jodiepham2204
Super Moderator
Bài viết của tác giả Rachel Naomi Remen được Giáo Dục Cảm Xúc biên dịch từ bài đăng tiếng Anh trên trang DailyGood.
Giúp đỡ, sửa chữa và phụng sự là ba cách nhìn nhận sự sống hoàn toàn khác nhau. Khi giúp đỡ, bạn xem sự sống là yếu ớt. Khi sửa chữa, bạn xem sự sống là đổ vỡ. Khi phụng sự, bạn xem sự sống là tròn vẹn, đủ đầy. Giúp đỡ và sửa chữa là việc của cái tôi, phụng sự là việc của trái tim.
Phụng sự được xây dựng dựa trên nền tảng: bản chất của sự sống là thiêng liêng và cuộc sống là một điều kỳ diệu ẩn chứa một sứ mệnh chưa được tiết lộ. Khi phụng sự, ta biết rằng mình là một phần của sự sống và sứ mệnh đó. Đứng từ góc nhìn của phụng sự, chúng ta đều gắn kết với nhau: mọi khổ đau đều là khổ đau của tôi và mọi niềm vui cũng là niềm vui của tôi. Từ đó, thôi thúc phụng sự dâng trào một cách tự nhiên.
Giúp đỡ và sửa chữa là việc của cái tôi, phụng sự là việc của trái tim.
Ảnh: Tim Marshall
Phụng sự khác với giúp đỡ. Giúp đỡ không phải là một mối quan hệ ngang hàng. Người giúp đỡ có thể xem người được giúp là kẻ yếu hơn, thiếu thốn hơn và mọi người thường cảm nhận được sự bất bình đẳng này. Điều nguy hiểm của giúp đỡ là chúng ta có thể vô tình lấy đi của người khác nhiều hơn tất cả những gì ta có thể trao cho họ; ta có thể làm tổn thương lòng tự trọng, giá trị cá nhân, lòng chính trực hay thậm chí là sự toàn vẹn của một con người.
Khi giúp đỡ, ta ý thức rất rõ thế mạnh của mình. Nhưng khi phụng sự, ta không chỉ phụng sự với thế mạnh của mình; ta phụng sự với tất cả những gì thuộc về mình và những gì mình đã trải qua. Hạn chế của chúng ta phụng sự, những vết thương của chúng ta phụng sự, ngay cả những mảng tối của chúng ta cũng có thể phụng sự. Nỗi đau của tôi là khởi nguồn của lòng trắc ẩn trong tôi; tổn thương của tôi là chìa khóa mở cánh cửa của sự thấu cảm.
Phụng sự giúp ta cảm nhận rõ ràng hơn sự toàn vẹn của chính mình và sức mạnh của nó. Sự toàn vẹn trong ta phụng sự sự toàn vẹn của mỗi cá thể và sự toàn vẹn của sự sống. Sự toàn vẹn trong bạn giống như sự toàn vẹn trong tôi. Phụng sự là một mối quan hệ bình đẳng: công việc phụng sự không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, mà còn cho chính bản thân ta. Sửa chữa và giúp đỡ làm ta mệt mỏi, và qua thời gian có thể khiến chúng ta kiệt sức, nhưng phụng sự là một nguồn năng lượng tự tái tạo. Khi ta phụng sự, công việc của chúng ta sẽ hồi sinh chính chúng ta. Giúp đỡ có thể mang đến cho ta sự hài lòng; phụng sự mang đến cho ta lòng biết ơn.
Harry, một bác sĩ cấp cứu, đã kể lại cách anh khám phá ra điều này. Một đêm nọ, khi anh đang trực ở phòng cấp cứu thì một người phụ nữ đang chuyển dạ được đưa vào. Sau khi thăm khám, Harry biết rằng bác sĩ sản khoa của bệnh nhân sẽ không đến kịp và anh sẽ phải là người đỡ đẻ cho cô ấy. Harry thích thử thách chuyên môn của công việc này và rất vui được hỗ trợ cho bệnh nhân. Kíp trực nhanh chóng bắt tay vào việc. Một y tá khẩn trương chuẩn bị dụng cụ trong lúc hai người khác đứng ở hai bên Harry, vừa nâng chân người phụ nữ trên vai vừa không ngừng trấn an cô. Đứa bé chào đời gần như ngay lập tức.
Trong lúc đứa trẻ vẫn còn nối với mẹ mình, Harry nhẹ nhàng ẵm đứa bé trên tay. Vừa nâng đầu bé bằng tay trái, anh vừa lấy bóng hút đờm để làm sạch khoang miệng và mũi cho bé. Bỗng nhiên, đứa trẻ mở mắt và nhìn thẳng vào mắt anh. Trong khoảnh khắc ấy, Harry bỏ lại tất cả những gì mình đã học và nhận ra một điều vô cùng đơn giản: anh là người đầu tiên đứa trẻ trên tay anh nhìn thấy. Anh nhận thấy trái tim mình rộn vang lòng hân hoan chào đón bé từ tất cả mọi người ở khắp mọi nơi, và nước mắt anh trào dâng.
Harry đã đỡ đẻ cho hàng trăm đứa trẻ và luôn tận hưởng cảm giác phấn khích của việc đưa ra những quyết định tức thời và thách thức bản lĩnh của chính mình. Nhưng anh chưa bao giờ để bản thân trải nghiệm ý nghĩa của công việc này hay nhận ra mình đang phụng sự với chuyên môn của mình. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bao hoài nghi, mỏi mệt chất chứa suốt bao năm như tan biến đi mất và anh chợt nhớ lại lý do mình lựa chọn công việc này. Mọi nhọc nhằn, hy sinh bỗng chốc trở nên thật xứng đáng.
Xét theo một góc độ nào đó, anh cảm thấy đây chính là đứa bé đầu tiên mình đỡ đẻ. Trong quá khứ, anh chỉ bận tâm công tác chuyên môn – phân tích tình huống, đáp ứng nhu cầu, giải quyết những mối đe dọa. Anh đã đến phòng sinh rất nhiều lần với tư cách là một chuyên gia, nhưng chưa từng ở đó với tư cách một con người. Anh tự hỏi mình đã lướt qua biết bao nhiêu cơ hội kết nối với sự sống. Chắc hẳn là rất nhiều.
Qua câu chuyện của mình, Harry nhận ra sự khác biệt giữa phụng sự và sửa chữa. Khi sửa chữa, ta nhìn người khác như một thực thể không lành lặn, và phản hồi bằng cách dựa vào chuyên môn của mình. Người sửa chữa tin tưởng vào chuyên môn nhưng có thể không thấy được sự đủ đầy trong mỗi con người hay tin vào tính toàn vẹn của sự sống bên trong họ. Khi phụng sự, ta nhìn thấy và tin tưởng vào sự toàn vẹn này. Ta phản hồi và hợp tác với nó. Khi ta nhìn thấy sự toàn vẹn bên trong người khác, ta đã góp phần tiếp thêm sức mạnh cho nó. Từ đó, họ có thể cảm nhận được sự toàn vẹn của bản thân, rất có thể là lần đầu tiên trong đời.
Khi ta nhìn thấy sự toàn vẹn bên trong người khác, ta đã góp phần tiếp thêm sức mạnh cho nó.
Ảnh: Matheus Ferrero
Có một người phụ nữ đã phụng sự tôi bằng cả cái tâm. Cô ấy chắc hẳn cũng không biết mình đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào. Tôi không biết họ của cô ấy, và cô ấy hẳn cũng đã quên tên tôi từ lâu.
Năm hai mươi chín tuổi, vì căn bệnh viêm ruột Crohn, tôi đã phải cắt bỏ hầu hết ruột của mình và phải sử dụng hậu môn nhân tạo. Một cái lỗ được mở trên bụng tôi. Đính vào đó là một chiếc túi nhựa có thể tháo rời và thay thế vài ngày một lần. Đây không phải là chuyện dễ chấp nhận với một cô gái trẻ và tôi cũng không chắc liệu mình có thể vượt qua tất cả hay không. Cuộc phẫu thuật đã cứu sống tôi, nhưng chiếc túi cùng với sự thay đổi lớn bên trong cơ thể khiến tôi cảm thấy khác biệt một cách tuyệt vọng và sẽ mãi mãi đứng ngoài thế giới của sự nữ tính và thanh lịch.
Những ngày đầu, khi chưa thể tự thay túi, tôi phải nhờ tới sự trợ giúp của các y tá trị liệu đường ruột. Những chuyên viên áo trắng này là những phụ nữ sàng sàng tuổi tôi. Họ thường bước vào phòng bệnh, đeo tạp dề, mang khẩu trang và găng tay rồi tháo và thay hệ thống túi nhân tạo của tôi. Khi xong việc, họ sẽ tháo hết đồ bảo hộ và rửa tay thật kỹ. Những thao tác tỉ mỉ của họ càng khiến tôi cảm thấy khó khăn hơn. Tôi cảm thấy xấu hổ.
Một ngày nọ, một người phụ nữ tôi chưa từng gặp bước vào phòng để thay túi. Trời đã tối và thay cho chiếc áo khoác trắng, cô mặc đầm lụa, mang giày cao gót và quần tất. Trông cô như sắp ra ngoài ăn tối với một ai đó. Cô thân thiện giới thiệu tên mình và hỏi liệu tôi có muốn thay hệ thống túi nhân tạo của mình không. Khi tôi gật đầu đồng ý, cô kéo chăn của tôi xuống, lấy một chiếc túi mới, tháo túi cũ và thay túi mới một cách thật gọn gàng và tự nhiên mà không cần dùng đến găng tay. Tôi nhớ mình đã quan sát tay của cô ấy. Cô đã rửa tay thật sạch trước khi hỗ trợ tôi. Bàn tay của cô rất mềm mại, dịu dàng và được chăm chút kỹ càng. Móng tay của cô được sơn màu hồng nhạt và trên những ngón tay là những chiếc nhẫn vàng nhỏ xinh.
Ban đầu, tôi rất ngạc nhiên trước sự phá vỡ tác phong chuyên nghiệp này. Nhưng khi cô cười và trò chuyện với tôi một cách thật tự nhiên, không khách khí, tôi bỗng cảm thấy một nguồn sức mạnh lớn lao khởi lên từ sâu thẳm bên trong mình, và tôi biết chắc rằng mình có thể làm được. Tôi có thể vượt qua. Mọi việc rồi sẽ ổn.
Tôi đồ rằng cô không bao giờ biết việc cô sẵn sàng chạm vào tôi một cách thật điềm nhiên có ý nghĩa thế nào với tôi. Trong mười phút ngắn ngủi, cô không chỉ chăm sóc cho tôi, mà còn chữa lành tâm hồn tôi. Những điều chuyên nghiệp nhất không phải lúc nào cũng là những điều chăm sóc và tiếp sức tốt nhất cho sự toàn vẹn bên trong tâm hồn người khác. Sửa chữa và giúp đỡ tạo nên khoảng cách giữa người với người và là một trải nghiệm của sự khác biệt. Chúng ta không thể phụng sự từ xa. Chúng ta chỉ có thể phụng sự những gì mà bản thân có kết nối mạnh mẽ và sẵn lòng chạm đến. Sửa chữa và giúp đỡ là những cách để giải quyết vấn đề của sự sống. Chúng ta phụng sự sự sống không phải vì sự sống có vấn đề, mà vì sự sống là thiêng liêng.
Chúng ta phụng sự sự sống không phải vì sự sống có vấn đề, mà vì sự sống là thiêng liêng.
Ảnh: Shane Rounce
Phụng sự đòi hỏi ta phải nhìn nhận lòng nhân ái mạnh mẽ hơn kiến thức và chuyên môn. Trong bốn mươi lăm năm chung sống với chứng bệnh mãn tính, tôi đã được rất nhiều người giúp đỡ và sửa chữa, hầu hết không hề nhìn nhận sự toàn vẹn, đủ đầy bên trong tôi. Những nỗ lực sửa chữa và giúp đỡ đó đã khiến tôi mất mát và tổn thương ở những khía cạnh khác nhau. Chỉ có phụng sự có khả năng chữa lành.
Phụng sự không mang đến trải nghiệm của sức mạnh hay chuyên môn; phụng sự mang đến trải nghiệm của sự kì diệu, đầu hàng và kính phục. Người giúp đỡ và sửa chữa cảm nhận một mối quan hệ cho và nhận. Người phụng sự đôi lúc sẽ trải nghiệm cảm giác mình đang được một thế lực lớn lao, bí ẩn dẫn dắt. Khi phụng sự, ta đánh đổi cảm giác thắng thế để lấy sự kỳ diệu và, trong quá trình ấy, chuyển hóa công việc lẫn cuộc sống của mình thành một hành trình tu tập.
VỀ TÁC GIẢ
Bác sĩ Rachel Naomi Remen là Giáo sư Lâm sàng lĩnh vực Gia đình và Cộng đồng thuộc khoa Y đại học California San Francisco (UCSF). Bà là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giáo dục Y học và Y dược dựa trên Kết nối (Relationship Centered Medicine and Medical Education). Môn học nền tảng cho sinh viên y khoa “Nghệ thuật Chữa lành” do bà soạn thảo đang được giảng dạy ở hơn nửa số trường y tại Mỹ và 7 quốc gia trên thế giới. Hai quyển sách của bà “Kitchen Table Wisdom” (tạm dịch: “Triết lý bên bàn ăn”) và “My Grandfather’s Blessings” (tạm dịch: “Lời chúc phúc của ông tôi”) đã được dịch ra 23 thứ tiếng. Chương trình đào tạo của bà (RISHI) luôn nhắc nhở các y bác sĩ và sinh viên việc chữa bệnh vốn dĩ là một cử chỉ của tình yêu thương.
Giúp đỡ, sửa chữa và phụng sự là ba cách nhìn nhận sự sống hoàn toàn khác nhau. Khi giúp đỡ, bạn xem sự sống là yếu ớt. Khi sửa chữa, bạn xem sự sống là đổ vỡ. Khi phụng sự, bạn xem sự sống là tròn vẹn, đủ đầy. Giúp đỡ và sửa chữa là việc của cái tôi, phụng sự là việc của trái tim.
Phụng sự được xây dựng dựa trên nền tảng: bản chất của sự sống là thiêng liêng và cuộc sống là một điều kỳ diệu ẩn chứa một sứ mệnh chưa được tiết lộ. Khi phụng sự, ta biết rằng mình là một phần của sự sống và sứ mệnh đó. Đứng từ góc nhìn của phụng sự, chúng ta đều gắn kết với nhau: mọi khổ đau đều là khổ đau của tôi và mọi niềm vui cũng là niềm vui của tôi. Từ đó, thôi thúc phụng sự dâng trào một cách tự nhiên.
Ảnh: Tim Marshall
Phụng sự khác với giúp đỡ. Giúp đỡ không phải là một mối quan hệ ngang hàng. Người giúp đỡ có thể xem người được giúp là kẻ yếu hơn, thiếu thốn hơn và mọi người thường cảm nhận được sự bất bình đẳng này. Điều nguy hiểm của giúp đỡ là chúng ta có thể vô tình lấy đi của người khác nhiều hơn tất cả những gì ta có thể trao cho họ; ta có thể làm tổn thương lòng tự trọng, giá trị cá nhân, lòng chính trực hay thậm chí là sự toàn vẹn của một con người.
Khi giúp đỡ, ta ý thức rất rõ thế mạnh của mình. Nhưng khi phụng sự, ta không chỉ phụng sự với thế mạnh của mình; ta phụng sự với tất cả những gì thuộc về mình và những gì mình đã trải qua. Hạn chế của chúng ta phụng sự, những vết thương của chúng ta phụng sự, ngay cả những mảng tối của chúng ta cũng có thể phụng sự. Nỗi đau của tôi là khởi nguồn của lòng trắc ẩn trong tôi; tổn thương của tôi là chìa khóa mở cánh cửa của sự thấu cảm.
Phụng sự giúp ta cảm nhận rõ ràng hơn sự toàn vẹn của chính mình và sức mạnh của nó. Sự toàn vẹn trong ta phụng sự sự toàn vẹn của mỗi cá thể và sự toàn vẹn của sự sống. Sự toàn vẹn trong bạn giống như sự toàn vẹn trong tôi. Phụng sự là một mối quan hệ bình đẳng: công việc phụng sự không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, mà còn cho chính bản thân ta. Sửa chữa và giúp đỡ làm ta mệt mỏi, và qua thời gian có thể khiến chúng ta kiệt sức, nhưng phụng sự là một nguồn năng lượng tự tái tạo. Khi ta phụng sự, công việc của chúng ta sẽ hồi sinh chính chúng ta. Giúp đỡ có thể mang đến cho ta sự hài lòng; phụng sự mang đến cho ta lòng biết ơn.
Harry, một bác sĩ cấp cứu, đã kể lại cách anh khám phá ra điều này. Một đêm nọ, khi anh đang trực ở phòng cấp cứu thì một người phụ nữ đang chuyển dạ được đưa vào. Sau khi thăm khám, Harry biết rằng bác sĩ sản khoa của bệnh nhân sẽ không đến kịp và anh sẽ phải là người đỡ đẻ cho cô ấy. Harry thích thử thách chuyên môn của công việc này và rất vui được hỗ trợ cho bệnh nhân. Kíp trực nhanh chóng bắt tay vào việc. Một y tá khẩn trương chuẩn bị dụng cụ trong lúc hai người khác đứng ở hai bên Harry, vừa nâng chân người phụ nữ trên vai vừa không ngừng trấn an cô. Đứa bé chào đời gần như ngay lập tức.
Trong lúc đứa trẻ vẫn còn nối với mẹ mình, Harry nhẹ nhàng ẵm đứa bé trên tay. Vừa nâng đầu bé bằng tay trái, anh vừa lấy bóng hút đờm để làm sạch khoang miệng và mũi cho bé. Bỗng nhiên, đứa trẻ mở mắt và nhìn thẳng vào mắt anh. Trong khoảnh khắc ấy, Harry bỏ lại tất cả những gì mình đã học và nhận ra một điều vô cùng đơn giản: anh là người đầu tiên đứa trẻ trên tay anh nhìn thấy. Anh nhận thấy trái tim mình rộn vang lòng hân hoan chào đón bé từ tất cả mọi người ở khắp mọi nơi, và nước mắt anh trào dâng.
Harry đã đỡ đẻ cho hàng trăm đứa trẻ và luôn tận hưởng cảm giác phấn khích của việc đưa ra những quyết định tức thời và thách thức bản lĩnh của chính mình. Nhưng anh chưa bao giờ để bản thân trải nghiệm ý nghĩa của công việc này hay nhận ra mình đang phụng sự với chuyên môn của mình. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bao hoài nghi, mỏi mệt chất chứa suốt bao năm như tan biến đi mất và anh chợt nhớ lại lý do mình lựa chọn công việc này. Mọi nhọc nhằn, hy sinh bỗng chốc trở nên thật xứng đáng.
Xét theo một góc độ nào đó, anh cảm thấy đây chính là đứa bé đầu tiên mình đỡ đẻ. Trong quá khứ, anh chỉ bận tâm công tác chuyên môn – phân tích tình huống, đáp ứng nhu cầu, giải quyết những mối đe dọa. Anh đã đến phòng sinh rất nhiều lần với tư cách là một chuyên gia, nhưng chưa từng ở đó với tư cách một con người. Anh tự hỏi mình đã lướt qua biết bao nhiêu cơ hội kết nối với sự sống. Chắc hẳn là rất nhiều.
Qua câu chuyện của mình, Harry nhận ra sự khác biệt giữa phụng sự và sửa chữa. Khi sửa chữa, ta nhìn người khác như một thực thể không lành lặn, và phản hồi bằng cách dựa vào chuyên môn của mình. Người sửa chữa tin tưởng vào chuyên môn nhưng có thể không thấy được sự đủ đầy trong mỗi con người hay tin vào tính toàn vẹn của sự sống bên trong họ. Khi phụng sự, ta nhìn thấy và tin tưởng vào sự toàn vẹn này. Ta phản hồi và hợp tác với nó. Khi ta nhìn thấy sự toàn vẹn bên trong người khác, ta đã góp phần tiếp thêm sức mạnh cho nó. Từ đó, họ có thể cảm nhận được sự toàn vẹn của bản thân, rất có thể là lần đầu tiên trong đời.
Ảnh: Matheus Ferrero
Có một người phụ nữ đã phụng sự tôi bằng cả cái tâm. Cô ấy chắc hẳn cũng không biết mình đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào. Tôi không biết họ của cô ấy, và cô ấy hẳn cũng đã quên tên tôi từ lâu.
Năm hai mươi chín tuổi, vì căn bệnh viêm ruột Crohn, tôi đã phải cắt bỏ hầu hết ruột của mình và phải sử dụng hậu môn nhân tạo. Một cái lỗ được mở trên bụng tôi. Đính vào đó là một chiếc túi nhựa có thể tháo rời và thay thế vài ngày một lần. Đây không phải là chuyện dễ chấp nhận với một cô gái trẻ và tôi cũng không chắc liệu mình có thể vượt qua tất cả hay không. Cuộc phẫu thuật đã cứu sống tôi, nhưng chiếc túi cùng với sự thay đổi lớn bên trong cơ thể khiến tôi cảm thấy khác biệt một cách tuyệt vọng và sẽ mãi mãi đứng ngoài thế giới của sự nữ tính và thanh lịch.
Những ngày đầu, khi chưa thể tự thay túi, tôi phải nhờ tới sự trợ giúp của các y tá trị liệu đường ruột. Những chuyên viên áo trắng này là những phụ nữ sàng sàng tuổi tôi. Họ thường bước vào phòng bệnh, đeo tạp dề, mang khẩu trang và găng tay rồi tháo và thay hệ thống túi nhân tạo của tôi. Khi xong việc, họ sẽ tháo hết đồ bảo hộ và rửa tay thật kỹ. Những thao tác tỉ mỉ của họ càng khiến tôi cảm thấy khó khăn hơn. Tôi cảm thấy xấu hổ.
Một ngày nọ, một người phụ nữ tôi chưa từng gặp bước vào phòng để thay túi. Trời đã tối và thay cho chiếc áo khoác trắng, cô mặc đầm lụa, mang giày cao gót và quần tất. Trông cô như sắp ra ngoài ăn tối với một ai đó. Cô thân thiện giới thiệu tên mình và hỏi liệu tôi có muốn thay hệ thống túi nhân tạo của mình không. Khi tôi gật đầu đồng ý, cô kéo chăn của tôi xuống, lấy một chiếc túi mới, tháo túi cũ và thay túi mới một cách thật gọn gàng và tự nhiên mà không cần dùng đến găng tay. Tôi nhớ mình đã quan sát tay của cô ấy. Cô đã rửa tay thật sạch trước khi hỗ trợ tôi. Bàn tay của cô rất mềm mại, dịu dàng và được chăm chút kỹ càng. Móng tay của cô được sơn màu hồng nhạt và trên những ngón tay là những chiếc nhẫn vàng nhỏ xinh.
Ban đầu, tôi rất ngạc nhiên trước sự phá vỡ tác phong chuyên nghiệp này. Nhưng khi cô cười và trò chuyện với tôi một cách thật tự nhiên, không khách khí, tôi bỗng cảm thấy một nguồn sức mạnh lớn lao khởi lên từ sâu thẳm bên trong mình, và tôi biết chắc rằng mình có thể làm được. Tôi có thể vượt qua. Mọi việc rồi sẽ ổn.
Tôi đồ rằng cô không bao giờ biết việc cô sẵn sàng chạm vào tôi một cách thật điềm nhiên có ý nghĩa thế nào với tôi. Trong mười phút ngắn ngủi, cô không chỉ chăm sóc cho tôi, mà còn chữa lành tâm hồn tôi. Những điều chuyên nghiệp nhất không phải lúc nào cũng là những điều chăm sóc và tiếp sức tốt nhất cho sự toàn vẹn bên trong tâm hồn người khác. Sửa chữa và giúp đỡ tạo nên khoảng cách giữa người với người và là một trải nghiệm của sự khác biệt. Chúng ta không thể phụng sự từ xa. Chúng ta chỉ có thể phụng sự những gì mà bản thân có kết nối mạnh mẽ và sẵn lòng chạm đến. Sửa chữa và giúp đỡ là những cách để giải quyết vấn đề của sự sống. Chúng ta phụng sự sự sống không phải vì sự sống có vấn đề, mà vì sự sống là thiêng liêng.
Ảnh: Shane Rounce
Phụng sự đòi hỏi ta phải nhìn nhận lòng nhân ái mạnh mẽ hơn kiến thức và chuyên môn. Trong bốn mươi lăm năm chung sống với chứng bệnh mãn tính, tôi đã được rất nhiều người giúp đỡ và sửa chữa, hầu hết không hề nhìn nhận sự toàn vẹn, đủ đầy bên trong tôi. Những nỗ lực sửa chữa và giúp đỡ đó đã khiến tôi mất mát và tổn thương ở những khía cạnh khác nhau. Chỉ có phụng sự có khả năng chữa lành.
Phụng sự không mang đến trải nghiệm của sức mạnh hay chuyên môn; phụng sự mang đến trải nghiệm của sự kì diệu, đầu hàng và kính phục. Người giúp đỡ và sửa chữa cảm nhận một mối quan hệ cho và nhận. Người phụng sự đôi lúc sẽ trải nghiệm cảm giác mình đang được một thế lực lớn lao, bí ẩn dẫn dắt. Khi phụng sự, ta đánh đổi cảm giác thắng thế để lấy sự kỳ diệu và, trong quá trình ấy, chuyển hóa công việc lẫn cuộc sống của mình thành một hành trình tu tập.
VỀ TÁC GIẢ
Bác sĩ Rachel Naomi Remen là Giáo sư Lâm sàng lĩnh vực Gia đình và Cộng đồng thuộc khoa Y đại học California San Francisco (UCSF). Bà là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giáo dục Y học và Y dược dựa trên Kết nối (Relationship Centered Medicine and Medical Education). Môn học nền tảng cho sinh viên y khoa “Nghệ thuật Chữa lành” do bà soạn thảo đang được giảng dạy ở hơn nửa số trường y tại Mỹ và 7 quốc gia trên thế giới. Hai quyển sách của bà “Kitchen Table Wisdom” (tạm dịch: “Triết lý bên bàn ăn”) và “My Grandfather’s Blessings” (tạm dịch: “Lời chúc phúc của ông tôi”) đã được dịch ra 23 thứ tiếng. Chương trình đào tạo của bà (RISHI) luôn nhắc nhở các y bác sĩ và sinh viên việc chữa bệnh vốn dĩ là một cử chỉ của tình yêu thương.