới chùa làm công quả, như một liệu pháp tinh thần bổ sung.
Thấy có lý, cả nhà tôi thay đổi phương án.
Gia đình tôi đến ngôi chùa cách nhà 5 km để tìm sự bình an qua lời Phật dạy. Má cũng tới bệnh viện chữa trị và được bác sĩ kết luận bị viêm thần kinh liên sườn và rối loại tiền đình, cần uống thuốc.
Không lâu sau, má tôi khỏi bệnh, tinh thần vui vẻ hơn. Từ đó, má và ngoại tôi bắt đầu một bước ngoặt của niềm tin.
Không dựa dẫm vào thánh thần, hãy về nương tựa chính mình, mọi thứ biểu hiện trong cuộc đời này đều có nhân - duyên nhất định và do mình tạo. Đó là những điều tôi học được trên bước đường tìm hiểu giáo lý đạo Phật của mình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói, khi có chánh niệm, tỉnh thức ta sẽ không còn sợ hãi, lo lắng, biết rõ tình trạng hiện tại của mình để chuyển hóa, cân bằng, vững chãi. Tôi bắt đầu thực tập nhìn sâu vào cuộc sống hiện tại của mình và chấp nhận cả được, mất - xem đó là cơ hội để rèn tâm, luyện trí. Nhờ vậy, tôi không còn cầu xin Phật hay thánh thần giúp mình nữa, mà bắt đầu dựa vào tự thân.
Cuộc đời mỗi người do chính người ấy tạo nên qua mỗi ý niệm, lời nói, hành vi sống mỗi ngày. Nếu gặp khó khăn mà mình không đầu hàng, tỉnh thức, kiên trì vượt qua thì mình sẽ đến bờ bên kia, an vui hơn. Các nhà hiền triết bảo, để có mùa xuân thì đất trời và muôn loài, muôn vật phải đi qua mùa đông băng giá. Ngược lại, gặp thuận lợi, thành công, nếu không biết giữ tâm mình trong sáng thì có khi cũng sẽ rớt xuống, thành tai họa, khổ đau chờ đón mình. Không hiếm thấy những người thành công, quyền cao chức trọng không còn giữ được bản thân trước cám dỗ.
Nhờ thấm nhuần bài học ấy, mỗi mùa xuân tôi vun trồng những điều thiện nho nhỏ, giúp ai được thì giúp thay vì mải đi đình chùa cầu xin ban phước. Thực sự, khi hiểu quy luật nhân - quả, người ta sẽ nỗ lực đoạn việc ác, siêng làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch chứ không dựa dẫm.
Những ngày đầu xuân năm nào cũng vậy, viếng chùa là nét đẹp của người Việt. Nhưng, đâu đó trong dòng người đông nghịt đến các đình chùa miếu mạo, vẫn có không ít người "hối lộ" thánh thần bằng tiền lẻ, chen lấn cướp ấn, chạm tay vào tượng thờ để mong được ban phước, may mắn...
Niềm tin bị khủng hoảng là khi ta thấy người khác làm và mình vô thức làm theo mà không hiểu. Con người bạc nhược thường có xu hướng dựa dẫm. Nhiều trường hợp giống như gia đình tôi ngày trước, gặp biến cố, bệnh tật thì "vái tứ phương", không cần suy nghĩ đúng sai, tiền mất tật mang.
Cũng may, ngày ấy gia đình tôi chỉ mất tiền. Má tôi kịp tìm ra hướng chữa bệnh và tìm thấy niềm tin chân chính.
Tâm bình thế giới bình, tâm an vạn sự an. Tôi xem đây là "thần chú" mình phải tụng niệm để dẫu có xảy ra chuyện gì cũng trở về nương tựa chính mình để có thể điềm tĩnh vượt qua.
Lưu Đình Long